Câu chuyện Cham-110. CHAKLENG, 3 ĐIỂM NHẤN

[tặng wa Ngọc, nai Minh và Chakleng yêu quý của tôi & 10tr tiền thưởng]

Đây là bài rất rất quan trọng. Tại sao?

[1] Tôi yêu quý Chakleng không phải bởi đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên ‘dar thook padook kiak’, không phải Chakleng luôn mở đầu về cải cách cho các palei khác đi theo – yêu và quý, chính ở: PHẨM CHẤT CON NGƯỜI Chakleng.

Quà thiện nguyện, bà con đến, nhận, nói tiếng ‘đua karun’, ai không có tên, cười cười quay về. Không chen lấn, không lời oán trách.

Chakleng giữ được phẩm chất, cả khi rơi vào hoàn cảnh khốn khó: Mắc kẹt Covid-19. Tôi là người điều tiết phần quà, cháu ruột tôi nghe tin phon xin, tôi hỏi:

Continue reading

H[ậu h]iện đại Việt-1. THƠ INRASARA

40 năm hậu hiện đại thế giới bước sang một phần tư thế kỉ hậu hiện đại Việt, vậy mà mãi hôm nay một bộ phận không nhỏ giới cầm bút và gõ bàn phiếm ta vẫn còn dị ứng với trào lưu văn hóa mang tính toàn cầu này. Không thấy lạ mới lạ.

Để đáp ứng yêu [và nhu] cầu của độc giả tứ phương, tôi đăng serie gồm sáng tác, tiểu luận và phê bình hậu hiện đại tiêu biểu. Biết đâu loạt bài này giúp giải tán được các ngộ nhận, cạnh đó khai mở một lối tiếp nhận văn chương mới, đưa Việt Nam hội nhập với trào lưu văn học thế giới.

Continue reading

Câu chuyện Cham-102. NHỮNG BIỂU TƯỢNG THẤT TRUYỀN

Mỗi dân tộc luôn có một/ một vài biểu tượng. Các yếu tố làm thành biểu tượng:

Địa điểm, đi kèm mảnh đất là kiến trúc hay thấp hơn: cơ sở vật chất, là nơi chốn thu hút cộng đồng nhớ về, hướng về và trở về;

Một biểu tượng đúng nghĩa không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, ý thức hệ xã hội hay nơi cư trú của thành viên dân tộc;

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-09. BIẾT & CẢNH BÁO

Hôm nay bạn biệt thự xe sang, ăn trên ngồi tróc, hưởng mênh mông lợi lộc. Bạn có tự hỏi: Đó là thành quả từ thực tài [bản thể] hay chỉ là thứ hư vị [hiện tượng] bao giờ chưa?

Câu thơ nổi tiếng nhất trong Pauh Catwai, câu thơ như cái trục của mọi vấn đề nhà thơ đặt ra cho kẻ biết, trước biến động thời cuộc. Và trở thành câu nói cửa miệng của Cham, đề tài cho các tranh luận:

Ia bhông ikaan jaang bhông/ Jaan ngok ralông ô hu halau                        

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-06. THI NHÂN RA ĐỜI

Nếu hôm nay, tuyệt đại bộ phận nhà thơ bị coi là vô công rồi nghề, ít học, chập cheng, nhếch nhác thì, truyền thống Ấn Độ [và Cham] đã khác, rất khác (xem thêm: “Six Kinds of Intuitions”, K A Subramania Iye).

Cứ nhìn các bậc thi nhân chính tông Cham như Ariya Glang Anak, Pauh Catwai hoặc thấp hơn – như mới đây, ông ngoại tôi trước khi viết trường ca Ariya Rideh Apwei đã là một thầy cao đạo.

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-05. VÔ DANH

Hãy hình dung trăm ý tưởng tài hoa chịu làm vô danh cho tháp Chàm có mặt

hãy hình dung thêm vạn bàn tay sần chai vì nó, đã ẩn mình

thì có sá chi thơ anh cõi còm chiều ngày tất bật

hãy thả cho gió bạt chúng về mấy cõi hư vinh.

                    (“Ngụ ngôn viết cho mình”, Hành hương em, 1999)

Trích tiểu thuyết Chân dung Cát-2006:

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-4. THỜI THẾ ĐẢO ĐIÊN, LÀM GÌ?

Thời thế đảo điên, bọn cơ hội ăn trên ngồi tróc:

Arok crah canar di ngok xabaan: “Chú cóc ngồi xếp bằng trên bàn cao

Đại biểu cho cả cộng đồng mà kiến thức chỉ là mớ cóp nhặt:

Hajaan lek tha boh dwa boh

Buh di kadoh wak ngok linha

(Mưa rớt giọt một giọt hai/ Nhặt bỏ vào bầu treo lên gióng)

Biết mình kém cỏi, và từ mặc cảm, chúng ưa nói đến văn hóa dân tộc. Thế nhưng khi cần thiết, họ lại là kẻ đầu tiên bán đứng lương tâm mình:

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-3. ARIYA GLƠNG ANAK GIẢI SÂN HẬN

Tại sao các thế hệ trí thức Cham luôn xem Ariya Glơng Anak – một thi phẩm rất mỏng, là tác phẩm lớn nhất, quan trọng nhất?

Cham tiếp nhận và hiểu thông điệp Ariya Glơng Anak thế nào?

… Hirsch cho rằng “đọc thơ là một cuộc phiêu lưu trong sự cách tân, một hành động mang tính sáng tạo, một sự khởi đầu mãi mãi, một cuộc tái sinh của niềm ngạc nhiên”.

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-2. KHÔNG PHÁ ĐỀN THÁP TRIỀU ĐẠI TRƯỚC

[hay. Tháp Chàm, Cham, Việt & tượng đài thế giới hiện đại]

Triều đại đổ, triều đại khác lên, suốt dòng lịch sử Việt Nam bao nhiêu công trình trước đó bị phá, dường chưa có thông kê cụ thể. Riêng Cham, tại sao không phá đền tháp triều đại trước?

Là câu hỏi tôi đặt ra và lí giải đăng web Inrasara.com, ngày 27-5-2018. Nay thử phân tích sâu hơn.

1. Tinh thần Shiva: Phá hủy để sáng tạo, phá hủy và sáng tạo, phá hủy là sáng tạo.

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-1. ‘BHAAP ILIMÔ’: VĂN HÓA DÂN TỘC

Bhaap ilimô’: văn hóa dân tộc (đúng hơn: “văn hóa quần chúng”) là từ cốt tuỷ của Pauh Catwai. Hai lần tác giả nhắc đến, đặt nó ngay cuối câu ariya – lục bát Cham: một câu thể hiện ở dấu hỏi làm sao, thế nào, một ở dấu than e rằng, sợ rằng.

     Câu 38.   Tha boh cơk tajuh giloong

                    Thibar ka throong bhaap ilimô

                    (Một ngọn núi bảy ngả đường/ Thế nào cho thông văn hóa dân tộc?)

Continue reading