Thơ của bạn thơ-71. VÀI CÂU HỎI MANG TÍNH GIẢI ĐỊNH KIẾN

[ý chính tham luận tại Nha Trang, 6-10-2024]

Như thói quen, ở đây tôi nói chứ không đọc tham luận – đúng 8phút. Và do phát biểu trên diễn đàn, tôi cũng cho khiếm danh các đối tượng.

1. Giải định kiến-1. Hiện đại thì không bản sắc

Tôi dẫn nhà thơ Lò Ngân Sủn khi anh bàn về Tháp nắng. Câu hỏi:

– Anh chưa biết văn học Cham thế nào, thì làm sao biết thơ Inrasara thiếu bản sắc Cham?

– Nữa, khi đã hiện đại, nhà thơ phải đánh mất bản sắc sao?

Continue reading

Thơ của bạn thơ-50. BIỆN SĨ THƠ

[hay. Tôi đã đấu như thế nào?]

Bỏ qua mấy thị phi là chuyện ngoài lề, có nói cũng là nói cho vui. Còn thì, từ khi hành cước qua cánh đồng chữ nghĩa Việt Nam, với tư cách biện sĩ – tôi nhấn về sai lầm chuyên môn, các sai lầm lặp đi lặp lại làm vẩn đục khí quyển văn chương. Là chuyện không thể không nói.

22 năm hành cước thơ, tôi dự nhiều cuộc “đấu” mà tôi gọi là “đính chính”, “minh định”, “giải minh”. Tạm nêu 5 trong các điển hình:

[1] Ngay ở phương Tây, nơi Hậu hiện đại sinh ra, họ không còn bàn đến nữa, hoặc chỉ nói đến như thứ đã bị nhét vào sọt rác của lịch sử.

Continue reading

Thơ của bạn thơ-49. HÀNH CƯỚC THƠ

Tôi đọc mọi loài thơ, từ thơ câu lạc bộ “vui là chính” đến thơ cách tân cao đạo, cả các dòng ngoại vi: Thơ miền Nam trước 1975, thơ in ngoài luồng, thơ Việt hải ngoại, thơ các tác giả DTTS hay dân tỉnh lẻ, thơ đăng mạng…

[1] Lên đường làm cuộc hành cước – từ câu lạc bộ đến hội chuyên nghiệp, từ lớp chuyên văn Trung học đến Đại học, từ nhóm bạn nhỏ đến tổ chức lớn, từ trong đến ngoài nước. Trăm cuộc cả thảy, 10 chủ đề chính:

Continue reading

Thơ của bạn thơ-48. ĐẠO SĨ THƠ-1

Tôi gọi Minh Tuệ là “đạo sĩ” [không phải Đạo sĩ], kẻ đi trên còn đường tìm ĐẠO. Thấy rồi mới tìm, khi TÌM THẤY, thì hành ĐẠO. Ông có đạt không thì chưa biết, còn lúc này ông là “đạo sĩ” theo nghĩa đẹp nhất của từ. Thế nên, giữa bao ngôn-hành tà pháp, ông mới bật lên như một biểu tượng thuần khiết.

Như Tất Đạt Đa, giữa chốn phồn hoa – biết không phải cái này không phải cái kia, mà KHÁC, ông thấy mới đi tìm. Ngài tìm thấy, và thành Phật, từ đó Ngài tự do tự tại hành ĐẠO.

Continue reading

Thơ của bạn thơ-46. BÀI THƠ KINH KHỦNG

Là “Chiều trên phá Tam Giang” của Tô Thùy Yên, sáng tác năm 1972. Đây không là thơ ca, đụng đến nó là đụng đến con người – bắt chước lối nói của H. Miller. Tình yêu và chiến tranh là chủ đề muôn thuở của văn chương. Nhưng ở ta nó khác, khác đến đau, chua, cay không giống ai của mình

CHIẾN TRANH, giữa ngươi và ta. Người xông pha quyết liệt, ngươi “hăng điên” vì: “ngươi hiểu vì sao ngươi chiến đấu, ngươi hiểu vì ai ngươi hiến máu”. Còn ta ngược lại, vừa đánh vừa suy nghĩ, vừa bắn vừa lưỡng lự, bởi: “Các việc ngươi và ta làm/ Ta xét thấy chẳng ra chi”. Thảm không!

Continue reading

Thơ của bạn thơ-43. ĐOÀN QUỲNH NHƯ VỌNG TỪ MỘT HÀNH TRÌNH YÊU

Hành trình yêu của Đoàn Quỳnh Như đưa người đọc giáp mặt ngày lạ lẫm.

Những ngày rộp, ngày trút đổ, ngày căng rỗng, ngày rỗng thênh, ngày nguyên sơ, ngày rộc, ngày hớn hở, ngày chảy tan, ngày nấc nghẹn, ngày không mưa không nắng, ác mộng ngày, ngày màu đêm…

Tất cả là ngày trí nhớ mất tích.

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-2. LÀM THƠ, KHÓ NHẤT

Vậy mà không ít bạn Cham lao vào làm thơ, trước tiên…

Ở buổi gặp mặt các bạn Cham – những đứa con ưu tú, tự tin bước vào đời với tinh thần sẵn sàng cống hiến, phụng sự cộng đồng – khi tôi đề cập đến cần học biết làm giàu, rất ít người hào hứng.

Michael Roach, tác giả Năng Đoạn Kim Cương cho rằng: “Tiền ít quan trọng nhất lại là thứ cơ bản mà khi có nó một cách đủ đầy, ta có cơ hội tìm thấy những giá trị lớn khác, ý nghĩa hơn trong cuộc đời mình”. 

Ông đề ra 5 mục tiêu cuộc đời: Tự do tài chính, có hạnh phúc, có sức khoẻ, có sự bình an trong tâm hồn và phụng sự xã hội.

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-1. THƠ CON CÓC LÀ MỘT BÀI THƠ… HAY

Đồn rằng Ngày Thơ năm nay, Ban Tổ chức chọn thơ tôi thả lên [chầu] trời. Đây là lần đầu tiên tôi được hân hạnh ấy, hơn nữa – không phải 1 mà 2 đoạn cơ. Câu nào tôi không biết, riêng tôi khoái câu này:

Thi sỹ

không là gì, không vì đâu

đi, như là ở lại.

Nghe đồn, năm 2006 ngày Phật Đản ở chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, thơ Inrasara không biết ai chọn, đã cùng thơ Pháp và thơ Trung Hoa bay trong khoảng sân rộng nơi không gian thiêng liêng. Đoạn này:

Continue reading

BẢN NĂNG THI SĨ CỦA LÒ NGÂN SỦN

[trích: Inrasara, 20 khuôn mặt nhà thơ DTTS Việt Nam, 2017]

Có thể ví văn học Việt Nam như thân cây có năm rễ. Rễ chồi đâm sâu vào lòng đất, bao gồm toàn bộ sáng tác dân gian của tất cả các dân tộc. Bốn rễ phụ bò ra bốn hướng rút tỉa tinh chất từ những vùng đất lkhác nhau. Nhánh vươn ra phía Bắc nhận ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, đại biểu là văn chương bác học của người Việt từ đầu thế kỷ XX trở về trước. Nhánh vói qua phía Tây hút dưỡng chất từ văn học phương Tây, là bộ phận lớn của văn học Tiền chiến. Nhánh bò lan vào nhiều khu đất mầu mỡ của sáng tác thành văn của các dân tộc. Các nhánh còn lại đâm xuống phương Nam nhận nhựa sống từ văn học Ấn Độ xa xôi, ở đây văn chương cổ điển Champa là đại diện.

Continue reading

Lang thang-09-cuối. GIẢI THƯỞNG THƠ NĂM NAY, NẾU CÓ QUYỀN…

… tôi chọn 2 tập rất khác nhau, một từ trời Tây, một từ miền cao Việt Nam. Một rất “hiện đại” và 1 vô cùng “cổ điển”, cả hai đều mới, lạ, và chuyển thông điệp riêng. Tiếc, tôi chỉ có quyền… ở đây.  

Xin mời quý bà con và các bạn.

1. Chuyển động thơ Việt đương đại

Continue reading