Giải trí vui & không vui. NHÀ THƠ VIỆT NAM GIÀU TƯỞNG TƯỢNG

Vừa qua, facebook Trang Lục bát Thủ đô thông báo rất trang trọng rằng có nhà thơ Phạm Trụ (bút danh Inrasara) ra Hà Nội và sẽ có cuộc gặp mặt…

Sang năm thứ 22 của thế kỉ XXI rồi, tên tôi vẫn còn được tưởng tượng siêu thế ấy!

Năm 1996, nhà thơ Dương Thuấn viết: Phí Trụm, đến pgs-ts Phạm Quang Trung la lên: Sao ông lại có thể viết sai đến thế chứ.

Rất, rất nhiều bạn thơ tôi viết Insara hay Ít-xa-ra; còn bảng Huy hiệu Văn học Nghệ thuật viết tên tôi thành INARA; nhà thơ Nông Quốc Chấn dứt khoát tôi phải là Nguyễn Phú Trạm. Vân vân…

Continue reading

KIỂU NÀY, TÔI ĐIÊN MẤT!

[Sau tút này, tôi nghỉ mươi ngày, để thoát cơ hội… điên]

Tiểu thuyết Chân dung Cát viết năm 2000, tôi phác họa nhân vật Thuman: 

“nông dân – thi sĩ, sẵn sàng vác giạ lúa cuối cùng trong nhà đi đổi rượu, gầy cuộc nhậu thuyết về trường thơ hậu hiện đại tận trời Tây với “định mức tinh thần” mỗi ngày phải sản sinh một ý tưởng mới.”

Mỗi ngày một ý tưởng mới, rồi nghỉ. Không gì thêm, không gì khác.

Hệt Thuman, tôi thuở trai tráng cũng thế, kéo dài tận lục thập. Lạ, thời gian gần đây, đầu óc tôi nó sanh sự. Có lẽ tôi không còn đủ sức mạnh tinh thần chế ngự nó nữa. Mỗi ngày một ý tưởng mới lòi ra, nó vẫn chưa chịu ngưng. Mới, rồi mới rồi mới. Đứa nào nấy cũng đòi có mặt qua chữ nghĩa tôi. Sớm nhất! Đến không kịp thở, tôi điên mất!

Continue reading

SARA RA BẮC KÌ NÀY, CÓ GÌ LẠ?

Nhận vai Chủ tịch Hội đồng Thơ, tôi muốn góp phần nhỏ hỗ trợ Hội Nhà văn Việt Nam cùng Nguyễn Quang Thiều và Nguyễn Bình Phương là hai bạn văn tôi nể trọng – về khoản tổ chức chuyên đề, bên cạnh phản hồi dư luận cần thiết. Covid19 chơi trội, đành gác lại. Tiếp tục chương trình là 3 tháng nghỉ dưỡng thương hậu va quẹt. Nay thân tâm tạm ổn.

Từ trung tuần tháng 7, tôi sẽ có chuyến ra Bắc, từ Hà Tĩnh tận Thái Nguyên… và trụ lại khoảng một tháng. Ngoài đó, tôi sẽ có buổi nói chuyện nhóm, tập thể, hay tổ chức bàn tròn về các chủ đề:

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-12. ĐÂU LÀ KHUÔN VIÊN ĐẤT THÁP?

Đất tháp rộng đến đâu? Hãy nhìn văn hóa Cham từ Cham.

Cham quản tháp mà như không quản: không rào, không “chăm sóc”. Tháp Pô Rômê, ngày trước mỗi khi có lễ, anh chàng người Raglai mới trèo lên và bò xung quanh ‘kalan’ làm sạch cỏ cây.

Đất nước thống nhất, tháp Pô Klong Girai ta xây thành và dựng cổng ở mặt đông, đến thập niên 1990 thì xây khu sinh hoạt như hiện tại, bán vé, và rồi là… tiệc tùng.

Nhà nước giành quyền quản lí tháp từ khi nào?

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-11. KHI THÁP NHƯ LÀ BIỂU TƯỢNG

Cớ sao Ba Tháp [hay tháp Hòa Lai, tiếng Cham: Yang Pakran] ngự sát cạnh Quốc lộ 1 mà chẳng có du khách nào buồn ghé thăm? – Nhiều người đặt cho tôi câu hỏi đó. Không sai, có nguyên do sâu và xa hơn, là điều Ngô Văn Doanh ở “Tháp Hòa Lai, huyền thoại và sự thật” đã kể rồi, miễn nhắc lại.

Mùa Hè năm cuối Tiểu học, mấy lần đạp xe cà-rem đi qua, nhìn tháp mà nghe rờn rợn. Gai xương rồng với dây leo um tùm hai ngôi tháp, chỉ chừa lại cái đỉnh nhô ra như hai con mắt ngoi ngóp rán ngoảnh lại nỗi hoang vu của lòng người. Ngôi còn lại đã ngã đổ bị thiên nhiên vô tình trùm chăn âm u luôn. Thảm!

Bài thơ “Tháp hoang” bật ra từ nỗi thảm ấy.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-10. NGƯỜI CHAM BÀ-NI CÚNG TẾ THÁP, TẠI SAO?

Lãng du qua các tháp Chàm, hiếm khi tôi thấy Cham Muslim. Dù lên với tư cách du khách thưởng ngoạn công trình nghệ thuật, cũng hiếm. Ngược lại, nhiều, rất nhiều Cham Bà-ni lên cúng tế. Tại sao thế?

Chuyện kể.

Ông Imưm bạn tôi lần lên Tháp Bà đi vào phía bên trong khấn vái, chẳng những vào một mình, anh còn kéo vài bạn là chức sắc Cham Awal theo. Về, một trong các vị ấy nghe khó chịu trong người, nghi là do mình Acar mà lại vào trong lòng tháp. Bạn tôi mới nói:

– Có gì đâu, Bà khai sinh đất nước Champa. Mà cả bốn ông vào, có mỗi anh đổ bệnh, thì nên hỏi lại thân phàm mình sao đi đổ thừa cho Pô.

Continue reading

Thông báo. HOÃN CHUYẾN “BẮC TIẾN”

Nửa tháng trước “Sara ra Bắc kì là, có gì lạ?” lên facebook, mọi người hào hứng phải biết. Lịch trình:

Từ 17-7, từ Cam Ranh tôi bay ra Hà Nội, trụ lai 4 ngày, sau đó xuống Hải Phòng, rồi lên Thái Nguyên, Tuyên Quang, cuối cùng quành lại Nghệ An, Hà Tĩnh. Sẽ có các buổi nói chuyện, bàn tròn văn chương. Đề tài cũng rõ ràng:

1- Văn học ngoại vi Việt Nam, cần nhìn nhận như thế nào?

2- Chúng ta nợ gì văn học miền Nam?

3- Đâu là cái mới của thơ Việt thời đổi mới?

4- Thơ hậu hiện đại và sau hậu hiện đại Việt

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-09. NHỚ APSARA

Apsara vũ nữ Chàm Trà Kiệu, đích thị! Không phải bới “nàng” được cho là đẹp hàng đầu Đông Nam Á, mà là khác.

… Trong điệu vũ khơi vơi

Apsara phô phang đường cong diễm ảo

Những đường cong chạm vào vĩnh cửu

Vĩnh cửu xoay trong lốc vô thường

                     (Trích trường ca “Quê hương”, trong Tháp nắng-1996, viết năm 1982)

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-08. VĂN BIA THÁP PÔ KLONG GIRAI NÓI GÌ?

Nếu bi kí ‘Patau Tablah’ Đá Nẻ tại Bal Cong làng Chung Mỹ hiện tại, Chakleng [Cakling] là tên làng duy nhất được khắc thì ở bi kí tháp Pô Klong Girai, đó là palei Padra và palei Padra Xit [làng Như Bình hiện nay].

“Bạn có yêu palei bạn không?” – loạt bài đăng từ 7 năm trước, một câu hỏi chưa có vọng âm đáng kể. Tại sao?

Lần lên tháp, hỏi cô hướng dẫn viên về nội dung bi kí trước cửa ‘kalan’ tháp Pô Klong Girai – không biết. Sao không biết? – Không ai nói cho biết. Ban Quản lí tháp không, người của Sở Văn hóa cũng không luôn. Vậy làm sao ăn nói, nếu du khách hỏi tới, trong khi việc chính của các bạn là nói cho người không biết biết?

Continue reading