Bí mật của thất bại-22. YÊU SỰ THẤT BẠI

[Liên Homestay & Cham vẫn có thể làm giàu, tại sao không?]

Là tâm lí có thật, chứ không giả. Không phải thứ tinh thần chủ bại, mà là tình yêu sự thất bại, đích thực.

Nhắc lại chuyện cũ, trước câu hỏi mang tính khiêu khích: “người Cham có văn hóa à?” thuần kiến thức, mà ta đã bỏ chạy, là yêu thất bại rồi. Chớ đụng câu hỏi tầm: “Chính quyền Việt Nam có xem thường, hay phân biệt đối xử với Cham không?” thì ta còn thèm khát thế nào nữa!?

Continue reading

Minh-triết-Cham-28. SOS! AI CỨU?

66 năm cuộc đời, tôi biết ít nhất 3 vị chức sắc cao nhất Cham mang tâm bệnh, buồn rầu rồi mất. Cả ba tâm bệnh, do ĐỨC TIN. Chuyện tế nhị, tôi đã vài lần kể lướt qua. Hôm nay, một vị Pô Gru có nguy cơ mang tâm bệnh, vì nguyên do khác.

Trường ca Ariya Po Parơng:

‘Cam dok lihik pak Pô Paxeh, Pô Acar’:

Cham còn hay mất là ở chức sắc Cham Ahiêr Awal.

Continue reading

Minh-triết-Cham-27. HIỆN ĐẠI HÓA TRUYỀN THỐNG THẾ NÀO?

[Nói thêm về “Kut Ahiêr, nghĩa trang hậu hiện đại”]

Thêm đánh nhau lớn lại rồi, nhân loại muôn đời mãi thế. Thôi…

KATÊ LẠI VỀ. Sau tút quan trọng này, ta cùng “giải trí” hậu hiện đại suốt mùa Katê, cho vơi đi nỗi người trên trái đất già cỗi, đau thương mà vẫn rất đáng sống.

Tôi nói quan trọng, bởi vấn đề được giải minh mang tính nguyên lí. Biết một là biết tất cả. Xin lặp lại câu trong Ariya Glang Anak:

Continue reading

Bí mật của thất bại-04. KHÔNG BIẾT NGƯỜI

[hay. Tôi đã khiêm tốn một cách đáng ghét như thế nào?]

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vậy mà nhiều vị có học Cham lẫn Việt không chịu học để “biết”, cứ nhắm mắt làm tới.

Bạn học chung lớp thuở Pô-Klong luôn cạnh tranh với tôi. Bạn thuộc hàng khá, chứ không xoàng. Cạnh tranh là điều tốt! Tiếc là nơi đó bạn không hiểu tôi muốn gì. Làm việc ở Ban Biên soạn, bạn Hành chính, tôi kế toán, nghĩa là cấp dưới; nghỉ việc về làm nông dân, bạn coi như tôi xong đời. Ở đây bạn càng không hiểu tôi có gì.

Đó là năm 1992, tôi 35 tuổi. Rồi chỉ 3 năm vào Sài Gòn, tôi xuất bản cùng lúc 3 tác phẩm thuộc 3 thể loại và giật luôn 3 giải thưởng danh giá. Báo chí tụng ca lên mây. Thế là ở quê, bạn rượu vào là lời ra chửi… Inrasara.

Lỗi tại tôi: quá… khiêm tốn, không chịu “nổ” thành ra thế!

Continue reading

Minh-triết-Cham-22. YÊU

Ariya Glang Anak:

Mưyah bbôh urang mưtui thong urang gila

Jôi limuk jôi ba gaup gan gơk katơk

Nếu thấy kẻ đơn côi hay đứa khờ dại

Đừng ghét bỏ với lôi kéo họ hàng đè nén

Không hiểu tại sao sinh linh trong cộng đồng thiểu số, hay nhỏ hơn: trong một gia đình – thay vì đùm bọc, nâng nhau bay lên, lại níu kéo nhau chìm, qua nhiều cách không đáng.

Ta KHÔNG YÊU, chỉ có thể giải thích bằng hai chữ ấy.

Continue reading

Thương ca vô tận-20. THƯƠNG TRƯỜNG PÔ-KLONG KHÔNG?

[hay. Dự án phim “Trường Trung học Pô-Klong – Kí ức một thời”]

Henry Miller: Dường như sứ mệnh chính của con người trên mặt đất này, là NHỚ.

Cham & những biểu tượng thất truyền, ở đó Trường Trung học Pô-Klong là biểu tượng lớn. Từ lò đào tạo của Pô-Klong, các thế hệ trí thức Cham đi vào xã hội. Bác sĩ, kĩ sư, tiến sĩ, nhà văn, nghệ sĩ, cán bộ Nhà nước… đã và đang đóng góp tài và sức xây dựng cho đất nước hôm nay.

Continue reading

Kapet-09-10.

Kapet-09. VƯỢT THOÁT CÁI NHÌN CŨ

Trích ý kiến của tôi: “Rừng tự nhiên, rừng dự phòng, rừng nguyên sinh – phải qua ngàn năm mới có được. Câu hỏi đặt ra, TẠI SAO PHẢI LÀ hồ nước, mà không nhìn theo chiều khác? Tại sao chỉ “giúp dân thoát nghèo”, mà không giữ rừng để giúp dân giàu lên?”

Một bạn chat: “Sara có chủ quan không?” Tôi nói, không. Nhìn khác, làm khác để có thành quả khác – tôi đã có serie tút ấy, ba năm trước. Như vầy nhé.

Kể rằng, sau khi Pol Pot bị đánh đổ, Liên Hiệp quốc có ý tiếp quản Cambodia, biến đất nước này thành Thụy Sĩ của ĐNÁ: trung lập, sạch, đẹp và giàu.

Continue reading

Kapet-08. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG CHAM [từ facebook]

Rất nhiều phản ứng, tôi rút ra 4 ý chính, lượt bỏ các ý trùng lặp.

Karun & Thuk siam cho Đất thiêng, bình an cho tất cả mọi người!

1. Jaya Thiên – Ninh Thuận, ngày 11-9-2023

Chỉ ra 3 điểm quan trong của Đất thiêng và Khu Thánh tích.

“Hai di tích rất quan trọng được xem như là Khu Thánh địa đó là; khu lăng mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu và Pô Haniim Per, gắn với truyền thống hành hương của cộng đồng người Chăm vùng Pajai và BiCam thuộc 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh ngày nay.

Continue reading

KAPET. 6-7

Kapet-06. CEI XAH BIN BINGU – BẢN TỤNG CA

1.

Biết thêm – tóm từ facebook Jaya Thiên:

Pô Haniim Pơr còn có tên khác là Pô Harum Cơk, phu quân Pô Xah Inư – cuối thế kỉ XV. Núi Ông thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông, ở đó có thung lũng Pô Haniim Pơr thuở Ngai lánh nạn đến trú thân. Thung lũng Kapet là nơi cư trú lâu đời của người Cru, Raglai, K’ho, Cham…

Như từ hay dùng ở Ma Lâm, đền thờ Ngài người Cham gọi là Bimông “tháp”, xưa đền nằm trong khu Thánh tích tận rừng sâu. Năm 1968, chiến tranh mất an ninh, bà con thỉnh Ngài về thờ trong làng Palei Pacam – Lạc Tánh. Hằng năm, cộng đồng có 3 kì lễ lớn dành cho Ngài vào dịp Lễ Tế Trâu, Lễ Cabbur, Lễ Tagôk Bimông.

Continue reading

Kapet-05. CHUYỆN KỂ

“Ngư dân bám biển”, cụm từ thường được dùng thời gian qua. Với ngư dân, biển là nhà với bao kí ức dữ lành, được mất. Dẫu sao ở đó, biển vẫn là tự nhiên mênh mông, nơi ta khai thác. Đất ngược lại – hẹp hơn, được bàn tay con người cải tạo, chăm sóc, con người gắn bó hơn, khó rời bỏ hơn.

Đất lành thì ở, đất lở thì đi – ông bà Việt nói thế. Tuy nhiên, để con người gắn chặt hơn với đất, đất cần đến câu chuyện.

Continue reading