CĂN TÍNH VIỆT, CHAM & ĐÂU LÀ LỰC CẢN?

[môi trường, tôn giáo… và sự tha hóa]

[1] Môi trường sống làm nên căn tính. Soi vào Việt và Cham, là rõ nhất.

Đại Việt, vịnh Bắc bộ chỉ như cái ao lớn, có ra khơi về lộng cũng không quá 7km, nên đi xa xíu là sợ. Sợ biển trở thành tâm tính Việt. Khi giặc phương Bắc ép, người Việt phải lấn xuống phương Nam.

Cham thì khác. Duyên hải miền Trung mở ra biển Đông [hay biển Champa, như Ngô Bảo Châu đề nghi] tôi rèn dân Cham thành đứa con của đại dương. Thế nên cho dù Cham quan niệm về đất khác Việt, nếu đất của Việt chỉ là nơi “chôn nhau cắt rốn” liên quan đến thân xác thì Cham gồm thâu cả tâm linh mới thành đất Cham [‘Dar thook padook kiak’: Chôn nhau đăt viên gạch], Cham sẵn sàng rời bỏ đất mà đi, vì họ vẫn còn đất sống: biển.

Là đứa con đại dương, Cham từng PHIÊU LƯU sớm đến tận Ấn Độ [thế kỉ V], Nhật Bản [thế kỉ VII], Philippines [thế kỉ XI], Đài Loan [thế kỉ XIII] ở đó Biển Đông chỉ như cái chợ ngày thường.

Qua phiêu lưu, Cham sáng tạo để nó trở thành căn tính được thể hiên qua nền kiến trúc – điêu khắc, chữ viết…  

[2] Nữa, tôn giáo! Nếu Việt tiếp nhận Phật, Lão, Khổng là ba tôn giáo không thuần túy rất dễ “đồng nguyên” mà không phải sống chết giành đất sống, thì Cham ngược lại.

Không biết may mắn hay rủi ro, Cham tiếp nhận Ấn Độ giáo và Islam, là hai loài đụng nhau đâu là tan cửa nát nhà đấy. Tan từ Ấn Độ đến Pakistan, tan sang Bangladesh lan tận Champa xa xôi. Mãi thế kỉ XVII, khi đức vua Pô Rômê hóa giải Islam thành Bà-ni và hòa giải với Bà-la-môn để thành tôn giáo dân tộc ‘Ahiêr Awal’, Champa mới yên. Yên để rồi biến hắn không lâu sau đó.

Sự thể để dấu ấn đậm trong tâm hồn sinh linh Cham tao nên thứ căn tính QUYẾT LIỆT đến chết bỏ! Là thứ mà người Việt khá thiếu.

Và nhiều khác biệt nữa…

Tôi viết: “Tất cả chúng tập đại thành nên CĂN TÍNH VIỆT NAM chung, khả thể làm nên một Việt Nam hùng mạnh.” Thế nhưng…

[3] Nếu Cham xưa,

Buổi tối đám tang, các cụ họp nhau tranh biện ‘pacôh xakarai’ về triết học, về lịch pháp, về chữ và sách; lễ Rija Prong 7 ngày đêm, sinh hoạt ngoài lễ chính ‘lingiu adat’ là màn Hát vãi chài ‘pôic jaal’ thu hút đám đông; còn ngày thường những đêm trăng, dân làng tụ về ngồi chiếu xe nghe nghệ nhân kể chuyện…

Hôm nay thế nào? Mạc Văn Trang cảnh báo: Cham đang bi tha hóa! Katê, Ramưwan là ăn nhậu, du hí và livestream khoe giàu, sang, hạnh phúc. Các buổi đám là tiến lên, lô tô, dóc phách, tán gẫu…

Tóm: Cham gan dạ đi, Việt gan lì ở.

Có căn tính tốt [Cham: quyết liệt, phiêu lưu sáng tạo…] mà nền giáo dục không khuyến khích, tạo môi trường dưỡng nuôi, chúng teo tóp chỉ qua vài thế hệ. Có căn tính tốt [Việt: bám đất giữ làng] mà giáo dục và thể chế khiến dân khí yếu nhược, đất nước suy vong một ngày không xa.

Tôi nói: Trung quốc không còn “dại” như cha ông họ, để mỗi bận kéo quân sang Đai Việt là mỗi bận ốm đòn, ốm đòn cho đến tận… 1979. Nay họ khôn ra, cứ đánh thẳng vào THAM LAM của nhiều bộ phận người Việt – là thắng.

Chả cần động binh, cũng thắng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *