PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƠ, TÔI ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ?

[cho Cham và Việt Nam]

PHẦN CHAM, tạm kê một vụ to một món nhỏ.

Cầm cái thẻ Hội Nhà văn, tôi mới ra được đặc san Tagalau ở cuối thế kỉ XX. Nhớ, Cham – tôi là hội viên Hội Nhà văn duy nhất và Tagalau là đặc san duy nhất trong 54 Dân tộc thiểu số. Và rồi nếu không cậy đến uy hai “phó” kia (phó Hội đồng Thơ, và phó Hội đồng Văn học Dân tộc – nhập “gia” Việt thì tôi phải tùy “tục” mà hành xử), Tagalau đã chết từ sinh nhật thứ hai rồi!

Sau một sự cố, mọi nhà xuất bản đóng cửa lại nó. Khi tôi chạy được, bốn kì liên tục sau đó, tên Tagalau phải chịu bị thiến, để đến Tagalau-7, nó mới tái sinh.

Chung là vậy, riêng. Ra mặt tập thơ Giữa hai khoảng trống của Kiều Maily ở Phan Rang, một quan văn ở đó kêu:

Continue reading

HỘI ĐỒNG THƠ, RA ĐI & TRỞ LẠI

Sau bài tự kiểm: “Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, tôi đã làm gì?” đăng Inrasara.com tháng 7-2015 với tổng kết bao buồn vui cuộc chữ và cuộc người, tôi có tiếp cái tút khác: “Inrasara bỏ cuộc chơi”, trích:

“Nói nhỏ chứ, nhận tin báo, tâm hồn tôi cũng có cục cựa hiu hiu lên tí xíu. Dù trước đó tôi kém mặn mà, không ít lần đánh tiếng khắp nơi rằng em chả em chả. Nhưng đã đút túi cái thẻ Hội Nhà văn Việt Nam, tôi nghiêm chỉnh chấp hành, như thể làm tròn bổn phận cư dân Hội. Tin nhắn, điện thoại chia vui [và buồn] bay về tới tấp.

Continue reading

Đối thoại Cham-35. CẢNH TỈNH & PHẢN TỈNH

Đám tang Cham Ahiêr, nghi thức ‘Jap Inư Akhar’(đọc chữ cái) trong ‘Harei Brei Bbang’ (ngày cho ăn) là cực kì trọng đại.

Buổi sáng: ‘Paxêh’ đọc trên lọ nước cát lồi 3 lần, chiều: Cho gạo vào cỗ bồng, đọc trên gạo 3 lần, đọc trên gạo ‘brah tam’ (5 ‘athal, arak’ hạt) 3 lần nữa.

Có thể hiểu đây là nghi thức Xóa mù cho người mất. ‘Akhar’ được Cham đồng hóa với tri thức, biết chữ là có tri thức. Về thế giới bên kia, ông không mang gì theo, mà là tri thức, để tiếp tục lao vào cuộc chiến mới.

– Trước khi VỀ vĩnh viễn, ở đó ông ta đã trăn trối điều gì hệ trọng?

Continue reading

Đối thoại Cham-13. CHỈ CẦN “CHƯA PHẢI LÚC”, LÀ XONG

[Đối thoại lịch sử]

Việt Nam cần dân chủ chưa? – Chưa phải lúc, bởi trình độ dân trí của ta còn thấp. Việt Nam cần luật biểu tình chưa? – Chưa phải lúc, do người Việt Nam chưa ý thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm công dân…

Câu hỏi: Tinh thần và tư tưởng dân chủ chưa được giáo dục cơ bản từ trường học, thì làm sao đòi hỏi công dân đủ trình độ và có ý thức?

Continue reading

TAM TẤU VĂN XUÔI, TÔI & CHAM

[1]

TÔI ĐÃ PR CHAM ĐẾN ĐÂU?

Tôi được cho là người nổi tiếng thì hẳn rồi, thế nhưng nổi tiếng kia được gì, và để làm gì?(*)

Không gì cả, ngoài…

Cho người thiên hạ ngoảnh về tôi, từ đó ngoảnh về Cham. Qua đứa con Cham “nổi tiếng” ấy, người ngoài biết đến Cham nhiều hơn, để tiếng CHAM vang lên rộng và xa hơn – những Cham đau khổ, tài năng và nhân bản.

Không kể các buổi thuyết giảng và workshop ở Sàn Art hay Distant Horizons, không kể buổi nói chuyện tại Sứ quán Thụy Sĩ, các Đại học tại Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan; càng chưa tính vô số buổi nói chuyện với các bộ phận công chúng khác nhau ở khắp tỉnh thành đất nước. Riêng các tờ báo đưa Inrasara, sinh linh Cham và qua tôi – đưa tin về Cham lên TRANG NHẤT suốt 15 năm cũng là cách PR Cham. Thử điểm qua:

Continue reading

Katê. Ngọn lửa & câu hỏi-9 (cuối). LỬA & KHOẢNH KHẮC VÔ CÙNG

Tuần Katê sôi động qua cuộc đối thoại, song thoại và tương thoại với nhiều diễn ngôn, tút ngắn này đích thị là nhát đoản kiếm cuối cùng quyết cắt dứt tuyệt mọi “khiêm tốn” yếu nhược, mọi chần chừ trì hoãn, hối thúc tuổi trẻ tự tin và dũng mãnh bước ra khỏi lô-cốt mặc cảm các loài, cho một sẵn sàng lớn.

Tôi dành tặng “cuối” này cho con tôi Jaka cùng tất cả bạn trẻ Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du quyết rời khỏi “thế giới Theo-ism”, “dự phóng” để làm cú nhảy tối hậu vào “hiện sinh”.

Continue reading

Katê. Ngọn lửa & câu hỏi-8. TUỔI TRẺ HÔM NAY & TRÁI ĐẤT NGÀY MAI

1. Joshua Wong Hoàng Chí Phong ở tuổi 17, đã dũng mãnh đứng lên lãnh đạo phong trào Dù Vàng làm chao đảo lão khổng lồ Trung Quốc. Câu chuyện cổ tích ấy kéo dài 5 năm, và còn hứa hẹn. Có thể giữa móng vuốt độc tài và lọc lõi chính trị, nỗi mơ mộng ấy bị làm cho rệu rã.

Không sao, tiếng nói của tuổi trẻ đã tạo ảnh hưởng rộng khắp, gieo mầm tự do đến giấc mơ các thế hệ tiếp nối. Nó khởi từ một góc nhỏ bé của địa cầu: Hồng Kông.

Continue reading

Katê. Ngọn lửa & câu hỏi-7. BẠN ĐÃ HIỂU CHAM CHƯA? [Văn hóa]

Mỗi bận xe đi qua eo biển Cà Ná, tôi ưa hỏi khách ngồi bên, rằng nguyên do biển Cà Ná xanh nhất nước, thì hầu như không ai trả lời được, hoặc trả lời mơ hồ. Ẹ thế.

Ninh Thuận mới mà cũ, Cham như là dân tộc bản địa sinh sống tại mảnh đất này hơn 20 thế kỉ qua. Và đã đặt nền móng văn hóa văn minh sâu, đậm. Các bạn trẻ hôm nay biết gì về di sản to lớn kia? Câu trả lời thực lòng nhất là, hầu như không. 

Continue reading

Katê. Ngọn lửa & câu hỏi-6. BẠN HIỂU NƠI BẠN SỐNG CHƯA? [Con người]

Ở buổi nói chuyện, tôi có điểm qua vài tên tuổi là đứa con Ninh Thuận từ rất sớm, trước cả tuổi bẻ gẫy sừng trâu – rời bỏ quê hương để thành danh nơi đất lạ, và hiếm khi trở về. Đến nỗi tại hội trường này, nêu tên ra ít ai biết họ là người nhà. Tại sao?

Ta có thể đi và trở về, được không? Hay cứ trụ lại và nổi tiếng ngay quê hương?

Continue reading

Katê: Ngọn lửa & câu hỏi-5. KIÊU HÃNH TUỔI 17 & DÒNG NƯỚC ẨN

[Inrasara: “Tuổi trẻ là dám đánh cược cuộc đời của chính mình cho chân lí tìm thấy”]

Bên ngoài hội trường, thắc mắc của một bạn trẻ khiến tôi bất ngờ, rằng: Nhà thơ mở đầu bằng “Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu” để kết thúc với “mạch nước ngầm, “dòng sông ẩn”. Cháu thấy có cái gì hay hay, lạ lạ dù có vẻ hơi mâu thuẫn. Nhà thơ có thể giải thích rõ hơn không?

Tôi nói, bạn nắm được tinh thần bài thuyết giảng kiểu ấy là hay lắm, chỉ lưu ý thêm về đoạn giữa: Học. – Hôm nào nhé, tôi nói.

Continue reading