Câu chuyện Cham-26. VA CHẠM ĐỜI THƯỜNG VIỆT CHAM, ĐÂU LÀ THÁI ĐỘ?

Vụ Trần Mạnh Hảo & Đỗ Hoàng vừa qua: Đ.H trực tiếp miệt thị Cham, còn TMH dung túng nỗi ấy qua chấp nhận cho các comments bẩn xuất hiện, bị anh chị em Cham và ngoài Cham phản ứng mạnh. Có bạn còn đề nghị tôi “làm cho ra lẽ” nữa. Tôi nói không cần thiết, bởi qua siêu xa lộ facebook, tòa án công luận đủ quyết toán sự vụ.

Xin đăng lại bài cũ, để làm bài học.

Continue reading

Câu chuyện Cham-25. VIỆT-CHAM, MÓN NỢ & LỜI CẢM ƠN

Bài bạn FB Duong Trung Dung, chỉnh sửa vài kĩ thuật nhỏ đăng ở đây.

Người Việt mang một món nợ không thể trả và một lời cảm ơn với người anh em Cham.

Tôi không biết khi nào là lần đầu tiên tiếp xúc với văn hóa Cham, có lẽ đã có từ vô thức.

Lần đầu tiên tiếp xúc là tượng thần Devi, tượng nữ thần bán thân xinh đẹp, ngực trần ở nhà ông Trần Huy Bá (ông nội Nhân). Tượng đúc lại bằng sắt rất đẹp. Khi đó tôi là cậu học trò cấp 3. Khi vào đại học thì chơi với anh Hoàng cán bộ trưng bày Bảo tàng Lịch sử. Có lần sinh nhật mình anh tặng mình tượng Devi đúc bằng thạch cao do anh chính tay anh đúc khi làm bảo dưỡng tượng Devi. Tượng nữ thần rất đẹp, tôi có những cảm tình đầu tiên với người đẹp Cham cũng như văn hóa Cham.

Continue reading

Câu chuyện Cham-22. BIỂU TƯỢNG THẤT TRUYỀN

BIỂU TƯỢNG THẤT TRUYỀN-1

Mỗi dân tộc luôn có một/ một vài biểu tượng.

Biểu tượng là tất cả trải nghiệm của xúc giác: nghe, nhìn thấy, sờ mó… đi qua và còn lại trong tâm tưởng. Một biểu tượng của một dân tộc đúng nghĩa không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, ý thức hệ xã hội hay nơi cư trú của thành viên dân tộc, được đại bộ phận cộng đồng tin tưởng và gửi gắm niềm tin yêu vào đó.

Thánh địa Mỹ Sơn là biểu tượng tâm linh Cham.

Homkar là biểu tượng triết lí về vũ trụ viên mãn và linh thánh.

Continue reading

Câu chuyện Cham-21. NẾU LÀ VIỆT, TÔI ĐÃ NGỒI NHÀ ĐÁ TỪ LÂU

Đưa tin vụ Đồng Chuông Tử, bổ sung mấy sự việc cũ với các phân tích cần thiết, bạn facebook Nguyễn Đình Bổn còm: “mình thật lòng mong anh Sara lên tiếng hơn nữa”.

“Lên tiếng mạnh hơn nữa” – đúng lắm!

Nhớ Katê 2008, cánh nhà báo tự do ghé nhà tôi ở Chakleng, Điếu Cày cũng đã thật lòng hệt thế.

– Anh Sara cần biết vị thế của mình, quyền lợi chính đáng của dân tộc mình, và cần phải lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa…

Continue reading

Câu chuyện Cham-20. TỪ ĐỘT QUỴ ĐẾN ĐẮC ĐẠO

Tút về “Bà xã đột quỵ, làm gì?”, trong khi mọi người chia sẻ đầy cảm thông thì một bạn facebook Cham phê tôi: “không lo cho vợ đi mà còn chê”. Còn một bạn thơ thì khác: “Anh viết về chị rất xúc động, và thẳng thắn”; còn phần tôi kể về mình “sống với cả chuỗi thuật toán” để đi đến hồi kết: “Ở đó mà đột quỵ!”, bị bạn bình là tôi ẩu.

Đúng! Đó là một cách nói. Nhấn và tô đậm vào, để người đọc xem mấy thuật toán kia mà… gương sáng! Tôi ưa dùng lối viết đó, đùa mà thật, nhất là để… câu view. Cả lối đặt tít cũng hệt. Vài ví dụ: “‘Lai căng’ là sinh mệnh của văn hóa”, “Tại sao đội bóng Champa thua?”, “Hay tôi đã đắc đạo rồi mà tôi không hay?”, “Tại sao tôi giỏi ‘Akhar thrah’ đến thế?”…

Continue reading

Câu chuyện Cham-17. NỖI CHAM QUA THƠ

[trích trường ca “Quê hương]

Ai đang đi kia?

Băng cánh đồng khô chân trần hối hả

Đội giành gốm to đi giữa trưa nắng hạ

Có kịp bữa cơm, đám con đói lao nhao?

Ai đang đi kia?

Gói khăn dằn lên lưng gùi qua đất Thượng

Chàm mình nghèo mà Thượng có giàu đâu

Nhưng đã đi thì phải quến nhau

Có kịp không, với vòng xoay công nợ?

Continue reading

Thơ & thơ Việt-85. TÔI & HÀNH TRẠNG NHÀ VĂN HẬU HIỆN ĐẠI

Hôm qua 6-4-2021 sau mấy cãi cọ nỗi ngoài lề chữ nghĩa, một bạn Cham hỏi:

– Sara nhận mìnhđã đắc đạo Bà-la-môn, hà cớ còn đi cãi nhau với sinh linh như Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng?

Không sai! “Hay tôi đã đắc đạo rồi mà tôi không hay?” – tôi đặt câu hỏi đó, ở một tút viết hai năm trước. Ừ, đã sang tận bờ bên kia, nếu có đi đò trở lại thì hãy lo chuyện lớn đi, ai lại…

Đích thị! Trong khi Trung Quốc quậy ngoài kia; bên này tuổi trẻ Myanmar đang chết cho tự do; khắp nơi nhân loại phải lo đối phó với Covid-19; và cộng đồng Cham cũng gặp khối vấn nạn lớn bé…

Continue reading

Câu chuyện Cham-15. TÔN GIÁO ‘AHIÊR AWAL’, CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỐNG CÒN

Ramưwan lại đến rồi… Quan hệ hỗ tương giữa ‘Ahiêr Awal’ không thể không bàn đến. Tại sao?

[1] Cham – Tôn giáo hay Tín ngưỡng dân gian?

Cộng đồng Cham Pangdurangga ít có khái niệm về tôn giáo theo nghĩa chữ ‘Agama’ (Sanskrit: Āgama), mà thường dùng chữ ‘Adat cabbat tana rakun’.

Các Từ điển đều dịch ‘Agama’ là “tôn giáo, đạo”, tuy thế nếu có hỏi, hiếm ai biết chữ “tôn giáo” Cham gọi là gì. Hồi về Việt Nam, Po Dharma nhiều lần bảo Cham không có tôn giáo mà chỉ có tín ngưỡng dân gian, không phải không có lí.

Một tôn giáo cần hội đủ: Giáo chủ, giáo lí và giáo đường, cùng sinh hoạt nghiêm ngặt. Đằng này Cham cả ‘Ahiêr’ lẫn ‘Awal’ đều thiếu một, hay thiếu cả ba. Tôi cho đó là một tôn giáo đặc thù Cham [sẽ bàn sau].

Continue reading

Câu chuyện Cham-13. YÊU, & LAN TỎA

[1] Nghiên cứu [hay học] để làm gì?

Lắm khi, học chỉ thuần do tình yêu. Như tinh thần philosopher của Tây phương, hay Thiện tri thức của nhà Phật. Hoặc, theo truyện cổ “Đi tìm học bán vợ” của Cham (xem: Minh triết Cham-2011). Đó là yêu cái biết.

Học [hay nghiên cứu] như khi yêu Cham, ta nghiên cứu để bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc. Là yêu cái khác bên ngoài.

Nghiên cứu, để có công trình riêng nhằm khuếch đại cái tôi. Như thứ loại nghiên cứu cất thư viện cho sinh linh đến sau tới nghiên cứu làm nghiên cứu… Là yêu mình, hay vị kỉ.

Continue reading

Câu chuyện Cham-12. HÓA GIẢI CƠN BÃO TRONG AO

“Hãy yêu, hãy yêu như ta chưa từng

những đứa con đi xa bỏ hoang làng mạc

mang bụi đất quê hương về miền xứ khác

Và hãy yêu hơn con người chân chất

sống một đời ôm mang đất – phù du” [Tháp Nắng, 1996]

Sinh viên dân tộc bản địa Okinawa về Việt Nam ghé palei Cham, năm sau cũng nhóm đó khi nghe tôi thuyết ở Đại học Nhật Bản, đã ngạc nhiên vô cùng rằng, sau hai thế kỉ sống xen cư và cộng cư với người Việt, bao phen chịu áp lực đồng hóa [cụ thể là thời Minh Mạng và Ngô Đình Diệm] mà một dúm Cham vẫn tồn tại. Đầy bản sắc nữa là đằng khác. Lạ! Trong khi họ mới đấy mà đã…

Continue reading