Lãng du thế giới tháp Chàm-06. VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

Lãng du thế giới tháp Chàm, không thể không ghé qua xem Parmentier với Kazik, hay sau này: Trần Kỳ Phương cùng Ngô Văn Doanh. Ta không thể không nói lên lời cảm ơn về những đóng góp to lớn của họ.

Dẫu sao các diễn ngôn cùng dụng ngữ đặc trưng trong các công trình đồ sộ ấy nghe như là xa lạ, với Cham. Sao cứ là Trimurti Tam vị nhất thể, mà không là ‘Pô Xapajiơng, Pô Xapalai”? Rồi thế nào là “lá nhĩ”, “tháp cổng”, vân vân? Cham đọc mà tù mù!

Các nhà nghiên cứu Cham hôm nay, cũng không ai đặt câu hỏi TẠI SAO, nữa!

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-04. ĐƠN CÔI PÔ RÔMÊ

“… người xuôi nam quến tháp xuôi nam

Thưa, nhỏ, yếu ớt dần – tội nghiệp!”

[Trường ca “Quê hương”, Tháp nắng-1996]

Từ tuổi hiểu biết, tôi non trăm lần lên với Pô Rômê. Cùng đoàn, bạn văn hay một mình.

Pô Rômê vẫn cứ cô đơn và tội nghiệp! Đó là cụm tháp ra dáng cuối cùng của Champa. “Ra dáng”, bởi sau đó còn vài cái nữa được dựng lên rồi đổ sớm, không còn lưa dấu vết. Ừa, thì cứ tội nghiệp, với thời gian cùng lòng người, cũng không sao. Cham vẫn cứ tin Pô, mỗi năm bốn lần lên với Pô. Đều đặn.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-03. TAM TẤU THÁP CHÀM

Thuở làm đặc san Ước Vọng – Trường Trung học Pô-Klong, thầy Trần Công Lộc giáo sư phụ trách báo chí, ở phần điểm tin cuối tập, đã nhận định đại ý rằng: Các em viết về tháp nhiều quá, hiếm thấy chủ đề mới, khác.  

Đúng, quá đậm đặc về tháp thì cũng phiền, dẫu sao chỉ phiền chút chút. Đáng phiền hơn cả, mọi mọi đều một giọng rên rỉ ỉ ôi như thể phái sinh của Điêu Tàn Chế Lan Viên từ nửa thế kỉ trước.

Continue reading

THẾ GIỚI TRONG NGÀY

Mưa hơi nặng hạt. Tối qua

Ngoài sân vài bông giấy rụng muộn

Xác chú ong mắc kẹt cửa sổ, nó không kịp thoát, có lẽ

100 đến 200 sinh linh thành phố Sievierodonetsk không kịp thoát

Có cả phụ nữ và trẻ em

Gia đình Chàm kiều vừa về, hôm qua

Mấy em bé Chàm mà kháu hết biết, em vợ nói

Continue reading

Lãng du thế giới tháp chàm-02. NAO YANG

Lối năm tuổi gì đó, nhớ thời còn chưa vào lớp Năm, tôi theo anh Đạm ‘nao Yang’ tháp Pô Rômê. Mẹ cho phép hai anh em đi.

Nao Yang’ nghĩa đen là “đi Thần”, tức đi “lễ Thần”. Cham ưa xài lối nói tắt thế. ‘Ngak Yang‘: “làm Thần”, ai lại chơi kiểu đó cơ chứ! Nhưng mọi mọi Cham đều hiểu, đó là “cúng tế Thần Linh”.

Mặt trời chưa ló dạng, hai đứa đã hòa theo dòng người, đi. Non tám cây số  cuốc bộ. Đường đất lồi lõm đầy vũng nước đọng. Quá làng Hậu Sanh palei Thôn lối một điếu thuốc, anh Đạm kêu tôi “cắn ngón tay”: Từ đây đến tháp mầy nhớ không nói ‘klai klu’.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp chàm-01. TỪ VĂN HÓA DU LỊCH MÀ ĐI…

“Lãng du thế giới tháp Chàm” sẽ là loạt tút dài ngày về Tôi & tháp Chàm, ở đó “Người Việt Nam lên tháp để làm gì?” là một khởi động. Kì vọng nó sẽ rất hấp dẫn. Tiếc, vừa nổ máy đã có vài trục trặc nhỏ…

Câu chuyện.

[1] Katê 2008, bạn văn từ các nơi về Phan Rang chơi Katê. Chuyện rôm rả, từ Hà Nội đến Sài Gòn, văn chương lẫn chính trị cũng không chừa. Tôi nói:

– Lần đầu về đất Cham, bao nhiêu điều cần khám phá. Thổ nhưỡng lạ, không gian văn hóa mới, câu chuyện mới lạ… vậy mà các bạn cõng cô gái đẩu đầu từ con sông xưa về…

Continue reading

LÃNG DU THẾ GIỚI THÁP CHÀM

[Người Việt Nam lên tháp để làm gì?]

Người Hàn đi chùa để thiền; thiền cho tâm tịnh, lòng an, tinh thần sáng trong. Người Việt đi chùa để cầu; cầu lộc với lợi, cầu chức hay danh. Hối lộ thánh thần để cầu. Cỗ càng to thì cầu càng dữ.

Cham lên tháp để làm gì? – Để trả nợ. Nợ thần. Có chuyện, ta hứa với thần bbôn yang, và ta lên tháp trả nợ thần bi-yaar thre Yang.

Continue reading

TẠI SAO TÔI BỊ GHÉT TỆ HẠI NHƯ THẾ?

[hay. “Tôi” như là chất liệu phụng sự cho bài viết & Ngụ ngôn hậu hiện đại-02. Kết cho loạt bài Ý kiến dành tặng các bạn trẻ tại Hội nghị Văn trẻ]

Tôi đến, không phải để vuốt ve xoa bóp, an ủi vỗ về hay nâng đỡ, mà – đánh thức các bạn, khiến các bạn nhận ra mình đang bế tắc, và bất an và tự tin trở lại trên con đường sáng tạo. Ngoài ra không gì hơn, không gì khác.

4 tút chào mừng Hội nghị Văn trẻ, mở màn là:

[1] “Sự làm thơ có thể ví như bộ phận sinh dục của người nam cương cứng” [tôi đã thay tít cho đẹp như thế], là thuyết lí về sáng tạo, khích lệ và khích tướng các bạn trẻ. 

[2] “Đông Nam Á đang đánh mất mình, tại sao?” để nhà văn Việt Nam tự soi mình trong văn học khu vực.

Continue reading

Phê bình-42. NỖI HÚY KỊ, SỰ LÀM THƠ & CON C-ỨNG!

Tiểu luận “Thơ như là con c-ứng” [từ đây để làm vừa lòng bộ phận nhà văn có đạo đức, tôi tạm viết tắt như thế] tạo dư luận thuận và nghịch. Không kể cánh “kị húy” chống nó, ngay các bạn ủng hộ tôi, cũng có vài ngộ nhận nhỏ. 

Cần có vài giải minh như sau:

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa” – tôi hay tuyên thế.

Ở các buổi nói chuyện với sinh viên hay học sinh Trung học cuối cấp, tôi ưa dẫn “Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu”, và đưa ra hàng loạt tên tuổi ngoài kia “làm nên lịch sử”, ở mọi lĩnh vực. Trong đó có người còn ở tuổi vị thành niên: Arthur Rimbaud, Greta Thunberg, Hoàng Chí Phong, Mavivo Sinan, và cả Chế Lan Viên của Việt Nam nữa. Mục đích khích lệ, và cả khích tướng các bạn.

Continue reading