Câu chuyện Cham. TÂM SỰ RIÊNG CỦA LUẬN SƯ (thư cho cháu)

[Luận sư mà cũng có tâm sự cũng… buồn cười]

Tiểu thể chính trị – sinh linh nằm trong lô-cốt để từ lô-cốt nói ra, nói ở cấp độ hạng nhì, vì cá nhân mình mà nói, do tâm ích kỉ mà lên tiếng.

Đại thể chính trị – kẻ ở trong, bước ra ngoài và vượt lên trên, để qua cái nhìn tổng thể mà nói ra, lên tiếng vì cái chung.

Luận sư phi chánh trị nên không có thứ hạng. Hắn như con Ma Hời từ Ma Hời Xứ đi ngang qua mảnh đất Cham hiện tại, thấy Cham phạm lầm sai, nói – rồi đi.

Continue reading

Câu chuyện Cham. NỖI LẪN LỘN TAI HẠI

[Từ chuyện thơ, sinh linh Cham chết oan đến vụ “Hotboy-NNQ”]

Với tư cách nhà phê bình, tôi khen thơ LVT khác với ca tụng cá nhân LVT. Với tư cách nhà hoạt động xã hội, tôi phân tích và nhận định “Vụ Hotboy-NNQ” không phải tôi chê con người NNQ.

Không chỉ Cham, đại đa số dân Việt Nam thường xuyên lẫn lộn hai phạm trù kia: tác phẩm hay sự việc với con người. Lỗi chính thuộc… nhà trường, do thiếu môn triết học. Một lẫn lộn tai hại và nguy hại, sẽ kéo dài đến vô tận, nếu ta không làm cuộc cách mạng giáo dục.

1. Ông bà Cham nói: Dak lihik kabao yau, o dak mưlau bbook: Thà mất cặp trâu còn hơn mất mặt. Cham cứ sống vậy, từ truyền thống xa xưa cho tận thời hậu hiện đại.

Continue reading

TÔI – SINH LINH VÔ SỞ TRÚ [Tự truyện Inrasara]

[Bạn chí cốt, Cà-phê & Con của loài người không có đất gối đầu]

Trích “Tự truyện” viết thuở Covid-19 thời kì đầu hầu bà con và bạn FB. Câu trong ngoặc vuông […] là mới thêm vào. Karun!

Tôi được cho là một “nghe si lon”, nhưng nề nếp khoa học thì miễn chê.

*

VÔ SỞ TRÚ

Năm Gà đói khát, 9 tháng thai kì suy dinh dưỡng, mẹ sinh tôi khó. Mẹ nằm lửa cả tháng, tôi thì chưa có tên, bà Lộc vú nuôi tạm gọi Klạm. Ông anh kế là Đạm, thằng em Klạm thì phải rồi. Thế là khai sinh tôi Phú Trạm. Cái tên ngẫu nhĩ này vận vào đời tôi không dứt được.

Continue reading

Hành trình Cham-67. TẠI SAO CHAM CHƯA CÓ NHÀ LÀM PHIM?

Tôi mê và ý đồ làm nhiều thứ, có cả họa và nhạc. Khi vào Đại học soạn Từ điển ở tuổi 35, tôi tính làm điện ảnh chứ không phải văn học. Văn học, dự định in sau tuổi 50. Một thi phẩm dày dặn, tiểu thuyết sử thi Con đường Vô tận 9 tập, và bộ Văn học Cham 3 tập. Ba đồ sộ này cũng đủ giật… Nobel về cho Việt Nam.

Người tính Trời định.

Ba phim, và cả ba đều dang dở.

[1] Chào hàng phim truyện 90 phút Tình buồn Jaman

[kịch bản Inrasara]

khi ấy tôi còn vô danh, gõ cửa đâu cũng bị lắc, có nơi còn tính chôm luôn của tôi nữa.

Continue reading

TÔI LÀ MỘT ORAL HISTORIAN SỬ GIA TRUYỀN KHÂU

Mây năm trước tôi tự nhận “Tôi, kẻ kể chuyện”. Vừa qua, đầu mùa dịch Covid-19, tại quán Văn Thânh, Hoa Dang Nang kêu: Anh Sara đích thị nhà Oral History. Tôi nghĩ nó khá hay, nên vui lòng nhận. Và tặng tút này cho bạn, để karun.

*

1. Tôi thích nghe kể chuyện, và là kẻ kể chuyện.

Thuở tiền-xà lỏn, tôi hay theo mẹ qua nhà ông Klơng Phaic ở giữa làng nghe ông kể chuyện. Nửa chừng là nằm co lên chiếc chiếu xe trải giữa sân, ngủ. Trẻ con mà, nhưng không thể không đòi đi. Bận sau, tôi hứa không ngủ, mẹ chiều, rồi mãi thất hứa.

Continue reading

NHÀ VĂN LÀ KẺ LƯU TRỮ KÍ ỨC DÂN TỘC

Nhà văn là kẻ đi nhiều [vùng đất], gặp nhiều [con người], đọc nhiều [ý tưởng], thu nhiếp chúng vào tâm khảm mình, sau đó [cô đơn] ngồi lại suy tư về chúng, rồi biến tất cả thành KÍ ỨC. Để cuối cùng hắn kể lại kí ức ấy cho thế hệ đi tới.

Một dân tộc quên mất kí ức thì thôi còn là một dân tộc.

Với tư cách nhà văn, tôi đã làm gì?

1. ĐI. Tôi đi từ rất sớm. Riêng vùng Cham…

11 tuổi, bán cà-rem, tôi đạp xe qua nhiều palei Cham.

Continue reading

CHAM, TÔI & NGOẠI VI

[hay: “Ngoại vi” như là một đối tượng đấu tranh cho”]

Mùa đại dịch, Vanviet vừa đăng 2 bài đỉnh, đối với nhà văn và công việc văn chương: Trịnh Y Thư, “Đại dịch covid-19, đọc lại La Peste của Albert Camus”, và Diêm Liên Khoa. “Đối mặt với covid-19: sự yếu đuối, cô độc và bất lực của văn học”.

Đó là nhà văn tự thức (self-consciousness), ý thức về vị thế của mình, và về chức năng của văn học.

Viết là tự thức theo nghĩa rộng nhất của từ. Triết gia cũng không khác. Heidegger sau khi cho ra đời siêu phẩm Sein und Zeit tập 1, ông chỉ lo “chú thích” mình, đến quên cả lời hứa rồi bỏ luôn Sein und Zeit tập 2.

Nay bởi có vấn đề, tôi cũng “nghiên cứu” và chú thích mình.

Continue reading

BẢN HOAN CA ĐƯA TIỄN

[hay: Lễ Ba Talaang Tamư Kut Gaup Gađak]

Lời mở. Tôi hiếm khi phê Cham, và mỗi bận “trao đổi” là mỗi lần buồn thấu ruột. Lẽ ra sau đại lễ Gaup Gađak tiễn đưa ông bà về nguồn, tôi đừng nên thế. Nhưng rồi chuyện chẳng đặng đừng. Thôi thì sớm đăng “bản hoan ca” này để an ủi mình vậy.

Năm mới, mong bà con, anh chị em tốt lành! 

Sara

*

Đại lễ Nhập Kut Gaup Gađak khởi động vào sáng 17-01-2020, kết thúc vào ngọ trưa 22-01-2020. Sáu ngày, Đại lễ đi từ bất ngờ thú vị này sang bất ngờ thú vị khác.

Bất ngờ từ bảo lưu truyền thống đến cải cách sáng tạo, bất ngờ tính tổ chức mà vẫn đầy tràn ngẫu hứng, đoàn kết và không thiếu ý thức trách nhiệm. Những bất ngờ khiến bao nhiêu vị khách khó tính nhất cũng trầm trồ thán phục! 

Continue reading

TÔI SINH RA DƯỚI NGÔI SAO MAY MẮN

[Thế giới bắt đầu thay đổi, khi cái nhìn của tôi về thế giới thay đổi]

Tôi

may mắn Chakling, làng Cham duy nhất có tên trên bi kí còn sót lại, làng vua Po Klaung Girai, vị vua anh minh chọn làm nơi sinh;

may mắn sông và núi: Cơk mưroong, kroong biraak: Núi phía nam, sông hướng bắc, là vị trí tốt nhất của một palei, theo quan niệm dân gian Cham.

May mắn sinh,

Continue reading