Tôi dạy con-37. ĐỪNG LÀM NÔ LỆ TỰ NGUYỆN

Chàm thông minh thì có, chớ còn khờ lắm. Vụ lưu dân Đảo Sulu – Philippines là điển hình [đã kể]. 800 năm đi qua, hôm nay khờ kiểu này vẫn còn tiếp diễn. Tôi biết 2 Chàm mình, một thì ma lanh làm gì cũng tính toán lợi riêng; một còn lại, cứ làm tới, bỏ hoang luôn trí thông minh trời cho.

Trích Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal:

Giận chồng lẩy mẹ tí, tối về ta quẹt vội vài dòng đăng lên facebook. Bị bạn thân chơi khăm hay “bức xúc” chuyện đại sự ngoài kia, ta tút mấy câu tương ngay lên mạng, bất cần biết trời trăng ra sao.

Continue reading

TRẦM CHAM CẦN ĐƯỢC ĐỐT LÊN

“Trầm hương ở đâu cũng tỏa mùi hương” ‘Gihlau asal hapak jang bbau’ – ông bà Cham nói. Hỏi chớ, nếu không được đốt lên thì hương kia lấy đâu mà tỏa! Thế nên, nếu văn hóa Cham là giòng trầm, tôi là kẻ đốt lửa.

Tút “Cham có gì nói với thế giới?” là bảng kê vắn tắt, người chưa tiếp cận văn hóa Cham khó nắm bắt, thế nên vài bạn yêu cầu tôi giải minh.

ĐÓNG GÓP CHO VIỆT NAM

Continue reading

Sống tôn giáo-49. ĐÁM THIÊU & NỖI NIỀM MA HỜI HIỆN ĐẠI

Hôm qua, tôi được Xuan Bao gửi cho tin này [ảnh]. Đọc, tôi tin nick Phu Halen nghĩ thật, đau thật, và viết thật. Là điều quý. Tiếc, bạn không hiểu sự việc, càng không hiểu triết lí Cham, nên mới thế. Xin tuần tự…

[1] Cham Ahiêr (Cham Bà-la-môn) trưởng thành khi mất đi, dù gì cũng nhận được đặc ân tối thiểu: THIÊU. Nếu không qua đám thiêu, sinh linh ấy sẽ thành Ma Hời, là điều Cham hãi nhất đời. Suốt chiều dài lịch sử, đã có hàng triệu Ma Hời tồn tại. “Muôn Ma Hời sờ soạng dắt nhau đi” [Chế Lan Viên]. Bởi đâu? – Người sống chạy loạn, không kịp làm đám thiêu cho người thân mất, để họ ở lại “suốt đời” với đất.  

Continue reading

2-KHANH CÒN, CHAM KHÔNG MẤT

[kỉ niệm ngày anh Ngụy Văn Nhuận về với ông bà]

‘Akhar’ nghĩa là “chữ”, Cham đồng hóa chữ với “tri thức”; ‘khan’: váy. Cả hai được phát âm là “khanh”. Tôi đã kể nhiều câu chuyện về 2 món này, xin gạch đầu dòng kê mấy chi tiết độc, lạ hầu bạn đọc.

[1] Thời hiện đại, tôi chưa thấy Cham nào trân quý ‘Akhar thrah’ như anh Ngụy Văn Nhuận, nhạc sĩ Tantu, và anh Ysa Cosiem, hay trước đó: bác Lâm Nài. Quý vô tư và vô vị lợi, không ý đồ nổ hay để lại dấu vết trên đời. Trân quý đến thành tín.

Continue reading

CHAM – NHÂN DANH & MẠO NHẬN

[hay. Đâu là tinh thần Minh triết Cham?]

Tôi có anh bạn, ham ăn nói, liên tu bất tận, kẹt đâu cứ kêu: Chàm tui như thế, là xong. Cham như thế, còn như thế là như thế nào, và đâu là tang chứng vật chứng, thì chả thấy đâu! Lối mạo nhận vu vơ này cũng lây lan qua vài sinh linh thế hệ mới, mới lạ.

Sự thể tôi đã nêu 10 năm trước, nay triển khai lại, cụ thể hơn.

Continue reading

Bí mật của thất bại-22. YÊU SỰ THẤT BẠI

[Liên Homestay & Cham vẫn có thể làm giàu, tại sao không?]

Là tâm lí có thật, chứ không giả. Không phải thứ tinh thần chủ bại, mà là tình yêu sự thất bại, đích thực.

Nhắc lại chuyện cũ, trước câu hỏi mang tính khiêu khích: “người Cham có văn hóa à?” thuần kiến thức, mà ta đã bỏ chạy, là yêu thất bại rồi. Chớ đụng câu hỏi tầm: “Chính quyền Việt Nam có xem thường, hay phân biệt đối xử với Cham không?” thì ta còn thèm khát thế nào nữa!?

Continue reading

NHÀ VĂN & CHUYỆN KỂ

[Les Kosem, Pô-Klong, Chakleng, và…]

Nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc, tôi nói thế. Lưu giữ và kể. Kể câu chuyện nào đó, dù lớn dù nhỏ, một khi tôi đã thoát ra khỏi nó – trước đó.

Sự sự diễn ra, tôi lập hồ sơ, lưu vào vùng thẳm sâu vô thức, và QUÊN – chớ không để cho chúng dằn vặt. Mãi khi có chuyện, nó bật ra, và tôi kể. Tự nhiên như nhiên.

Lưu giữ, không chỉ kí ức dân tộc mà, mọi mọi. Thời gian trôi đi, các sinh linh rời đi và lãng quên, mỗi nhà văn ở lại với câu chuyện. Tôi làm kẻ kể chuyện ngay từ tuổi 15 qua các palei Cham và, tận hôm nay.

Continue reading

Minh-triết-Cham-28. SOS! AI CỨU?

66 năm cuộc đời, tôi biết ít nhất 3 vị chức sắc cao nhất Cham mang tâm bệnh, buồn rầu rồi mất. Cả ba tâm bệnh, do ĐỨC TIN. Chuyện tế nhị, tôi đã vài lần kể lướt qua. Hôm nay, một vị Pô Gru có nguy cơ mang tâm bệnh, vì nguyên do khác.

Trường ca Ariya Po Parơng:

‘Cam dok lihik pak Pô Paxeh, Pô Acar’:

Cham còn hay mất là ở chức sắc Cham Ahiêr Awal.

Continue reading

Minh-triết-Cham-27. HIỆN ĐẠI HÓA TRUYỀN THỐNG THẾ NÀO?

[Nói thêm về “Kut Ahiêr, nghĩa trang hậu hiện đại”]

Thêm đánh nhau lớn lại rồi, nhân loại muôn đời mãi thế. Thôi…

KATÊ LẠI VỀ. Sau tút quan trọng này, ta cùng “giải trí” hậu hiện đại suốt mùa Katê, cho vơi đi nỗi người trên trái đất già cỗi, đau thương mà vẫn rất đáng sống.

Tôi nói quan trọng, bởi vấn đề được giải minh mang tính nguyên lí. Biết một là biết tất cả. Xin lặp lại câu trong Ariya Glang Anak:

Continue reading

Bí mật của thất bại-04. KHÔNG BIẾT NGƯỜI

[hay. Tôi đã khiêm tốn một cách đáng ghét như thế nào?]

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vậy mà nhiều vị có học Cham lẫn Việt không chịu học để “biết”, cứ nhắm mắt làm tới.

Bạn học chung lớp thuở Pô-Klong luôn cạnh tranh với tôi. Bạn thuộc hàng khá, chứ không xoàng. Cạnh tranh là điều tốt! Tiếc là nơi đó bạn không hiểu tôi muốn gì. Làm việc ở Ban Biên soạn, bạn Hành chính, tôi kế toán, nghĩa là cấp dưới; nghỉ việc về làm nông dân, bạn coi như tôi xong đời. Ở đây bạn càng không hiểu tôi có gì.

Đó là năm 1992, tôi 35 tuổi. Rồi chỉ 3 năm vào Sài Gòn, tôi xuất bản cùng lúc 3 tác phẩm thuộc 3 thể loại và giật luôn 3 giải thưởng danh giá. Báo chí tụng ca lên mây. Thế là ở quê, bạn rượu vào là lời ra chửi… Inrasara.

Lỗi tại tôi: quá… khiêm tốn, không chịu “nổ” thành ra thế!

Continue reading