VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

Thuyết tại Viện Ngôn ngữ – Hà Nội, 9g ngày 11-8-2022

Phần 1.

CHAM ĐÓNG GÓP GÌ VÀO NỀN VĂN HÓA ĐA DÂN TỘC VIỆT NAM?

1. Dòng máu

Hơn 10 vạn tù binh Cham ra Bắc, họ làm gì?

Bộ phận Cham ở lại miền Trung: “Chúng ta là người Chàm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm” (Hồ Trung Tú)

Canh Cụ: hai làng Xuân Quang, Xuân Hội ở Bắc Bình, Bình Thuận  

Họ Trà, Chế tại miền Trung ngày nay

Continue reading

Linh mục Nguyễn Trường Thăng: AI LÀ NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ VĂN HÓA CHAMPA?

Gs Lefèvre Vincent: Muốn nhận là thừa kế di sản cần có: Sự hiện hữu các di tích, sự hiện hữu của người thừa kế, nhà thừa kế phải ý thức nhìn nhận giá trị di sản, và họ thể hiện sự ý thức nhìn nhận đó qua việc bảo dưỡng và nghiên cứu.

Lm Nguyễn Trường Thăng: “Trong giai đoạn toàn cầu hóa mọi việc, kể cả văn hóa hôm nay, thời điểm mà các nền văn hóa lớn muốn áp đặt, chèn ép, triệt tiêu các nhóm thiểu số, nếu dân tộc Việt Nam tiếp tục suy nghĩ nông cạn bằng cách loại trừ những nhóm thiểu số tại quê hương, không nhận ra những đóng góp giá trị của các nền văn hóa đó thì tự mình làm nghèo đi di sản và không góp phần làm phong phú thêm di sản vật thể cũng như phi vật thể của thế giới”.

Continue reading

Trường Trung học Pô-Klong. LÀM ĐI, ĐỪNG KHÓC!

“Đời con gái cũng cần dĩ vãng, mà em tôi chỉ còn tương lai” (“Bài không tên số 4”)

[1] Thông tin “Sara ra Bắc lần này, có gì lạ?” đăng ngày 21-6 với 9 chủ đề rõ ràng, tôi mời các nơi đăng kí:

1- Văn học ngoại vi Việt Nam, cần nhìn nhận như thế nào?

2- Chúng ta nợ gì văn học miền Nam trước 1975?

3- Đâu là cái mới của thơ Việt thời đổi mới?

4- Thơ hậu hiện đại và sau hậu hiện đại Việt

5- Sau Mở Miệng, thơ trẻ ở đâu?

6- Thơ Dân tộc thiểu số sau kì ngủ đông

7- Phê bình, để làm gì?

8- Văn hóa Cham nhìn từ Cham

9- Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-14. CHAM ISLAM, ĐẠO CHÚA & THÁP

Lãng du tháp Chàm, để ý xíu, ta hiếm khi thấy bóng dáng sinh linh Cham Muslim hay đức tin khác. Lạ không!? Bởi nói đến Cham,

– biểu tượng tối thượng là THÁP CHÀM

– thân phận lịch sử là DÂN TỘC MẤT NƯỚC

– tâm thế chủ đạo là BẢO TỒN BẢN SẮC

– phương tiện hợp nhất là TIẾNG NÓI.

Vậy việc xét xem các cộng đồng Cham ứng xử với mỗi sự thể ấy như thế nào, là điều cần thiết.

Câu chuyện.

Continue reading

HUYỀN NGHĨA CỦA CHẤP NHẬN 1-4

Con không thể chọn làm đứa con Tổng thống Pháp hay cháu đích tôn Quốc vương Brunei

con không thể chọn ra đời ở Thái Lan hay Mỹ quốc

con là Cham ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

(còn hơn thế: chín tháng mười ngày trước khi vỡ tiếng khóc)

khi con cắm rễ nơi đây

hay khi con lang bạt tận cùng trời

con cứ là Cham cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời.

Tháp nắng-1996.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. HOA HẬU, RỒI GÌ NỮA?

[hay. Đâu là lí tưởng của cô gái trẻ, đẹp Cham hôm nay?]

Sinh linh Cham nào đó làm được việc gì đó cho cộng đồng, cộng đồng có thể quên, chớ nhà văn, bạn không được quyền. Bởi nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc.

Viết URANG CHAM [về 40 nhân vật Cham], tôi không nhằm thêm đầu sách vào “sự nghiệp” của mình, mà là một ghi nhận, một tạ ơn, và một gợi hứng.

Về “nhân vật” trẻ nhất: QUA THỊ HỒNG LOAN, ở tiểu thuyết Hàng mã kí ức-2011, tôi viết:

Continue reading

Câu chuyện Cham-118. NHÀ NGHIÊN CỨU: XÁC CHẾT DI ĐỘNG

Tôi được cho là nhà nghiên cứu, của đáng tội – tôi hay đùa mấy ngữ này, cái tủ đựng hồ sơ ấy! Tôi từng [và còn] hãnh diện về các khuôn mặt nghiên cứu Cham, khi so với anh chị em trên Cao Nguyên; hãnh diện rồi cật vấn: Để làm gì, mớ ba mớ bảy đó?!

Nghiên cứu để cất thư viện cho kẻ sau đến nghiên cứu cất thư viện… Rồi mỗi tiểu luận đăng lên, mỗi cuốn sách in ra làm cái TÔI phồng lên như bảnh nở ấy!

Thời gian qua, cộng đồng Cham nẩy nòi hiện tượng tranh nhau khoe của , khoe “giàu”; hết đua nhau ăn diện, ăn chơi đến giành nhau lên phây khoe sang, khoe “hạnh phúc”.

Phía khác, Cham một thời đua nhau làm thơ; hôm nay ta cạnh tranh nhau làm nhà… nghiên cứu. Nguy tai, nguy tai!

Continue reading

Câu chuyện Cham-116. Vấn đề Cham hôm nay. ĐỨT KẾT NỐI

Tôi tiếng là “cô độc”, kẻ ca ngợi “cô đơn”, lại là sinh linh kết nối đáo để!

Sau Covid-19, Jakha đề cập về sự kết nối ở thế hệ Cham trẻ, nhờ tôi giới thiệu vài khuôn mặt. Tôi đã, nhưng rồi sau ba tháng, sự vụ chả tới đâu? Ở quê, tôi mươi lần gợi ý, cả nữ và nam Cham thế hệ sau tôi, và rồi nó cứ hẫng.

Ngoảnh lại và nhìn quanh, tôi chưa thấy nhóm Cham nào kết nối nhau để thực hiện mục đích cụ thể và dài hạn nào đó để cho ra thành quả nào cả. Hội đồng hương, hưu trí hay bằng hữu tụ tập nhậu nhẹt nổ trên trời dưới đất thì có, còn lại – không. 20 năm rồi là gì!

Continue reading

Mốt trí thức mới: CHIẾM DỤNG VĂN HÓA

[& vụ Múa Hầu đồng điện tử trên Tháp Bà, tiệc tùng trong khuôn viên tháp Pô-Klong, và gì nữa…]

1. Sáng mở mắt, tôi nhận ngay 3 link của bạn văn, về nó. Cảm ơn lắm lắm. Đọc, nghe hay, nhưng không lạ. Đạo, ăn cắp hay nhẹ hơn: vay mượn, tiếp thu sáng tạo… Hôm nay, nó là “chiếm dụng văn hóa” culture appropriation.

Miễn định nghĩa lại hay diễn giải thêm, chỉ cụ thể vài điểm:

Vụ việc tương tự không mới, đại ý như Picasso: Thiên tài là ăn cắp; Xuân Diệu: Ăn cắp không sao, vấn đề là phải biết phi tang.

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. CHỮ ‘JAWA LAI’ TỪ ĐÂU MÀ RA?

Một tút của tôi có nhắc đến chữ ‘‘Jawa lai’, một bạn còm: “cái gọi Jawa lai rất miệt thị và xúc phạm” – đúng! Bạn khác còm thêm, rằng tôi nói vô bằng chứng, “nói nhảm, a-dua, bầy đàn”. Tôi có trả lời qua, nay xin nói rõ hơn.

Trước tiên, Báo Mang Xoài ở Văn Lâm là Muslim chính hiệu, anh là người bạn rất thân của tôi, thân nhau cho đến anh mất. Bạn khác: Kiều Chí ở Thành Tín mươi năm trước bỏ Bà-ni theo Islam, hai chúng tôi vẫn là bạn. Tôi còn có cả ngàn người thân quen là Cham Muslim ở nhiều vùng miền khác nhau nữa. Không ai gọi họ là ‘Jawa lai’ cả!

Vậy ‘Jawa lai’ là ai?

Continue reading