Chuyện thơ-7. CÃI NHAU VỚI CÁI BÓNG CỦA MÌNH

“Tôi viết, là để cãi nhau với cái bóng của mình”, câu thơ trong Lễ Tẩy trần tháng Tư được Nguyễn Vĩnh Nguyên dùng đặt cho tít bài viết về tôi: “Inrasara cãi nhau với bóng mình”, đăng tạp chí Kiến thức Ngày nay, số 443, 2003.

Câu chuyện.

Năm 2006, Hội Văn học – nghệ thuật Vĩnh Long mời ba ông đi “tập huấn” lớp bồi dưỡng sáng tác. Giáo sư Văn ở Đại học KHXN&NV – TPHCM, Nhật Chiêu và tôi. Mỗi ông một buổi.

Ba ông ba tính cách.

Continue reading

Chuyện thơ-3. TỪ TÌNH CHÂN THẬT ĐẾN THƠ TÌNH RẺ TIỀN

[hay. Nguyên Sa đã niêm hoa vi tiếu như thế nào?]

Thi sĩ khó tránh lụy tình, lụy tình và làm thơ tình.

Thơ đầy tâm trạng, càng chân thành càng tốt, chuyện tình càng đẹp càng đau càng thật, thơ càng hay – ta ưa nghĩ thế. Có thế đâu!

André Gide: Với tình cảm đẹp, chúng ta chỉ làm ra thứ văn chương rẻ tiền. Loài thơ ấy, kẻ si tình làm xong nên chép tặng riêng người yêu, hay đến trước cổng nhà nàng mà đọc qua cửa sổ, mới hi vọng được nàng hồi đáp.

Continue reading

Chuyện thơ-2. SAO GỌI LÀ TRUYỀN ĐẠO THƠ?

Từ mùa xuân 2017, “một ngày biếc thị thành ta rời bỏ” (thơ Chế Lan Viên) về quê nhà, để nhập cuộc Cham sâu hơn, tôi nguyện làm luận sư “Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahier Awal”.

Ở đó khác với vài “trí thức” ưa tranh hơn các vị chức sắc, tôi – lắng nghe và thấu hiểu, hỗ trợ giải minh bề tối, chiều sâu cùng mặt trái của AGAL, DANAK, để hoàn chỉnh công cuộc san định Kinh sách Cham, văn bản lá buông có mặt từ hơn 3 thế kỉ trước.

Sau hơn 5 năm khiêm cung và miệt mài, tôi đã làm được. 

Continue reading

Chuyện thơ-1. THẾ NÀO LÀ NHÌN TOÀN CẢNH THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI?

Tại sao phải nhìn toàn cảnh?

Nhìn toàn cảnh, ta tránh bất công với một tài năng; tránh cho độc giả thiệt thòi không tiếp cận được tác phẩm hay, và nhất là thiệt hại với một nền văn học.

 +

Thói tật không biết mà nói, không hiểu mà phán, tôi đã vài lần luận qua, miễn lặp lại. Để cắt đuôi nỗi ấy, đặt vấn đề nhìn toàn cảnh một sự thể nào đó, là điều cần thiết. Đâu là toàn cảnh thơ Việt đương đại? Chú ý, thơ Việt chứ không phải thơ Việt Nam.

Thử kê 3 DÒNG lớn: Thơ truyền thống, Thơ cách tân các loại và Thơ phiêu lưu khai phá. Riêng dòng thứ ba, có: Thơ hậu hiện đại, Thơ Tân hình thức, Thơ nữ quyền, Thơ trẻ Cham, Thơ trình diễn, Thơ phản tỉnh và phản kháng.

Continue reading

Y PHƯƠNG, NGƯỜI ĐÀN ÔNG LÀNG HIẾU LỄ ĐÃ CHÁY, NHƯ THẾ!

Y PHƯƠNG

Họ và tên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày.

Sinh ngày 24-12-1948

Quê quán ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh – Cao Bằng

Tác phẩm

Tiếng hát tháng Giêng, Sở VHTT Cao Bằng, 1986

Lửa hồng một góc, NXB Tác phẩm mới, 1987

Lời chúc, NXB Văn hóa Dân tộc, 1991

Đàn then, NXB Tác phẩm mới, 1996

Chín tháng (trường ca), NXB Quân đội Nhân dân, 1998

Thơ Y Phương, NXB Hội Nhà văn, 2002

Thất tàng lồm (song ngữ Tày – Việt), 2006

Tháng Giêng một vòng dao quắm (tản văn), 2009

Đò trăng (trường ca), 2009

Continue reading

LÁT CẮT CHÂN DUNG THI SĨ QUA LỤC BÁT

[cảm nhận về tuyển Chân dung thi sĩ nhiều tác giả]

8 năm qua, tôi không còn viết giới thiệu tác giả tác phẩm hay trào lưu thơ nữa, dù đã đọc được không ít tập thơ xứng đáng cho vào hồ sơ, có nguyên do chánh đáng của nó.

Giai đoạn-1 “Phê bình Lập biên bản” đã qua,

giai đoạn-2 “Hồ sơ Biên bản so sánh” đã hết,

giai đoạn-3: “Phê bình khai phóng” vừa khởi động với “Giải thưởng nào cho Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng của Ngô Thế Vinh” thì tắt, chưa thể nổ máy lại.

Continue reading

Inrasara: Nói chuyện ở Hội VHNT Tuyên Quang, 19&19-8-2022

Ngày 1. Sáng: CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Tìm trào lưu thơ Việt ở đâu?

Nếu không có thơ cách tân, không có tân hình thức, hậu hiện đại, văn chương mạng, thơ trình diễn… không biết chúng ta hình dung thơ Việt hôm nay ra sao nữa.

Vậy mà chúng cứ bị kì thị, bị đẩy ra ngoài lề, nghĩa là phía chính thống ít/ không chấp nhận chúng, luận bàn về chúng – ngoại trừ thơ cách tân.

Toàn cầu hóa và phương tiện internet cho ta cái nhìn khác.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-17. LÀM SAO CHỮA LÀNH?

“Tôi đâu dám mỉa làng tôi nhỉ!” – Tú Xương.

Tút “con bệnh nói càn” đăng lên, Hậu Hc Nguyễn comment: “Mắt có vấn đề thì mở cửa cũng như không thôi”. Cận, viễn thị hay mù màu là có vấn đề về mắt, chứ tôi biết có nhiều nhà không chịu mở mắt. Cũng không thèm đến bác sĩ nữa!

Chuyện ngụ ngôn về bốn đứa cún Ba Lan vừa nhắm mắt chào đời đã là cộng sản, người thiên hạ nghe rồi, miễn kể lại. Nhắc, để biết nhiều nhà văn Việt Nam rất lạ, dù đất nước có mở cửa tới đâu, đôi mắt kia vẫn hạ quyết tâm không mở! Nghĩa là không muốn khỏi bệnh, cố thủ trong lô-cốt, quyết ngồi lại ao nhà, mặc ngoài kia nhân loại đi tới đâu thì tới.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-16. TÔI CÓ BỆNH GÌ?

Ở tút “Tôi đã đụng ai?”, bạn facebook Hà Huy Hoàng “cho em hỏi thật: Có khi nào Thi sĩ Sara nghiêm khắc tự soi lại bản thân mình không ạ? Cái gì được nhất của Anh và điểm gì chưa được ạ?”

Tôi nói, đã từng soi và bày ra bát ngát. Serie “Đắc đạo Cham, tôi làm gì?” 32 bài, còn serie “Tôi” có tới 131 bài! Và nhiều nơi chốn khác…

Không trang viết nào của tôi không có dấu vết tôi trong đó. Tôi cuộc người và tôi nỗi Cham, tôi sáng tác và tôi nghiên cứu, tôi sự việc và tôi suy tưởng, vân vân. Tôi lập hồ sơ Cham, hồ sơ tôi cùng bạn văn các nơi, và cả hồ sơ vô số sự vụ.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-15. MỘT TẤC ĐẾN GIỜI

Chưa nói vươn ra thế giới, ngay sinh hoạt nội bộ Hợp tác xã văn học Việt Nam cùng tiếng Việt ta với ta thôi mà không ít nhà văn đút túi thẻ Hội viên Hội Nhà văn cứ mù mịt, ta vẫn chưa biết nhau đã và đang làm gì.

Mù mịt thì chả chết ai. Bởi có sinh linh nào ra đời đã biết, trong khi cái biết thì mênh mông thiên địa, cá nhân nào đó nếu có biết rành rọt câu chuyện đáy giếng ta cũng đã ngon rồi. Tội là không biết, ta lại ưa nổ.

Chuyện lục bát hóa thơ mình [hay Việt hóa thơ của người khác] chẳng hạn.

Tháng 9-1996, ĐKh kết bài thơ “Tôi thích ngồi sau em trên yên xe”:

Continue reading