AI LÀ ỨNG VIÊN NOBEL?

Hôm qua, nhà văn Nguyễn Quang Thiều có tút: “Nhà văn Việt Nam nào sẽ trở thành ứng cử viên giải Nobel?”, thu hút nhiều bình luận.

14 năm trước, Vietnamnet (10-10-2008) làm cuộc phỏng vấn, và tôi đã phân tích rốt ráo trong “Giải Nobel cho văn chương Việt, tại sao chưa?”, tiểu luận này được in lại trong cuốn Song thoại với cái mới-2008.

Sau đó là “Thư cho Thùy Linh về Giải Nobel cho văn chương Việt”, Inrasara.com, 4-4-2009. Và mới nhất là tiểu luận “Nguyễn Huy Thiệp chưa thể với tới Nobel, tại sao?” đăng báo Văn nghệ TPHCM, 17-3-2022.

Continue reading

Chuyện thơ-4. TỪ VĂN BẢN NHÀ THƠ ĐẾN VĂN BẢN THƠ

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa, và truyền lửa”.

Tại lớp Chuyên Văn Trường Phan Bội Châu – Vinh, 2-11-2019, 40 phút thuyết và non tiếng rưỡi ‘tìm học’, nẩy sinh hơn 20 câu hỏi. Đâu là quan niệm sáng tạo của Inrasara, hay tại sao gọi nhà văn là “kẻ bị đẩy xuống tàu”, đặc điểm chính của hậu hiện đại là gì, khác biệt về ngôn ngữ ở thơ đương đại, hoặc tại sao thơ hiện đại khó hiểu, cạnh đó tôi còn được đề nghị đọc ba bài thơ tiêu biểu nhất nữa…

Continue reading

VĂN CHƯƠNG TAN RÃ-02

[hồi đáp 5 câu hỏi được gợi hứng từ Vanviet]

1. Từ cuốc bộ đến đi xe đạp, từ chạy xe máy đến đu máy bay, từ máy bay siêu thanh đến phi thuyền không gian, tiến bộ về khoa học kĩ thuật thì có tiến bộ – nhanh, mạnh và vững chắc nữa là khác, chớ nhân loại muôn đời vẫn đối mặt với bao vấn đề cũ. Đói no, dịch bệnh, yêu và ghét, chiến tranh và hòa bình, sống và chết. Vẫn bấy nhiêu ám ảnh đó, lặp đi lặp lại đến muôn năm.

Bề mặt có thể thay hình đổi dạng, ở nền móng, nó vẫn thế. Bất cứ thời nào ở cộng đồng dân tộc nào trong bất kì không gian văn hóa nào.

Continue reading

Phê bình-42. NỖI HÚY KỊ, SỰ LÀM THƠ & CON C-ỨNG!

Tiểu luận “Thơ như là con c-ứng” [từ đây để làm vừa lòng bộ phận nhà văn có đạo đức, tôi tạm viết tắt như thế] tạo dư luận thuận và nghịch. Không kể cánh “kị húy” chống nó, ngay các bạn ủng hộ tôi, cũng có vài ngộ nhận nhỏ. 

Cần có vài giải minh như sau:

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa” – tôi hay tuyên thế.

Ở các buổi nói chuyện với sinh viên hay học sinh Trung học cuối cấp, tôi ưa dẫn “Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu”, và đưa ra hàng loạt tên tuổi ngoài kia “làm nên lịch sử”, ở mọi lĩnh vực. Trong đó có người còn ở tuổi vị thành niên: Arthur Rimbaud, Greta Thunberg, Hoàng Chí Phong, Mavivo Sinan, và cả Chế Lan Viên của Việt Nam nữa. Mục đích khích lệ, và cả khích tướng các bạn.

Continue reading

Phê bình-41. MIỀN NAM & HIỆN TƯỢNG CHỮ NGHĨA

Trịnh Công Sơn thiên tài, nhưng không là hiện tượng. Phạm Duy vĩ đại, cũng không là hiện tượng. Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, và sau này – Nguyễn Nhật Ánh, là hiện tượng.

Hiện tượng phải là con người với lối “sống” kì dị, tài năng và có sức cuốn hút lớn, xuất hiện như một bột phá và kéo dài, tạo ảnh hưởng về hướng mở, hướng tự do.

Nguyễn Hiến Lê – một hiện tượng học giả.

Continue reading

THƠ NHƯ LÀ CON CẶC NỨNG

Đó là bắt chước Nguyễn Quốc Chánh trích dẫn Derrida: “Nghệ thuật là một con cặc nứng”. Không chơi cũng chẳng đùa, mà thật. Với sáng tạo nghệ thuật, “một ngày 33 bài thơ” (Bùi Chát) hay “nhị cú tam niên đắc” (Giả Đảo) là chuyện thường. Không nứng thì chịu, nằn nì sao nó cũng không thể cựa quậy, còn xài tới Viagra thì đó đã là thứ thơ nhân [giả] tạo mất rồi.

Thơ trẻ hôm nay thiếu gì? Thiếu trường, nhóm thơ, thiếu ý niệm thơ mang tính “tàn phá”, từ đó thiếu chùm khuôn mặt khả thể tạo nên cuộc cách mạng.

1. Thiếu trường, nhóm thơ

Một cuộc cách mạng văn chương cần hội đủ bốn yếu tố. Trước hết, họ là người viết cùng thời, cùng quan điểm sáng tạo có khả năng dựng nên một trường thơ (như Trường Thơ Loạn đất Bình Định thời Tiền chiến); tiếp tới: họ biết lập ngôn cho hệ mĩ học sáng tạo của nhóm, của phong trào mình; thứ ba, nhóm thơ ấy có được diễn đàn độc lập; cuối cùng: cần lớp độc giả có tinh thần và tri thức sẵn sàng đón nhận tác phẩm của họ.

Continue reading

Tiêu điểm-4. THIẾU CÔ ĐƠN, NHÀ PHÊ BÌNH LÂM BỆNH

Người đời sợ bị chê. Hàm ơn người ta dài dài, bị chê một miếng thôi đã thù hết đàng gỡ; tôi thì khác: rất mong được chê!

Đại bộ phận sinh linh Cham [cả Việt] ưa nỗi bầy đàn, khen chê hùa theo số đông, và rất ngán ai nói ý khác mình; trong khi dân Do Thái khuyến khích sự bày tỏ chính kiến KHÁC. Từ sinh hoạt nhóm nhỏ đến tố chức lớn, 9 người khẳng định “chân lí” thì thế nào cũng nẩy ra 1 kẻ nói ngược lại. Chúa dạy rằng trái đất vuông, tôi kêu nó tròn; 99% lắc đầu là không thể phục hồi quốc gia Do Thái, tôi nói có thể.

Continue reading

Thơ & thơ Việt. THI SĨ TRÊN MÂY MÙ

Là thi sĩ nghĩa là ru vơi gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” – Xuân Diệu.

Mơ mộng, mộng tưởng, tưởng tượng và liên tưởng là căn tính của thi sĩ. Chả có gì đáng nói. Phiền là, có kẻ thi sĩ mong được thiên hạ nhìn thấy mình đang mơ mộng, chiêm ngưỡng mình đang mơ theo trăng – để được gán nhãn hiệu là nòi thi sĩ chính hiệu con nai vàng!

Continue reading

HẬU HIỆN ĐẠI LÀ HẬU HIỆN ĐẠI LÀ…

Hậu hiện đại là hậu hiện đại là hậu hiện đại…

Khi còn cả tin lí tính là phương tiện duy nhất chiếm lĩnh Sự thật tuyệt đối, còn mê tín lí trí có thể giải quyết mọi chuyện trên đời, là ta chưa hậu hiện đại.

Khi còn nuôi bao nhiêu là nỗi duy: duy tâm với duy vật, duy linh hay duy lí, duy cảm, duy danh, duy mĩ… là ta còn xa lạ với hậu hiện đại.

Khi còn mang tâm phân biệt ngoại vi với trung tâm, dân tộc thiểu số với đa số, da trắng hay da màu, nam và nữ, trung ương và địa phương, chính thống với phi chính thống, là ta còn nằm ngoài tầm với hậu hiện đại.

Continue reading

H[ậu h]iện đại Việt-24. TẠI SAO PHẢI HẬU HIỆN ĐẠI?

Thông minh có nhiều loài khác nhau, tôi đã bàn qua, miễn lặp lại.

[1] Hồi lớp Nhì, thầy Sắng cho bài làm, giờ ra chơi thầy khoe: Trong lúc các em làm toán, thầy cũng xong cái này, và đọc bài thơ 8 chữ 5 khổ. 7 năm sau gặp tại nhà chị Sĩ ở Phan Rang, tôi đọc cho thầy nghe, thầy há hốc mồm:

– Tao còn không nhớ mình có bài thơ đó nữa là.

Khi ấy thầy đọc qua một lần, tôi thuộc. Ngược lại bạn học tôi dù khá thông minh, đã tự nhận cả đời không thuộc nổi bài thơ một trang vở.

Continue reading