Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-15. MỘT TẤC ĐẾN GIỜI

Chưa nói vươn ra thế giới, ngay sinh hoạt nội bộ Hợp tác xã văn học Việt Nam cùng tiếng Việt ta với ta thôi mà không ít nhà văn đút túi thẻ Hội viên Hội Nhà văn cứ mù mịt, ta vẫn chưa biết nhau đã và đang làm gì.

Mù mịt thì chả chết ai. Bởi có sinh linh nào ra đời đã biết, trong khi cái biết thì mênh mông thiên địa, cá nhân nào đó nếu có biết rành rọt câu chuyện đáy giếng ta cũng đã ngon rồi. Tội là không biết, ta lại ưa nổ.

Chuyện lục bát hóa thơ mình [hay Việt hóa thơ của người khác] chẳng hạn.

Tháng 9-1996, ĐKh kết bài thơ “Tôi thích ngồi sau em trên yên xe”:

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-14. NÓI CÀN

Tiêu biểu cho bệnh này là Trịnh Đạt.

Yêu say đắm loài [thơ] của mình thì chả ai cấm cản, yêu quá hóa càn mới phiền. Tệ hơn nữa, nói càn lấn chiếm hết bốn trang của tạp chí của Hội Nhà văn Việt Nam (“Thơ có vần liệu đã lỗi thời?”, tạp chí Thơ số 9, 2007, tr. 82-85).

Thử mổ nó ra coi thử.

[1] “Dân tộc ta (mà có lẽ không chỉ riêng dân tộc ta) đã giao tiếp bằng lối nói có vần. Đây có thể là phát minh vĩ đại về ngôn ngữ của dân tộc Việt…”.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-13. NHẸ DẠ CẢ TIN

Đọc chữ – tin ngay. Khi “chữ” đó được coi là chính thống, thì càng. Đại Việt Sử ký toàn thư, chả phải đùa. Tin, nhà văn ta thời gian qua không cần động não, cứ dựa vào đó mà hư cấu mớ truyện. Nó kéo người đọc Việt Nam đi tới đâu, chỉ có ma mới biết.

Huyền thoại Công chúa Huyền Trân, là một.

[1] Sử chép: Tháng 6-1306: Huyền Trân lấy Chế Mân. Chế Mân mất tháng 5-1307. Tháng 9-1307: Huyền Trân sinh thế tử Đa Da. Tháng 10-1307: Trần Khắc Chung đến kinh đô Đồ Bàn giải cứu Huyền Trân thoát khỏi bị buộc thiêu theo chồng. Tháng 8-1308: Thuyền về đến Thăng Long sau khi lênh đênh 10 tháng ngoài biển. Cuối năm 1308: Công chúa Huyền Trân xuống tóc đi tu.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-12. CHỐNG CÁI DỞ

Cái dở tệ, chống là phải rồi, sao gọi là bệnh. Tuy nhiên với cuộc chiến giữa những hệ mĩ học nghệ thuật, thì khác.

Thời đương đại, văn học thôi còn đi theo một lối, mà phát triển đa diện đang dạng, đa phong cách và cả đa hệ mĩ học – ở người viết lẫn người đọc. Vậy mà độc giả cao cấp, tục gọi là nhà phê bình ta cứ lối cũ, mà đoc, mà phê.

Nhà thơ ĐHG – đã điểm qua, đọc bài phê bình trích dẫn thơ dở, liền bỏ đi. Mã Giang Lân đụng loài thơ rối rắm, gán ngay đó là thơ của người điên. 

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-11. CẬN THỊ

[hay. Bạn không thấy ngôi sao nào đó không phải là nó không có]

Bàn về “Một số lý thuyết ngoại nhập và văn học Việt Nam gần đây” (Vanvn.net, 3-8-2016), Nguyễn Hòa viết:

“… năm 2004, trả lời phỏng vấn Thể thao và Văn hóa, dịch giả kể trên nói: “tôi tin chắc rằng chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam”, nhưng 12 năm đã qua vẫn chưa thấy lối viết hậu hiện đại “trở nên phổ biến ở Việt Nam”, phải chăng “chẳng bao lâu nữa” cũng chỉ là thời hạn tù mù? Thiển nghĩ, đưa ra một luận điểm “cấp tiến, hữu nghĩa” nhưng quá lâu chưa được kiểm chứng, thì cũng nên kiểm tra lại ý kiến của mình!”

Continue reading

Trường Trung học Pô-Klong. LÀM ĐI, ĐỪNG KHÓC!

“Đời con gái cũng cần dĩ vãng, mà em tôi chỉ còn tương lai” (“Bài không tên số 4”)

[1] Thông tin “Sara ra Bắc lần này, có gì lạ?” đăng ngày 21-6 với 9 chủ đề rõ ràng, tôi mời các nơi đăng kí:

1- Văn học ngoại vi Việt Nam, cần nhìn nhận như thế nào?

2- Chúng ta nợ gì văn học miền Nam trước 1975?

3- Đâu là cái mới của thơ Việt thời đổi mới?

4- Thơ hậu hiện đại và sau hậu hiện đại Việt

5- Sau Mở Miệng, thơ trẻ ở đâu?

6- Thơ Dân tộc thiểu số sau kì ngủ đông

7- Phê bình, để làm gì?

8- Văn hóa Cham nhìn từ Cham

9- Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-10. NGU NHƯ BÒ

“Ngu như bò”, một thành ngữ cũ vừa được làm mới tại phiên xử Thiền am Bên bờ Vũ trụ, hôm nay tôi dùng thử xem sao!

Mươi năm trước, Nguyễn Huy Thiệp nhạo nhà thơ Việt Nam “dốt nát, chập cheng”. Nhận định có thể đúng nhưng ở đó, rất cảm tính và chung chung. Tôi thì khác: cụ thể, với cả tang chứng…

Thông tin từ Baomoi.com, 22-7-2022:

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-09. NHÂN DANH

Loại thơ cách tân này độc giả Việt Nam không thể chấp nhận – là cách phát ngôn nhân danh. Nhân danh số đông, nhân danh hệ thẩm mĩ chủ đạo đang thống ngự cộng đồng văn học, nhân danh sức mạnh tập thể, như là cách huy động lực lượng nghiêng về phía mình.

Vụ giáo sư Mai Quốc Liên tôi đã nhắc vài lần rồi, ở đây nhấn vào ý “mới”:

“Chủ nghĩa “hậu hiện đại”, “Tân hình thức”… không dễ gì nó vượt qua rào cản người đọc ở nước ta” (báo Văn nghệ, 22-4-2006).

Continue reading