RAMƯWAN, BUỒN VÀ NHỚ… PÔ RÔMÊ

Chủ nhật, thêm lễ Hùng Vương, 3 nhóm bạn mời lai rai – tôi kêu bận. Ngược lại, tôi mời 3 nữ, 3 nam Cham cà-phê nói chuyện, tất cả đều… bận.

Buồn, tôi chạy xe cô độc dọc biển Phan Rang, và nhớ… Pô Rômê. Lần đầu tiên trong đời tôi nghe tâm hồn mình yếu đuối.

Tút hôm qua, tôi viết “Pô Rômê – vị vua tài ba nhất của lịch sử Champa”, bị ông anh kêu: không đâu, Sara ơi. Dẫu sao “tài ba nhất” khác với “anh minh nhất” của Pô Klong Girai, bởi Pô Rômê bị đẩy vào hoàn cảnh lịch sử quá cay nghiệt.

Continue reading

RAMƯWAN BUỒN, CÓ NÊN GIẬN… TÔN PHO KHÔNG?

Pacam, làng cuối cùng của Cham miền Trung. Nếu Bumi kẹt lại do muộn “chờ tàu”, thì Pacam chạy loạn lên đến đây thì tự dừng lại.

Suối Cát khá lớn, mang nước dẫn ngược lên sông La Ngà nằm phía đông bắc làng hiện tại bốn cây số, rồi đổ vào sông Đồng Nai. Đoàn di dân không đi tiếp, dựa lưng vào núi, trụ lại. Có giặc là biến, an toàn.

Ngày xưa, khu vực Danao Galơng bên kia sông La Ngà cách làng hiện tại về hơn mươi cây số là dân tộc Churu, bên này: Danao Hling gọi là Khu Chôm Nhỏ thuộc Cham. Ở đây có ‘Ghurrak’ “nghĩa trang cổ” qua thời gian bị xâm lấn, nay chỉ còn khoảng một sào rưỡi đất cạnh đường Trần Hưng Đạo. Cham Bà-ni ở đâu dựng Ghur ở đó.

Continue reading

RAMƯWAN BUỒN

Sáng sớm 7-4, lên xe về Pacam – làng cuối của Cham miền Trung. Cơm trưa nhà Kim Thanh, liền vội qua Sang Mưgik: quý chức sắc đang chờ. 40 vị chớ chẳng ít. Tay bắt mặt mừng, như kẻ lạ từng quen biết từ xưa xa.

Chiều, tôi lang thang qua vài hẻm làng: nghèo, quá nghèo. Tối, lần nữa vào Sang Mưgik gặp mặt thân hào nhân sĩ, tôi mới biết thêm dân Pacam học ít và ít học quá! – Buồn!

Chiều hôm qua, 8-4 tôi được bạn đưa đi vòng quanh thị trấn Tánh Linh, thăm ba khu Ghur Bini, cả Ghur cổ. Tôi thèm vào ‘talabaat muk kei’ (lễ bái tổ tiên), nhưng không, tôi không mang theo ‘kaya angui’ (y phục đặc dụng). Hẫng!

Continue reading

Chế Vỹ Tân: TÂM THƯ GỬI BÀ CON CHĂM BÀ-NI

(Nguyễn Văn Tỷ, 88 tuổi, cán bộ hưu trí dân tộc Chăm, tôn giáo Bà-ni, viết tâm thư về sự vụ: Tôn giáo Bà-ni không có tên trong danh mục Ban tôn giáo Trung Ương).

Bà con Bà-ni quý mến!

Thông tin về Đại hội tôn giáo tại Bình Thuận 16-3-2022, thống nhất tên gọi Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.

Đã có ý kiến trái chiều từ dư luận, một số ít ủng hộ, đa phần phản ứng khá gay gắt, tạo sự hiềm khích giữa các tín đồ, nguy hiểm đến tình đoàn kết và sự bất ổn trong cộng đồng nhỏ bé Chăm.

Continue reading

Câu chuyện Cham-112. ĐÂU LÀ THẾ HỆ MỞ?

Năm 2017, ở bài viết “Thông điệp cho Cham: Hôm qua, hôm nay và ngày mai”, tôi phân kì cộng đồng Cham sau đại khủng hoảng làm 5 giai đoạn [có chỉnh sửa]:

Sau giai đoạn [1]: Sống sót, và giai đoạn [2]: Ổn định, là…

Giai đoạn [3]: Bản sắc, đây là giai đoạn văn bản viết tay Cham được tìm chép lại nhiều nhất. Giai đoạn này kéo dài từ thời ông Dương Tấn Phát [tác giả Luật Hôn nhân và Gia đình Cham], Pô Thiên [tác giả Ariya Po Thien], Phú Bô [Ariya Rideh Apwei] cho đến Thiên Sanh Cảnh [chủ bút Nội san Panrang]…

Continue reading

CĂN TÍNH VIỆT, CHAM & ĐÂU LÀ LỰC CẢN?

[môi trường, tôn giáo… và sự tha hóa]

[1] Môi trường sống làm nên căn tính. Soi vào Việt và Cham, là rõ nhất.

Đại Việt, vịnh Bắc bộ chỉ như cái ao lớn, có ra khơi về lộng cũng không quá 7km, nên đi xa xíu là sợ. Sợ biển trở thành tâm tính Việt. Khi giặc phương Bắc ép, người Việt phải lấn xuống phương Nam.

Cham thì khác. Duyên hải miền Trung mở ra biển Đông [hay biển Champa, như Ngô Bảo Châu đề nghi] tôi rèn dân Cham thành đứa con của đại dương. Thế nên cho dù Cham quan niệm về đất khác Việt, nếu đất của Việt chỉ là nơi “chôn nhau cắt rốn” liên quan đến thân xác thì Cham gồm thâu cả tâm linh mới thành đất Cham [‘Dar thook padook kiak’: Chôn nhau đăt viên gạch], Cham sẵn sàng rời bỏ đất mà đi, vì họ vẫn còn đất sống: biển.

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa: VÀI ĐÍNH CHÍNH

[về Ngôn từ và Văn hóa]

Tiếng Cham suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó bị dùng sai lệch. Mấy lần tôi đã bàn, nay đưa vài điểm cụ thể.

[1] WAH GE, một điệu trống Ginang là điệu “chèo thuyền” ta hay đọc sai thành ‘hua ge’ (kéo bẫy), do không hiểu từ ‘wah’ là “chèo”.

[2] BIMÔNG: tháp, phải là một cụm 3-4 cái mới gọi là ‘bimông’ (nghĩa đen là: chùm, quày).

Continue reading

Câu chuyện Cham-110. CHAKLENG, 3 ĐIỂM NHẤN

[tặng wa Ngọc, nai Minh và Chakleng yêu quý của tôi & 10tr tiền thưởng]

Đây là bài rất rất quan trọng. Tại sao?

[1] Tôi yêu quý Chakleng không phải bởi đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên ‘dar thook padook kiak’, không phải Chakleng luôn mở đầu về cải cách cho các palei khác đi theo – yêu và quý, chính ở: PHẨM CHẤT CON NGƯỜI Chakleng.

Quà thiện nguyện, bà con đến, nhận, nói tiếng ‘đua karun’, ai không có tên, cười cười quay về. Không chen lấn, không lời oán trách.

Chakleng giữ được phẩm chất, cả khi rơi vào hoàn cảnh khốn khó: Mắc kẹt Covid-19. Tôi là người điều tiết phần quà, cháu ruột tôi nghe tin phon xin, tôi hỏi:

Continue reading

Chuyện đời thường. VĂN HÓA TẨY CHAY

Ở tút “Nói & làm”, ta đã thấy văn hóa bạo lực diễn ra ở hai chiều song song ra sao rồi. Tại đó…

“Đuối lí ở một tranh luận hay bất lực trước sự thể, ở thế yếu: ta đổ cả đống ngôn từ đằng đằng sát khí lên đối phương; ngược lại khi có quyền hành: ta ngang nhiên sử dụng bạo lực để đè bẹp.”

Continue reading

Câu chuyện Cham-103. TỪ CÂY CHỜ ĐẾN ĐÁ CHỜ

Bà Trời ban cho tôi thứ trí nhớ kì lạ, nhất là trí nhớ về câu chuyện. Bất kì chuyện gì, sự thật và hư cấu, giai thoại hay lịch sử… Đọc, nghe qua một lần là nhớ, dính nhặt. Không muốn nhớ cũng nhớ, nhớ đến từng chi tiết vụn nhất. Để những lúc rảnh rỗi, thả hồn theo chuyện kể, tôi liên tưởng và tưởng tượng, kết nối và sắp đặt, làm thành câu chuyện Cham.

Tôi lại là đứa ham đi và ham hóng, nhờ đó trong tôi đựng chứa bát ngát câu chuyện. Tôi ý định dồn tất cả vào tiểu thuyết sử thi Con đường Vô tận, cũng khởi viết từ năm 1990, được 2 tập thì công trình “vĩ đại” này nửa chừng đứt gánh, đến tôi không thể trở lại được nữa.

Continue reading