Thơ & thơ Việt-85. TÔI & HÀNH TRẠNG NHÀ VĂN HẬU HIỆN ĐẠI

Hôm qua 6-4-2021 sau mấy cãi cọ nỗi ngoài lề chữ nghĩa, một bạn Cham hỏi:

– Sara nhận mìnhđã đắc đạo Bà-la-môn, hà cớ còn đi cãi nhau với sinh linh như Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng?

Không sai! “Hay tôi đã đắc đạo rồi mà tôi không hay?” – tôi đặt câu hỏi đó, ở một tút viết hai năm trước. Ừ, đã sang tận bờ bên kia, nếu có đi đò trở lại thì hãy lo chuyện lớn đi, ai lại…

Đích thị! Trong khi Trung Quốc quậy ngoài kia; bên này tuổi trẻ Myanmar đang chết cho tự do; khắp nơi nhân loại phải lo đối phó với Covid-19; và cộng đồng Cham cũng gặp khối vấn nạn lớn bé…

Continue reading

Thơ & thơ Việt-83. TÔI & THƠ

Mào đầu.

Vụ nhà thơ Trần Mạnh Hảo hôm qua, tút tôi nhận được khá nhiều còm, đại ý: Khinh thường, xem nhẹ, thôi đừng quan tâm. Có người dường đã qua cầu, nên đùa tôi: “Sara coi bộ rảnh hầy”. Tôi nói: “Một, và chỉ một lần thôi”.

Tôi lâu nay thế, với Cham, Việt hay Tây như nhau. Không xem thường sinh linh nào bất kì, huống hồ nhà thơ tài năng TMH. Nghe, nói 1 lần rồi thôi. Còn thì “khi ko thể yêu thương được nữa, thì hãy tha thứ mà bước qua” – Nietzsche.   

Continue reading

Câu chuyện Cham-9. CHUYỆN CHAM BUÔN BÁN

Cham xưa nổi tiếng buôn bán. Từ hàng cao cấp như trầm hương, kì nam đến hàng rẻ nhất nhưng không thể thiếu: nước ngọt. Cả khi làm tù binh, sinh linh Cham vẫn sang tận Lào để thành kiểu “vua” buôn bán, như ta thường gọi (xem Tạ Chí Đại Trường).

Cham nay vẫn không chừa tật (xem Inrasara, Minh triết Cham-2011). Thổ cẩm là một.

Kể chuyện Cham làm thổ cẩm, dù tránh đề cập việc riêng, tôi không thể không nói về. Đó là người thực việc thật, cả thành công lẫn thất bại cùng nguyên do dẫn đến. Thêm, không ai hiểu tôi hơn tôi, và chuyện tôi không chỉ là chuyện tôi: người của công chúng mà. Các trải nghiệm “quý báu” Cham chưa rõ, chúng cần được đúc kết lại lưu truyền cho thế hệ đi tới.

Continue reading

23. CẢI CÁCH, HAY MUỐN CHAM ĐI THỤT LÙI!

Tút “Đối thoại đạo và đời”, Jalan Dhar Phuel comment, cả ‘chat’ với tôi(*). Xin trả lời chung mấy điểm như sau.

Đầu tiên, bạn hiểu sai chữ CẢI CÁCH. Cải cách khác với cách mạng. Cải cách chỉ thay đổi tiểu tiết; còn cách mạng mới là xóa bỏ, lật đổ. Đám thiêu Cham ‘Ahiêr’ trước là 3,5 ngày, nếu rút lại còn 2,5 ngày là cải cách, bỏ nó đi mới là cách mạng, là “phá hoại”.

Loại bỏ ‘Kut’ ra khỏi đời sống Cham là “cách mạng”, còn đưa phần ‘talaang Lihin’ vào nằm chung ‘talaang Siam’ trong ‘Kut’, là cải cách. Chính ‘Pô Adhya’ Hán Bằng đã làm cuộc cải cách lớn như thế, cả cộng đồng Cham hoan nghênh và mang ơn ông.

Continue reading

Đám tang Cham ‘Ahiêr’-22. ĐỐI THOẠI ĐẠO VÀ ĐỜI

[hay. Sẽ bàn gì ở hội thảo?]

Phân biệt giữa cải cách và tùy tiện, câu hỏi đặt ra: Làm sao có thể cắt đuổi chủ nghĩa Tùy tiện? Câu trả lời: Ba bên: Đạo, tức ‘Halau janưng’, đời [tín đồ] và trí thức cần ngồi lại với nhau.

Lâu nay do không hiểu nhau, thành phê phán. Muốn hiểu nhau, cần ngồi lại, hội thảo bàn tròn các loại, không thể khác.

Câu chuyện Katê, cũ và mới.

Continue reading

Đám tang Cham ‘Ahiêr’-21. CẢI CÁCH KHÁC CHỦ NGHĨA TÙY TIỆN THẾ NÀO?

[đăng lại bài cũ có chỉnh sửa, chuẩn bị cho thảo luận mới]

Năm 2018, bàn về Sân Đa năng ở Chakleng, một bạn facebook cho rằng ở Pajai đã “cải cách” trước đó khá lâu. Không sai! Nhưng đó không là cải cách đúng nghĩa, mà là thay đổi nhỏ lẻ, tùy hứng.

Thế nào là cải cách? Có 4 điểm: [1] Công cuộc xuất phát từ một Ý tưởng rõ rệt; [2] ý tưởng được Thực hiện rốt ráo; [3] có Quy ước và sự tuân thủ quy ước; [4] cuối cùng là cải cách kia Ảnh hưởng lan rộng.

Chakleng nhiều cải cách, tạm diễn giải 3 cải cách liên quan đến Đam.

Continue reading

Đối thoại Cham-41. YÊU, KHÔNG THỂ KHÔNG NHẬP CUỘC

[hay Làm sao nhập cuộc mà vẫn là một Outsider?]

Tôi hội viên Hội Nhà văn Việt Nam nhưng tôi không thuộc về;

Tôi Cham mà tôi không thuộc về Cham;

Tôi sinh linh trên mặt đất lại không thuộc về thế giới này…

Yêu có nghĩa là dám/ biết chiến đấu, để bảo vệ. Như thế, yêu không thể không nhập cuộc. Bạn đi vào giữa lòng sự thể, hết mình với nó. Bạn không thể nói bạn yêu ai, hay yêu cái gì đó rồi mặc tình cho gió cuốn đi.

Trên sân khấu cuộc đời, nếu mãi phận làm khán giả thì bạn vẫn là người ngoài cuộc; bạn lăn xả vào, làm cho nó lan tỏa, chiến đấu bảo vệ nó khi cần.

Nếu ở đó không có lửa, bạn phải đốt lên ngọn lửa; giữ lửa và truyền lửa.

Continue reading

Đối thoại Cham-40. NHÌN TỪ GÓC CẠNH KHÁC

Ta yêu Trump, khoái phong cách bộc trực đến bỗ bã của Trump, và ta “cuồng” Trump. Thế nhưng Trump là người làm chính trị, sắm vai cao nhất: tổng thống Hoa kì. Ta không thể cảm tính với cảm tình mà cần lí tính, xét chính chính sách của ông, để yêu hay ghét.

Dẫu sao con người cứ cảm tính mà hành xử.

Vụ Thủy Tiên làm từ thiện cũng hệt.

Thủy Tiên nổi tiếng, Thủy Tiên tốt, Thủy Tiên làm từ thiện, ta tin và ta nộp vào. Vô tư. Không cần biết kế hoạch trước hay sau đó của cô ca sĩ ấy ra sao. Nghĩa là ta khá thiếu cái lí tính cần thiết cho công cuộc xã hội.

Mào đầu như thế để trở lại câu chuyện Cham.

Continue reading

Đối thoại Cham-39. SPIDERUM, CHAM & “NHẬP CUỘC VỀ HƯỚNG MỞ”

[tin vui từ bọn trẻ]

Ở serie “Hành trình Cham” đầu năm 2020, tôi có loạt bài “Thế giới chưa hiểu Cham, tại sao?”, “Cham đã thực sự hiểu Cham chưa?”, “Cham chưa hiểu Việt”, rồi tạm ngưng ở “Cham chưa hiểu thế giới, tại sao?”

Dăm năm trước, loạt bài bàn về “Bản sắc và sáng tạo”, tiến sĩ Cham PP mỉa mai: “Cham bảo tồn chưa xong nói chi sáng tạo!”, tôi cho anh tiến sĩ này không biết mình nói gì. Tôi dẫn chứng ngay trong Cham: Họa sĩ Đàng Năng Thọ, anh có bảo tồn đâu, nhưng ai dám kêu anh không sáng tạo. Tôi gọi đó là bảo tồn ở cấp độ cao!

Ở một bài viết, ông anh TNT có một ý đáng nhớ, đại để: Nếu mấy thập niên trước người Việt lo chuyện làm thế nào để sống, thì hôm nay cần nhấn vào sống như thế nào.

Continue reading

Đối thoại Cham-38. YÊU CÓ NGHĨA LÀ HÀNH ĐỘNG VÀ… RỜI BỎ

Tôi yêu Tagalau là cái chắc rồi. Bởi không yêu thì không thể kham nổi nó.

– Thế nào là yêu? Là mang nặng đẻ đau, là ưu tư, chăm sóc dưỡng nuôi cho khôn lớn.

Khởi động làm Tagalau, tôi chuẩn bị tư thế của phụ nữ sắp sinh con so: Làm số đặc biệt về Cham trên đặc san Văn nghệ Dân tộc & Miền núi của Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó chuyển chuyên đề về tạp chí Văn nghệ Bình Thuận, rồi tạp chí Văn hóa Dân tộc. Ba kì liên tù tì như thế Tagalau mới ra số đầu tiên để đón Katê đầu thế kỉ XXI.

Continue reading