Hành trình Cham-65. Phụ lục-3. NGUYÊN DO NÀO VIỆT TIẾP NHẬN VĂN MINH CHAMPA? VÀ TIẾP NHẬN NHỮNG GÌ?

[Tút này chỉ đề cập khu vực phía Bắc]

Nguyễn Tiến Đông có bài nghiên cứu dài: “Yếu tố văn hóa Cham Pa ở kinh đô Đại Việt và vùng phụ cận”, đăng Tia Sáng, 2-8-2020. Xin tóm lược.

Ý CHÍNH (trích nguyên văn)

“Tại sao các yếu tố Champa lại ảnh hưởng tới Đại Việt đậm sâu như vậy?

Ở thời điểm vừa bước ra khỏi một nghìn năm Bắc thuộc, các vị vua Đại Việt phải khẳng định những dấu ấn mới của một quốc gia độc lập.

Nhưng tạo được một hình hài riêng như thế nào là một bài toán không dễ, bởi kinh thành Thăng Long được dựng lên bằng tâm hồn Việt, ý chí Việt nhưng rõ ràng những ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác là không nhỏ.

Đại Việt lấy nguồn cảm hứng từ phương Nam, từ Champa để tạo nên một đối trọng với phương Bắc, một diện mạo mới cố gắng tách khỏi sự ràng buộc trong văn hóa từ phương Bắc cũng là điều tự nhiên, hoàn toàn tự nhiên.

Từ nguồn văn hóa phương Nam này cha ông chúng ta đã nhận ra đây chính là một trong những yếu tố làm nhạt nhòa sự mô phỏng từ phương Bắc, hay nói theo cách của cố GS Trần Quốc Vượng là việc “giải Hoa hóa”. Nhờ đó tiền nhân chúng ta đã tạo nên một nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, và một kinh đô rất Việt nhưng cũng ẩn chứa nhiều tinh hoa của văn minh bên ngoài.

Cha ông chúng ta đâu có photocopy Champa, cha ông chúng ta học hỏi tiếp nhận và sáng tạo những tinh hoa ấy dựa trên một nền tảng văn hóa bản địa, trên nguồn lửa từ Mặt trời Đông Sơn bùng phát sau ngàn năm Bắc thuộc tưởng chừng như đã tắt để thắp sáng một ngọn lửa Việt không chỉ trên kinh đô Thăng Long mà còn trên cả xứ sở này.”

VÀI CỨ LIỆU (Inrasara tóm tắt)

– Dòng máu Cham trên đất Việt như làng mạc, con người…

– cả một quần thể di tích chùa chiền mang dấu vết Champa

– dấu vết các công trình dân sinh như những giếng nước mang đậm tính kỹ thuật của người Cham

– một nhân vật vừa mang tính vật thể vừa phi vật thể có nguồn gốc Champa, đó là những pho tượng Phỗng. Có trò diễn trong lễ hội làng gọi là trò Chiêm Thành

– những làn điệu dân ca

– và những dấu vết với cuộc khai quật di tích Hoàng Thành Thăng Long…

(đọc cả bài ở đây https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Yeu-to-van-hoa-Cham-Pa-o-kinh-do-Dai-Viet-va-vung-phu-can-25398)

Hành trình Cham-63,64. Phụ lục-1,2. VIỆT HIỂU CHAM NHƯ THẾ

Hành trình Cham-63. Phụ lục-1. VIỆT HIỂU CHAM NHƯ THẾ

Tút của Nguyễn Gia Việt mới đăng ngày 21-6-2020, có tên: “Duyên nợ lẩn thẩn giữa Việt cùng Chân Lạp/Khmer và Chiêm Thành/Champa xưa”. Ít nhất có 3 bạn link và đề nghị tôi có ý kiến. Bài viết dường chỉ “gom” lại nhiều ý của 2 nhà nghiên cứu trước đó, và không ghi nguồn tham khảo. Tôi tạm tóm làm 3 ý chính có vẻ quan trọng.

Đố vụi: Bạn Fb biết đâu là điểm sai? Và sai thế nào?

1. Ngày nay dân tộc Chàm trên toàn thế giới còn chừng 400.000 người, trong đó ở Việt Nam là 145.000 người, ở Cam Bốt có chừng 250.000 người, ở Thái Lan 15.000 người, ở Mã Lai có 10.000 người.

Continue reading

Hành trình Cham-51. CHAM CÓ QUYỀN ĐẶT TÊN TIẾNG CHAM CHO KHAI SANH KHÔNG?

Bàn về HỌ Cham, ở đây không thuần nghiên cứu, mà mục đích đi đến giải quyết vấn đề. BÀN là đưa vấn đề ra để cùng thảo luận, và để BIẾT tương đối đúng, nhất là với chủ đề hóc búa là HỌ Cham. Tuy nhiên không phải vì thế, mà ta tán thiếu nền tảng. Như tôi thường nói, mỗi vấn đề Cham cần đặt trên 3 chân kiềng mới vững (xem Minh triết Cham).

Từ 3 chân kiềng đó, ta xác định MẤU CHỐT. thế nên,

– Tôi rất trân trọng ý kiến của Abdulkarim Bin Abdulrahman, dù còm ấy có vẻ “phê” tôi. Tôi chỉ trả lời đơn giản: “Đó là sai chi tiết ngoài lề, cứ tạm chấp nhận sách “kinh điển”. Mục tiêu tút này nhấn về điểm chính”

Continue reading

Hành trình Cham-50. HỌ CHAM TỪ CỔ ĐẾN KIM-3

[hay: Cham hiện nay có khuynh hướng lấy HỌ nào?]

Qua phân tích, ta thấy Cham có 4+1 “kiểu” HỌ.

[1] HỌ dòng tộc như họ Pô Rômê, họ Pô Gihlau, họ Gađak (của Inrasara), họ Amil Apwei ở Hữu Đức… dường chưa ai dùng đặt cho mình cái tên cả!

Coi như các vị này được yên vị.

[2] JA (nam) hay (nữ) trước cái tên, thì gần như đi vào lịch sử rồi.

Ja Mrang (Huỳnh Ngọc Sắng), Ja Mưta Harei (nhà nghiên cứu Thiên Sanh Cảnh), Jalau (thi sĩ Trượng Văn Lầu).

Nhìn qua VĂN hay THỊ bên Việt, hiện nay ít ai xài đến nó.

Mẹ tôi: THỊ Chiều, chị cả tôi THỊ Hám, còn em gái tôi lại là PHÚ Thị Những.

Continue reading

Hành trình Cham-49. HỌ CHAM TỪ CỔ ĐẾN KIM-2

[hay: HỌ Trương, Đàng, Phú, Nguyễn… của Cham từ đâu ra?]

1. Nguyễn Văn Luận (Người Chàm Hồi giáo Miền Tây Nam phần Việt Nam, 1974) cho hay, bốn họ Ông, Ma, Trà, Chế chỉ dành cho vua. Quần chúng Cham thì cứ đặt JA (nam) hay MƯ (nữ) trước cái tên, hệt VĂN hay THỊ bên Việt.

Thời gian gần đây, Cham ít dùng hai “họ” này, nghĩ rằng thế thì tầm thường quá. Dẫu sao đã có không ít vị lấy nó đặt bút danh. Ja Mưta Harei (nhà nghiên cứu Thiên Sanh Cảnh), Jalau (thi sĩ Trượng Văn Lầu). Vẫn đẹp và sang trọng đáo để!

Họ tên riêng là vậy, còn chung cho dòng tộc, Cham đặt HỌ cho dòng tộc mình theo tên vua, thần: họ Pô Rômê, họ Pô Gihlau; đặt theo tên loài cây trụ trong ‘‘‘Kut’, Ghur’: họ Gađak (của Inrasara), họ Amil Apui ở Hữu Đức…

Continue reading

Hành trình Cham-48. CHAM CHƯA HIỂU CHAM-1

[hay: HỌ Cham từ cổ đến kim]

– Đặt tên cho mình kiểu như Po Dharma, Musa Porome, Yang Neh có xúc phạm bậc đế vương hay thần thánh Cham không? Là câu hỏi Cham hay đặt ra mươi năm qua;

– “Không biết căn cứ vào tư liệu nào tác giả Inrasara cho rằng vua Chăm có những họ như trên?” [Indra, Jaya, Cri, Maha…], là câu hỏi của báo Ninh Thuận [hay Sakaya?]

Continue reading

THẾ NÀO LÀ ‘BBANG KHAR’ ĂN CHỮ?

1. ‘Bbang akhar’ là ăn chữ, còn ‘Akhar bbang’: chữ ăn.

Kẻ đọc sách đến mê muội, như tôi thuở 20, tay không rời khỏi sách; sách rơi vào tay là đọc, cắm cúi đọc, không suy nghĩ, cũng không thèm ghi chép, chỉ tương cận ‘bbang akhar’ chứ không là.

Bbang akhar’ là kẻ bị ‘akhar bbang’, chữ ăn, chữ hành cho khốn đốn.

Continue reading

LÀM THẾ NÀO CẤP TAPAH CÓ THỂ RỜI BỎ “TAM CHÚNG”?

[hay: “Chuyện Hoàn cảnh Cham và “Luận sư” Inrasara]

1. Thử tưởng tượng một đạo sĩ Cham, sau khi HỌC cho ra học (15-30 tuổi), Ông đi vào đời lấy vợ sinh con, nuôi chúng khôn lớn. Thực hiện xong bổn phận TAM CHÚNG (30-60 tuổi), để sau tuổi 60, Ông rời bỏ gia đình để HÀNH ĐẠO.

Không còn rừng để vào, Ông lang thang qua các palei hành lễ cho tín đồ, ăn ở đó; xong lễ, Ông sang ngụ và ăn uống ở nhà ‘xêh’ HỌC TRÒ.

Continue reading

CẤP TAPAH AHIÊR, TỪ LÍ TƯỞNG ĐẾN THỰC TIỄN

[hay: “Luận sư” Inrasara qua lăng kính Tapah]

Có thể phân cuộc đời một đạo sĩ Bà-la-môn làm 5 giai đoạn:

Từ ra đời đến 15 tuổi, là đứa con được đùm bọc trong gia đình;

Từ 15-30 tuổi: theo Guru học đạo, sống “dưới chơn thầy”;

Từ 30-60 tuổi: sắm vai chủ hộ, gánh vác công tác xã hội, cộng đồng;

Sau 60 tuổi, rời bỏ tất cả để “đi vào rừng”, và “phong phanh giữa trời đất”.

Continue reading

GIẢI MINH THÊM VỀ AGAL PAKAUP “KINH CẤM” CẤP TAPAH

[xem thêm tút 22-3: “Cham giáo dục Đạo sĩ như thế nào? KINH NHẬT TỤNG CHO TAPAH”]

Tôn giáo nào bất kì đều có lời răn và điều cấm.

Răn cho tín đồ, cấm với chức sắc. “Răn” thì có thể vi phạm, chứ “cấm” là tuyệt!

Halau janưng Ahiêr, Tapah/ Baic là cấp cao nhất ở đó Pô Adhya sắm vai chức vụ lãnh đạo phụ trách ‘bimông’ (tháp). Thế nên lên đến cấp Tapah, là đã học hết bài!

Continue reading