NHÂN LOẠI DỄ QUÊN

[nghĩ từ thiên-nhân tai hôm nay]

“Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng…” – Trịnh.

Hôm nay không còn hàng vạn, mà hàng triệu; cũng không trút xuống đầu làng hay ruộng đồng Việt Nam, mà là trút thẳng xuống đầu người, nơi tập trung dân cư đông nhất, dải Gaza hay các thành phố Ukraine.

Nhân loại lao vào nhau, trút bừa bãi bom đạn lên đầu nhau.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. BÍ KÍP DẠY CHÓ HIỆU QUẢ

“Biết lo cho mình thì tồn tại, biết lo cho người khác, sẽ tồn tại lâu dài hơn” – ai nói thế!?

Tút vụ “ĐH va quẹt”, và không chỉ vụ này, vài bạn văn khuyên tôi đầy thiện ý: “Bỏ qua đi Sara”, “không đáng nhắc”, “anh buông đi”, hay “chấp gì mấy ngữ đó”. Như vầy nhé! Nhập cuộc chữ nghĩa, và dự phần nhiều cuộc chiến, tôi phân định rõ 3 khu vực:

[1] Về sáng tác, thơ hay tiểu thuyết bị phê bình, tôi không bao giờ cãi lại. Đó là nguyên tắc. “Đứa con tinh thần” bạn ra đời, nó thuộc về người trần gian. Nó xấu, dù bạn có xài đủ ngón nghề bảo vệ, nó vẫn không đẹp lên được.

Continue reading

Nỗi Cham-9. TRIẾT LÝ CĂN BẢN VỀ TIỀN & CÁCH KIẾM TIỀN

Bài-1. KIẾM TIỀN Ở ĐÂU?

Lấy bằng tiến sĩ đút túi thì dễ, chỉ cần chịu khó bám chương trình, bám thầy là ổn. Làm nhà nghiên cứu mới khó, bạn một mình miệt mài với hồ sơ, thêm ít nhiều có đầu óc khoa học. Phê bình khó hơn, nó đòi hỏi khả năng phát hiện và thẩm định cái mới, thêm cái lí luận. Để thành một nhà thơ [sáng tạo] mới thực sự khó. Lạ, Cham thích làm chuyện khó là THƠ, trong khi điều ta cần và rất dễ làm là kiếm tiềm, ta không chịu… làm. Kiếm tiền, không cần nhiều kiến thức như nhà nghiên cứu, không đòi hỏi tài năng bẩm sinh của thi sĩ, mà chỉ cần ý MUỐN KIẾM TIỀN.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-11. QUỲ & NGÔN LỜI

Có kẻ quỳ, và buông ra bao lời lẽ tụng ca. Trước quyền lực của đồng tiền, của hư danh, và gì nữa. Để nhận về cái gì chỉ có họ biết được.

Có kẻ quỳ, và lâm dâm khấn nguyện. Trước người vô sản và vô gia cư, thậm chí chỉ trước cái bóng của sinh linh đó. Mong nhận về phước lành mà kẻ ấy tin là có thật.

Có kẻ quỳ, và vô ngôn. Trước vạn anh linh tổ tiên vô danh, vô hình giữa vũ trụ vô cùng. Không cầu điều gì khác, ngoài cho hồn mình mở ra với hồn người muôn năm cũ.

Continue reading

Nỗi Cham-8. KHÔNG ĐỀ CHAM

[chuyện tưởng nhỏ mà rất to, riêng mà không tư]

Đám tang dì N tháng 8-2024 vừa qua, Hani không về, tôi nói với bà con:

– Hani yếu lắm, vả lại chị ấy bảo thuở sinh thời với lúc dì N ốm nằm giường, chị cũng đã thăm nhiều lần, nay xin miễn viếng.

Vế đầu thì được: yếu không về; riêng vế sau, hơi lấn cấn.

Cham nghĩ đời một lần, chớ Hani nghĩ khác. Khác để thay đổi cách nghĩ truyền thống, của quần chúng. Thử làm phép tính:

Continue reading

Nỗi Cham-7. THẾ NÀO ĐỂ TỒN TẠI?

[thư cho bạn trẻ-2]

[1] “Thư cho bạn trẻ-1”, mang chuyện loài hươu làm ngụ ngôn, tôi muốn nói: Cham hãy làm tốt phần việc của mình đi, tuyệt không dại dột đi tranh với loài hổ, báo. Ví có rượu vào lời ra hứng lắm, ra oai với cộng đồng mình thì được, còn léng phéng qua chỗ loài ăn thịt, rất dễ tiêu.

Ở Sài Gòn tôi có ông anh, mỗi bận nhắc đến công an là chửi. Sau lưng vậy thôi, còn thì nhác thấy bóng “loài” này là chuồn như trâu thấy lính Tây. Ở quê, anh bạn tôi dại kiểu khác, rất khoái nồ – mà nồ trước mặt nữa chứ. Không để làm gì cả, chỉ thể hiện với đàn em. Tội vậy đó!

Continue reading

Giải trí sơ cấp. ĐỖ HOÀNG VA QUẸT INRASARA, TÉ &…

Chiều 22-12-2014, từ Hội thảo tại Đại học Silpakorn – Bangkok, tôi bay thẳng ra Hà Nội. Vừa đặt chân vào khách sạn, tôi nhận tin nhắn từ một bạn thơ: “Đỗ Hoàng phê Sara, phê thơ cứu đói dân tộc miền núi đó!” Qua đường link, đọc, tôi thấy có cái gì đó nhảm, và buồn cười.

Ừa, cá nhân tôi chả sao, riêng vụ “cứu đói miền núi”, thì nên bố cáo cho bà con biết.

Tôi ngồi vào bàn, gõ một hơi “Đỗ Hoàng mặc cảm ‘dân tộc miền núi’ như thế nào?”. Như thói quen, trước khi post, tôi gửi nó cho Út vừa xong Đại học, đọc duyệt. Út kêu, kiểu này cei hơi giống “Chiến trường Akhar thrah” rồi còn gì, tầm cei phải khác chứ. Thế là thôi.

Continue reading

Nỗi Cham-6. THẾ NÀO ĐỂ SỐNG SÓT?

[Tặng vật: cho & nhận = thành công. Hay. Thư cho bạn trẻ-1]

Katê năm nay duyên lành sao ấy, để CHO ĐI, tôi tặng cháu Davy trăm đầu sách, cháu Phú Nhân Tâm gấp hai số đó. Tôi vui, khi biết hai cháu biết trân trọng sách.

Trăm bản sách nữa cho một sinh viên, và mươi cuốn độc cho cô giáo…

Rồi NHẬN VỀ loài bút quý [nhà văn mà], của thầy Thành Phú Bá từ Mỹ, bạn thơ từ đất Bắc, bạn sinh viên từ miền Tây, quà Trung thu của nhà nghiên cứu Ấn Độ, và mới nhất: chai rượu, bộ tách trà, và cây Pilot từ 4 giáo sư Nhật!

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-9. TỪ LƯỜI ĐẾN CÁI NHÃN

Cái bệnh lớn nhất của con người là lười, trội hơn cả là lười suy tư, từ đó ta bị sống chứ không sống. Bạo lực qua đó mà sinh sôi, bao xâu luôn bạo lực ngôn ngữ. “Đám Do Thái bẩn thỉu”, “thành phần phản động”, vân vân. Muốn đánh chết con chó cứ gán cho nó chó dại, là xong phim.

Chiều tích cực cũng hệt, từ lười dẫn đến bạo lực ngôn ngữ.

[1] Với Minh Tuệ thế nào?

Continue reading

Nỗi Cham-5. LÀM SAO THẲNG MÀ KHÔNG KHUYẾT TẬT?

Tút “Thế nào là một Cham?”, tôi viết: “Sống, làm việc và sáng tạo, mà không cần thiết phải nịnh bợ”, và dẫn một câu thơ trong bài thơ “Đoản thi dành cho con”-1982: “Đứng thẳng trên hai chân kiêu hãnh”.

[1] Tôi thấy vài Cham có danh vị mà nịnh bợ rất lãng nhách. Bị anh em mang ra bàn, còn cãi lại, mới tội. Thái độ cương cứng, đụng chuyện – ném ra vài câu chửi rủa sai là hẳn rồi, còn nịnh bợ – có cần thiết không?

Continue reading