Tết-11. HIỆN, TÔI THÈM GÌ NHẤT Ở TUỔI TRẺ?

Gia đình cha mẹ tôi nông dân vô sản toàn phần. Tôi, từ ấy…

Bàn học.

Nhà nghèo, thuở Tiểu học, một tối thầy Hồng ghé nhà, thấy anh Đạm và tôi nằm sấp trước cái “đèn trứng vịt” leo lét, nghe tội sao ấy, thầy kêu “anh phó Thảo làm bàn cho hai đứa đi, nằm thế tức ngực bọn nhóc”. Thế anh em tôi mới có bàn ghế “đàng hoàng” mà học. Hiện tôi vẫn còn nhớ như in dáng bàn xộc xệch thân thương đó.

Continue reading

Tết-06. HOAN HÔ THẾ HỆ TRẺ CHAKLENG

Hội trại Tết cánh trẻ Chakleng, lành mạnh & thú vị. Tôi biết Hội này, khi được bọn trẻ qua nhà nhờ viết “câu đối”.

1. Đâu là tinh thần Chakleng?

Tóm ý phát biểu ở lễ phát giải. Tôi đọc câu đối:

Mưng rai dahlau, muk kei padang padak/ Tal harei ni kon rineh twơk tui’: “Từ đời trước ông bà gầy dựng/ Đến hôm nay con cháu bước theo”.

Continue reading

TÔI ĐÃ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG NHƯ THẾ NÀO?

Sáng nay tôi vừa ghé thăm bạn vong niên. Nghe ông kể việc ông bị họa vô đơn chí, mà tội. Mà chuyện với ông đã xảy ra từ 60 năm trước, mãi tuổi sắp về với ông bà, bị người ta khơi lại để công phá ông.  

Tôi dẫn Trang Tử, hoạn nạn là bạn ở suốt đời với con người, và kể câu chuyện tôi, biết đâu làm người bạn nguôi ngoai phần nào.

Nguyên tháng qua, tôi liên tục gặp hạn. Mà hạn lại hơi bị ghê.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. NỤ CƯỜI CHUA CAY

Sáng hôm qua, cô bạn ngoài kia nhắn tin, dạo này Sara có làm thơ không, gửi cho tạp chí một chùm. Tôi gửi đi, dĩ nhiên, đăng… chùa. Chiều, thêm ông bạn thơ lão niên đất Bắc: Không lương hưu, Sara thu nhập từ đâu, tôi mới ớ người ra: Ừa, chả có nguồn nào thiệt hỉ.

Ngay món tôi diễn ngon nhất: THƠ, hai năm qua cũng chả thấy đâu mời đi nói chuyện gọi là. Chợt nhớ đọc đâu hồi Đệ Tứ, André Malraux cho một nhân vật trong tiểu thuyết Thân phận con người nói tỉnh bơ, đại ý:

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-8. TU, MÌNH TỰ CHỨNG CHO MÌNH

Con người luôn bị 3K: Tiền, Tiếng và Tình chi phối. Minh Tuệ vượt thoát tất: TIỀN thì rõ rồi, mắt phàm cũng thấy; TÌNH, mẹ ông cả tuần chờ ông qua nhà để cúng dường, để mà… buồn. TIẾNG khó nhận biết hơn, riêng tôi thấy ông vượt qua rất ngoạn mục.

+

“Hà cớ ông cứ đi để gây sự cố này nọ, là “chấp” hay gì khác?” là câu hỏi vài bạn facebook đặt ra. Nên hiểu, Minh Tuệ tu 13 Hạnh Đầu đà, cần:

Continue reading

Văn & người-1. VIẾT, LÀM SAO KHÔNG BẾ TẮC?

[trả lời thư bạn trẻ]

Henry Miller: Why don’t you try to write Tại sao bạn không thử viết đi?

Viết, không phải để kiếm tiền xài, cầu thành nhà thơ hay nổi tiếng… mà VIẾT.

Làm sao cei viết được nhiều như thế? – Tôi có cái để viết, có thời gian viết, và nhất là – viết đều đặn. Viết như công chức làm việc, và còn hơn thế. 

Còn tôi CÓ GÌ để viết? Từ sống phong phú [vùng đất, con người và ý tưởng + cô đơn]. Từ đi, gặp, nghe, hỏi và ghi chép. Nói thì dễ, làm được điều giản đơn này đòi hỏi thật… khiêm tốn. Tạm kê:

Continue reading

Inrasara: LỜI CẢM ƠN MUỘN MÀNG

[như một lời giã từ thầy Bùi Khánh Thế]

Nhập cuộc chữ nghĩa, sau nhà thơ Nông Quốc Chấn – là người đứng bảo hộ cho đặc san Tagalau do tôi sáng lập và chủ biên, ở lĩnh vực ngôn ngữ Cham – tôi xem thầy Bùi Khánh Thế là ân nhân.

Tôi gặp thầy đầu tiên vào năm 1980 tại Hội thảo về “chuẩn hóa chữ Cham” ở Phan Rang do Ban Biên soạn sách chữ Chăm tổ chức. Khi ấy tôi nông dân mới bước qua tuổi đôi mươi, đại biểu trẻ măng ngồi giữa “các cụ” đáng kính. Lần hai, tám năm sau – tại Đại học Tổng hợp TPHCM.

Continue reading

Lang thang-08. BẠN CÓ THỂ NHẢY KHÔNG?

Tôi viết “Palei awal” hồi 25 tuổi, dịch sang tiếng Việt thành “Nỗi buồn ứng trước” in trong Tháp nắng-1996, là bài thơ song ngữ chuẩn nhất của tôi, có lẽ.

Cham sống xen cư với Việt, tôi nói và sáng tác thơ song ngữ Cham và Việt từ sớm, rồi chuyển ngược lại, tùy nghi. Ở đó đa phần không đạt, hay chỉ tàm tạm.

Tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002 được 6 bạn Việt dịch sang tiếng Anh in 2005, họ là nhà thơ sống ở nước ngoài 20 năm, vậy mà đọc lại, Alec Schachner cho giọng thơ còn “Việt quá”, đã dịch lại, in năm 2015.     

Continue reading

Lang thang-07. RÊN GIẢI TRÍ

“Triết gia đau răng cũng rên”, nhà nào đã phát hiện ra nỗi ấy, tôi đọc gặp một lần mà bị ám mãi. Tôi – luận sư cũng hệt luôn. Sau 5 năm, mãi ra Bắc tôi lại biết cúm là gì.

Tôi hiếm khi bệnh, phiền nỗi mỗi năm nàng cúm ghé thăm một lần, vào tháng 10 mùa Katê. Sau 3 ngày là nàng chia tay. Ở đó, ngày thứ 2 ê dữ nhất, và tôi… rên.

– Ông làm như sắp chết tới nơi, Hani la.

Continue reading

Lang thang-06. TỪ CHAI NƯỚC KHOÁNG ĐẾN HỒ KAPET QUA GIẢI THƯỞNG HỘI DTTS

[hay. Thương ca vô tận-19. Nghĩ ngắn]

Chuyến bay ra Bắc, ngồi cạnh một ông Ấn Độ, tôi cười chào rồi lim dim. Mãi khi cô tiếp viên kêu chú có cần nước không tôi mới mở mắt, thấy mặt ông người nước ngoài nhăn nhó, và lắc. Tôi hỏi, có chuyện gì không? Ông nói, 30k một chai – ông giơ chai nước lên – cũng như này tôi vừa mua 4k ngoài kia. Nghĩa là gấp 7,5 lần, tôi hiểu cái nhăn ấy.

Qua nói chuyện tôi biết ông là doanh nhân giàu. Người giàu + mua vé giá rẻ + đi ghế hạng phổ thông + bị chặt mất 26k = NHĂN NHÓ!

Continue reading