TRƯỜNG TRUNG HỌC PÔ-KLONG, TẠI SAO KHÔNG?

[hay. Bạn có thực sự yêu Pô-Klong không?]

Có thể nói, 80% người có học Cham đang đóng góp cho cộng đồng và đất nước hôm nay, xuất thân từ lò Pô-Klong. Tồn tại trong thời gian không dài [10 năm], Pô-Klong đã đào tạo lứa sinh linh Cham, vững về kiến thức, chuẩn về kỉ luật, và đa phần có trách nhiệm xã hội.

Hiện, các anh chị em tản đi các nơi, kẻ mất người còn, tuy nhiên đó chính là thế hệ danh giá nhất sau thời kì đại khủng hoảng, chắc chắn thế! Nhà văn, nhà nghiên cứu, tiến sĩ, bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân, và không ít người có vai vế trong chính quyền, từ địa phương đến trung ương.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-08. BÈ PHÁI

Hơn nửa thế kỉ trước, André Gide cho rằng văn chương Pháp các nhóm chưa thành trường phái đã ra phe phái. Việt Nam, càng đúng. Có khi ở ta, nó nặng hơn nữa. Bởi giai đoạn qua, văn học ta hình thành và phát triển trong môi trường xã hội chả giống ai của mình.

Câu chuyện.

Hội thảo thơ tại TPHCM ngày 25-8-2006, một phóng viên diễn sai tham luận: “Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần”. Tôi phone tới Ban biên tập mắng vốn. Người phụ trách tờ báo trả lời đầy thiện chí:

Continue reading

Giải trí cuối tuần. TÔI KHÔNG ĂN GÀ!

Vụ này đã kể và đăng hồi tháng 11-2017, nay nhân vụ Chủ tịch Hội đồng Thơ, có tình tiết gây cấn mới, kể bổ sung giải trí bà con.

Tục ngữ Pháp: Loài cáo cứ nghĩ ai cũng thích ăn gà như nó.

Thế nên, thoáng thấy bóng loài nào lảng vảng quanh thế giới làm ăn của nó, là nó cắn. Không cần biết thiên hạ đi qua đó để làm gì, chả cần hiểu chúng có khoái thịt gà như mình hay không. Phiền nỗi, cắn phải chuột nhắt, thì tội cho loài chuột; chứ cắn phải chó sói hay rắn hổ thì tiêu đời nó. Vậy mà nó cứ chực… cắn.

Vài sinh linh Cham nghĩ tôi cũng như họ, nên cứ lấm la lấm lét tôi, mới tội.

Continue reading

Con bệnh văn nghệ Việt Nam: Dừng giải lao-7. TÔI ĐÃ ĐỤNG AI?

Loạt bài về “Điểm danh vài con bệnh giới văn nghệ Việt Nam”, một bạn trẻ Cham hỏi, hơi lo lo:

– Cei Sara đụng nhiều thế, cei gặp rắc rối hay có sợ bị thù ghét không? Tôi nói:

– Cei vô tư, cei bị đụng trước, đụng vài lần và đụng nặng, cei mới quay xe đụng lại. Còn chủ động, thường là cei phê bình các tổ chức, chứ không nhắm đến cá nhân.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-06. ẢO TƯỞNG TỰ DO

Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn: “Bây giờ người viết hoàn toàn tự do. Chỉ trong một tích tắc, người viết hoàn toàn có thể xuất bản tác phẩm của mình ở bất cứ một blog nào hoặc gửi cho các trang mạng văn chương khắp nơi… Bây giờ mọi người đổ lỗi cho không có tự do sáng tác, không có tự do nghệ thuật. Điều đó không hẳn” (báo Thể thao & Văn hóa, ngày 8-2-2011).

“Bây giờ người viết hoàn toàn tự do” là thứ ảo tưởng tự đánh lừa.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-05. THÓC MÁCH

Thóc mách là tật xấu nhất của giới văn nghệ, xấu kéo dài đến lậm thành bệnh, khó trị. Tôi hay nói vui:

– Tụm bốn tụm năm, văn nghệ sĩ Việt Nam chưa bao giờ việt vị khỏi 3 thứ: Nói xấu chính quyền, nói xấu nhau, và nói tục tĩu. Chú ý, nói xấu, chứ không [dũng cảm] đối mặt hay [khả năng] đối thoại. Rồi khi nói xấu kia hóa thân thành hỏi & trả lời, nó lên đỉnh.

Trên Litviet, 3-12-2011, Phan Nhiên Hạo hô:

“… Inrasara là người xiển dương cách tân thơ, đặc biệt tích cực truyền bá chủ nghĩa Hậu Hiện Đại. Nhưng Hậu Hiện Đại thì không thể nào đi cùng với Hội Nhà Văn, vốn là một tổ chức được tạo ra để thực hiện chủ trương chính trị chuyên chế, đi ngược lại tinh thần đa phức Hậu Hiện Đại.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-04. SỢ

Hãi cái lớn, ta nghĩ ra chữ “tàu lạ”, sợ nỗi cao, ta bày ra từ “đồng chí X”.

Chánh trị đã vậy, văn nghệ lại càng. Ta sợ ý tưởng lạ, sợ sự thật trắng, sợ cả con chữ nhạy cảm. Sợ cho mình, sợ giùm cho nhau. Còn đỡ, ta sợ cả nói hay bàn về cái sợ. Nhà văn Phạm Lưu Vũ đặt cho biệt ngữ “văn hóa sợ”, tắt một lời: bệnh sợ.

Thông báo chủ đề Bàn tròn Văn chương “Nhà văn né tránh hiện thực, tại sao?” – Vắng hoe! Có mỗi Nguyễn Đình Chính, nhưng đến giờ chót thì: “anh bận đi Pháp rồi, Sara ơi”. Để rồi, mỗi nữ sĩ Dạ Ngận chịu chơi đóng thế!

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-03. KHÔNG BIẾT, NÓI CỨ NÓI

Không biết mà nói, lại nói to!

Website của Hội Nhà văn Việt Nam vừa đăng danh sách hội đồng chuyên môn, đã nhận ngay phản ứng.

“Theo nhà thơ Trần Chấn Uy, danh sách Hội đồng thơ chưa thỏa đáng, bởi tính đại diện cho các phong cách thơ không đầy đủ: “Hội đồng thơ hiện nay bị thiên lệch về một phong cách, gọi là hậu hiện đại. Những tác giả chỉ đại diện cho một phong cách thơ chiếm lượng lớn” (báo Tiền phong, 7-3-2021).

Mèng!

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-14. CHAM ISLAM, ĐẠO CHÚA & THÁP

Lãng du tháp Chàm, để ý xíu, ta hiếm khi thấy bóng dáng sinh linh Cham Muslim hay đức tin khác. Lạ không!? Bởi nói đến Cham,

– biểu tượng tối thượng là THÁP CHÀM

– thân phận lịch sử là DÂN TỘC MẤT NƯỚC

– tâm thế chủ đạo là BẢO TỒN BẢN SẮC

– phương tiện hợp nhất là TIẾNG NÓI.

Vậy việc xét xem các cộng đồng Cham ứng xử với mỗi sự thể ấy như thế nào, là điều cần thiết.

Câu chuyện.

Continue reading