TẠI SAO CÓ “CUỘC CHIẾN CỦA TÔI”?

Khoe thành tích ư? – Tuổi này mà còn làm thế, có mà kh[ờ]ùng.

Đưa ra bài học cho người đời ư? – Có, nhưng chỉ là thứ yếu. Mà chủ yếu là, tìm HẬU DUỆ.

Như Nietzsche nói đầy hình ảnh: Mặt trời Zarathoustra lên đỉnh và dần xế bóng, ánh nắng càng lúc càng rực, chiếu vào mọi miền xó xỉnh – để soi tìm những đứa con còn mê ngủ hay lạc lối.

Tôi cũng thế! Đùa [mà thật] rằng…

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-12. TINH THẦN BẤT TRANH

[hay. Tội nghiệp nhà văn VN]

Bởi ta không tranh với ai, thế nên không ai tranh [nổỉ] với ta – Lão Tử. Tôi biết vài nhà văn rất có tài, giá ta bớt thói tật thị phi đi và thêm tinh thần bất tranh, họ lớn là cái chắc!

Tôi bất tranh thế nào? Kể hầu bạn đọc giải trí.

Nói chuyện tương lai trước.

Continue reading

Thương ca vô tận-29. THÓI THỊ PHI

Sokrates: Bộ óc lớn thảo luận về ý tưởng, kẻ trung bình bàn luận về sự kiện còn tâm hồn non yếu chuyên thị phi về con người.

Khác với Cafés in Paris, ở Việt Nam – tôi nói vui, đa phần nhà văn ta gặp nhau hiếm khi việt vị khỏi 3 thứ: Chê bai [chứ không phải phản biện người] chính quyền, nói xấu nhau [kẻ vắng mặt là chính], cuối cùng quay lại chuyện đời tục lụy.

Thị phi ác khẩu đã đành, ngay cả khi ta nghe và tin kẻ thị phi, ta thành tòng phạm. Do sự tò mò của thứ tâm hồn suy đồi, cả bởi yếu đuối của ta nữa.

Continue reading

TỰ TRUYỆN QUA FACEBOOK LỢI HẠI THẾ NÀO?

Một bạn văn kể, chàng bạn thơ thân thương của tôi kêu với ảnh rằng, Sara điên nặng rồi, suốt ngày viết về mình. – Chính xác!

Việt Nam không quen với tự truyện, mà thường là hồi kí, và ngay món này ta cũng hiếm nữa. Sống để dạ, chết mang theo – khôn đáo để. Hồi kí, khi ta kết đời, tự truyện thì khác – xong một đoạn đời, có thể 30-40 ngoảnh lại. Tôi đã đọc vài tự truyện của ngôi sao và HLV bóng đá Anh, vô cùng thú vị.

Tại sao cần tự truyện? Cuối thời Pháp thuộc, 7 sinh linh Cham palei Pabblap bị giết oan, Cham biết, thầy Nguyễn Văn Tỷ biết và hứa cuối đời sẽ viết kể lại cho con cháu làm bài học. Tôi nói:

Continue reading

Bí mật của thất bại-21. TỰ ÁI VẶT

Sao cứ phải kể về tôi? – Vài bạn kêu thế. Thử hỏi ngược lại: tại sao không thể kể về mình? Giáp mặt với vấn nạn, cả khối Youtuber mấy năm qua cứ nhai lại cần bình tĩnh, bình tĩnh, và dẫn chuyện đâu từ Tam Quốc. Làm người, ta tiếp tục hót bài 7 bước đến thành công với gương sáng tận nước Mỹ.

Tại sao không ở đây, giữa môi trường sống của hôm nay với người thật việc thật?

Hỏi chứ, “tôi hôm qua” có còn là tôi không? Nó đã là quá khứ, nghĩa là thuộc về lịch sử. Lịch sử cần được mổ xẻ để làm bài học cho hôm nay, không thiết thực sao? Trong khi tôi là kẻ hiểu “tôi ấy” hơn cả, để kể thật nhất có thể – không kiêu ngạo hão hay tự ái vặt về nó.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-10. ĐỜI LÀ CHUYỂN DỊCH KHÔNG NGỪNG

[hay. Tôi, từ dễ thương đến dễ ghét]

Chuyến ra Bắc vừa qua, bạn văn có vai vế gợi ý Inrasara làm hồ sơ Giải thưởng Nhà nước đợt này đí, tôi nói: Sara nộp từ cuối thế kỉ trước rồi mà – tui cũng tham chớ bộ! Nữa, 20 năm sau anh Hữu Thỉnh giữa trưa còn phone kêu tôi bổ sung, vậy mà tôi cứ bị… hụt! Lỗi tại tôi, bởi lẽ ra tôi đã nâng niu hôn hít nó từ lâu, mà ôm luôn ba chớ chẳng phải một.

Bộ Văn học Cham thì miễn nói, nó number-1. Thơ, tôi 2 bận ẵm Giải thưởng Hội Nhà văn, và cả Giải thưởng Văn học ĐNÁ đó là chưa kể 4 món nho nhỏ xinh xinh khác. Phê bình, là khơi mở Văn học ngoại vi, điều chưa ai có cái nhìn toàn cảnh, qua 7 tác phẩm đã in.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-9. KHÁC NGƯỜI ĐỂ GIÚP NGƯỜI

Chuyện vui, nhà chính trị nọ mỗi bận gặp vấn nạn, chạy ngay về nhà hỏi ý kiến bà vợ rồi làm ngược lại, là ổn. Tôi ở cộng đồng Cham cũng hệt – cứ làm ngược lại thì trúng phóc, rồi trở lại giúp bà con!

[1] Ở đời thường

Cham đi đám, lễ để rồi chịu nợ đám các loài, tôi: hứng mới đi, mà vụ này tôi rất ít hứng. Hồi thanh niên, cha kêu giúp các anh một tay làm rạp đi ‘Klu’, tôi nói ‘yang’ xem có việc gì không ai làm được, ‘yang’ làm. Và thế nào rồi cũng có việc: viết hàng ‘Akhar thrah’ cho đám.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-7. CHỐN TRƯỜNG VĂN TRẬN BÚT-02

[Chuyện ngoài lề về 3 nhà thơ & giáo dục hỏng thế nào?]

Thương trường tôi còn không coi là chiến trường, huống hồ văn chương chữ nghĩa. Dẫu sao, như bên triết học, tại chốn đây – có được kẻ thù là niềm vui lớn, để cùng chiến trên những đỉnh cao. Rủi thay, tôi chưa hân hạnh có được kẻ thù lớn, mà chỉ đụng phải mấy sinh linh bé con.

Phản hồi vừa qua, bạn ĐTM ở Úc còm: “Anh sao lại hạ mình đôi co với TMH”, rồi SN: “Khổ thân con ếch ngồi ở giếng sâu”, thế nên nhà thơ HH can: “Nói chuyện với đầu gối đi bạn”.

Nghĩa là chả đáng. Đúng, với đằng ấy là vậy, chớ với chúng sanh còn lại, Bồ-tát cần lên đò đi về phổ độ. Ngạc nhiên, thắc mắc, và biết đặt câu hỏi là khởi đầu của trưởng thành…

[1] Đố kị sai

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-6. THƯƠNG TRƯỜNG KHÔNG LÀ CHIẾN TRƯỜNG

Thương trường là chiến trường – nhiều người cho là thế, tôi thì khác.

Chiến thì có sự loại trừ, triệt tiêu, thắng thua. Tôi coi buôn bán là khoa học vừa là nghệ thuật. Phiêu lưu, sáng tạo làm ra cái mới lạ. Để rồi, thành quả hay ý tưởng từ sáng tạo kia, trở lại giúp mọi người cùng thắng.

Chuyện buôn bán của tôi thế nào đã kể, tút này tóm và rút ra bài học.

4 nguyên tắc

[1] Nguyên tắc đầu tiên: KHÔNG NÓI DỐI.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-5. GIỮA DÒNG ĐỜI DIỄM DIỄM

“Như sứ mệnh của chó là sủa, bổn phận của trí thức là lên tiếng” – tôi đã nói thế, ở vụ Dự án Nhà máy Điện hạt nhân.

[1] “Cố gắng, nỗ lực, phấn đấu”, ta hay ca ngợi kẻ có được đức tính ấy, cạnh đó là “hi sinh”. Có thế đâu! Bởi đó chỉ là những ngôn từ. Làm và vui, vui mà làm, ngoài ra không gì khác.

Cô sinh viên cho hay vừa thủ khoa nhờ bám chương trình, trong khi các bạn mải mê chơi. Tôi hỏi, ngồi nhà học so với đi đàn đúm, cháu thấy cái nào thoải mái hơn? – Dạ học, do cháu không phải lo lắng. Biết thêm kiến thức mới, cháu vui không? – Vui. Thủ khoa, mẹ vui, cháu vui lây không? – Dạ có ạ.

Continue reading