Sống triết lí Cham-6. CHAM CÓ TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG!?

Văn minh Champa chủ yếu vay mượn Ấn Độ. Vay mượn kết hợp với yếu tố bản địa, Cham làm nên một nền văn hóa-văn minh vô cùng độc đáo. Ở đó biểu tượng cặp đôi Linga-Yoni biến thành Đực-Cái, Nam-Nữ là rất điển hình.

Mọi hiện tượng văn hóa Cham phải được diễn ngôn từ nền tảng [Ấn Độ] và yếu tố bản địa ấy. Tiếc, do không am hiểu tính triết học của vấn đề, gần đây có vài giải thích sai lệch, trong đó việc dùng biểu tượng Âm Dương của Trung Quốc lí giải biểu tượng Đực-Cái, Nam-Nữ, là một.

Continue reading

Minh-triết-Cham-20. CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

[hay. Bạn sai mà không tự biết lại đi chê Chức sắc]

Hai năm trước, facebooker tút chê các vị Acar tụng kinh mà không hiểu gì cả, tôi mới nói: đó là biết một, mà không biết hai, ba. Không chỉ hệ Awal, mà hệ Ahier cũng hệt, thì một chức sắc Ahier kêu:

– Không phải đâu Tiến sĩ [nâng cấp tôi kiểu ấy], biết cả đấy nhưng người ta không nói thôi.

– Pô đừng nói vậy, “không hiểu là bí ẩn của Cham” – tôi nhẹ nhàng thế.

Continue reading

Inrasara-TV-37. HÀNH TRÌNH ĐI TÌM MINH TRIẾT CHAM

[1. Cham có triết học không?, 2. Hành trình đi tìm Minh triết Cham của tôi, 3. Đâu là Minh triết Cham?]

Từ tuổi tìm học – tuổi 15, theo Khổng Tử, ba câu hỏi tôi tự đặt ra cho mình:

1. Cham có triết học không? – triết học được hiểu như là tư duy có hệ thống.

Câu trả lời là không, bởi ta không thấy nó ở đâu. Tôi có video: “Ta không thấy nó không phải là nó không có”. Như văn học Cham, nhà dân tộc học nổi tiếng Pháp Paul Mus ở thập niên 1940 cho là không có gì đáng kể cả, 20 trang sách là cùng. Tôi nghĩ khác, để rồi sau 24 năm, tôi cho ra đời bộ Văn học Cham đồ sộ.

Continue reading

Minh-triết-Cham-05. GIẢI SÂN HẬN

[với Việt và Cham, sống dưới dấu hiệu Ariya Glang Anak]

[1] Hầu hết tác phẩm văn chương Cham sót lại không có dấu vết căm thù. Tiếng Cham, “căm” là janưk; “thù” là mưbai. Hai từ đi chung thành cặp đôi mưbai janưk hay janưk mưbai: thù hận, hận thù.

Lạ, Ariya Glang Anak, tác phẩm mang tính nhân văn cao, chữ janưk, mưbai, janưk mưbai lại có mặt dày đặc. Janưk: hận; xấu ác, không lành xuất hiện 6 lần; mưbai: thù 2 lần; mưbai janưk: thù hận 3 bận: janưk haniim: thiện ác, đi cặp 2 lần nữa!

Continue reading

Minh-triết-Cham-03. THẾ NÀO LÀ ĐẮC ĐẠO CHAM?

Bắt chước lối nói của Khổng Tử, tại đây tôi sắm vai “thuật nhi bất tác” chứ không sáng tạo gì cả! Ngay tuổi 15 tôi đã đắc đạo Cham, ở đó 3 điều tôi học được:

– Tinh thần giải sân hận của Ariya Glang Anak

– Tư tưởng hóa giải và hòa giải của Pô Rômê

– Và tinh yêu văn hóa đại chúng ‘bhap ilimô’ của Poh Catôy

Rồi khi tiếp nhận Hậu hiện đại, tôi rút ra ba tinh túy từ trào lưu  này:

Continue reading

Minh-triết-Cham-02. VÀ TỪ NỖI BUỒN SÂU

Khó có người nào hay việc gì đó khiến tôi buồn, trong khi mỗi bận đọc Ariya Glang Anak là mỗi lần tôi rơi vào buồn sâu, dù không biết bao lần đọc thi phẩm mỏng này. Đã thuộc nó từ 4 tuổi, tôi vẫn cứ đọc lại.

Không lạ, Nguyễn Du tự nhận đã đọc Kinh Kim Cương cả ngàn lần. Cũng không ngoa, khi Mộng Liên Đường chủ nhân cho Tố Như là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

Tác giả Ariya Glơng Anak cũng hệt: nhìn thấu suốt quá khứ tương lai Cham.

Continue reading

PÔ RIYAK, NHỮNG GẠCH ĐẦU DÒNG

Inrasara-TV 25. “Pô Riyak – Huyền thoại và sự thật”, mời quý vị và các bạn bấm vào đây để xem:

Jatang con vị con Pô Adhya, sinh 1784 tại làng Ia Dak, Ma Lâm – Bình Thuận.

Tuổi 20, chàng qua Kalentan, Malaysia học, mong về cứu đất nước đang cơn nguy khốn.

Học chưa xong, Jatang trốn về, thầy rủa, Jatang bị sóng lớn đánh vỡ thuyền, chết; nửa thân giạt vào vùng biển Phan Rí Cửa – Bình Thuận, nửa trôi ngược mạn bắc thuộc Vĩnh Trường, Sơn Hải thuộc Ninh Thuận ngày nay.

Continue reading

PÔ RIYAK, CHÊNH VÊNH GIỮA SỰ THẬT & HUYỀN THOẠI

Pô Riyak được coi là một trong vài nhân vật kì lạ nhất trong lịch sử Champa. Xuất hiện muộn, cuộc đời không nhiều tình tiết, sự nghiệp cũng chẳng có gì đáng kể, nhân vật này lại chứa nhiều bí ẩn, để thế hệ sau thêu dệt bao nhiêu câu chuyện.

Ngược dòng lịch sử, khi Champa suy yếu, Pô Rômê (1627-1651) qua Kalentan thực hiện hai nhiệm vụ chính:

[1] Đã có đồng minh trên Cao Nguyên, đã hòa hoãn với Chúa Nguyễn qua việc lấy Công nữ Ngọc Khoa, Ngài nhìn ra biển tìm viện binh. Câu chuyện Atau Tathik và Atau Tathik trong lễ Rija, sử gia Po Dharma đã bàn, miễn lặp lại.

Continue reading

TỪ KATÊ ĐẾN RIJA NƯGAR

Ngày mai là lễ Rija Nưgar của Cham, đăng lại bài viết này cho độc giả tham khảo.

Katê là xuất phát điểm từ Cham Ấn Độ giáo. Cuộc lễ chính cử hành tại tháp, các bài cúng tế liên quan các vị thần Ấn giáo, chủ yếu là Shiva, tiếng Cham: Pô Ginwơr Mưtri, chủ lễ là Pô Adhya thuộc Cam Ahiêr, và nhất là hôm nay đại đa số cộng đồng Cham lên cúng tại tháp là Cham Ấn giáo (tức Cham Bà-la-môn, Cam Ahiêr).

Continue reading

Inrasara-TV-20. HẢI SỬ & VĂN HÓA BIỂN CHAM

“Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”

(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)

Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?

1. Vài mảnh vụn lịch sử

Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản.

Continue reading