Minh triết Cham-22. LÀM THẾ NÀO THOÁT KHỎI DỊCH… NHẬU?

Vài phát ngôn nổi tiếng…

Phạm Lưu Vũ: Nhậu với Sara là thứ chán nhất đời.

Ông Klơng Man trong Chân dung Cát-2006: Ngày xưa, rượu được xem là thứ nước thánh [‘ia ginrơh’] riêng dành cho Pô Yang, người phàm chỉ hưởng sái [‘Pô dahlau, kloong hadei’: Ngài trước, con sau], nay thì ngược lại.

Ông Than Kôn: Ngày xưa ấy cả palei Chakleng chỉ có 3 sinh linh nát rượu, nay con số lên gấp trăm…

Xuân Diệu: Cứ phong nhã để cho người bớt tục.

Continue reading

Câu chuyện thơ-13. 3 TRÍCH ĐOẠN

[1]

Song thoại với cái mới, 2008:

Dẫu thơ bị đóng cứng bởi đầu óc bảo thủ ngoan cố tới đâu, bị làm rách nát do kẻ nổi loạn phá phách cỡ nào; thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến những đâu chăng nữa, nó cũng phải trở về, trở về nơi nó xuất phát: con người, trong ngôi nhà của nó: ngôn ngữ.

Trong ngôi nhà đó, nhà thơ cư ngụ.

Continue reading

Minh triết Cham-20. CA NGỢI BẢO THỦ

Chính kiêu hãnh, cứng đầu và ngang bướng, Cham Pangdurangga mới luôn giữ được tư thế và thái độ động phản lại kẻ lạ: Khi họ mới đến, cả sau đó khi làm hàng xóm, rồi sống chung đụng với – là người Việt.

Cham TỪ CHỐI bất kì thứ gì người Việt mang đến.

Mấy món bảo thủ: Không tiếp nhận thần thánh từ ngoài, bám trụ tôn giáo Ahiêr Awal, chế độ gia đình mẫu hệ, Akhar thrah…, qua đó Cham sống sót và tồn tại với và trong bản sắc của mình. Dù – nói như Chế Lan Viên, “tháng ngày qua vẫn sống trong đêm mờ”.

Cố thủ trong lô cốt truyền thống, Cham được gì? Ít ra: cũng tồn tại qua.

Mấy ông Cham nói đùa mà thiệt: Nếu không có hai thứ “khanh”: Akhar [thrah] Chữ mẹ đẻ và ‘Khan’ Váy người nữ, Cham mất từ khuya! Nữa, đạo Ahiêr Awal…

Continue reading

Giải trí giữa tuần. NÀNG & BƯỞI

Sau Covid-19, tôi về hẳn Chakleng, sống.

Mấy rày người nhà vắng, thi thoảng tôi đi chợ tìm mua trái cây. Nhà thơ tầm quốc tế mà đi chợ quê thì nổi tiếng khỏi nói. Ví mà có phóng viên BBC ở đây, nẩy nòi một cuộc phỏng vấn gay cấn miễn chê luôn. Hôm nay cúm tan, kể chuyện vui.

Cô nàng từ Cà Mau lặn lội ra chợ quê Chakleng bán trái cây, duyên đáo đế.

– Bưởi bán sao đây em?

Continue reading

Chuyện thơ-11. NHÀ THƠ NỮ ĐÀNG HOÀNG

Bạn thơ tôi phán như vôi quệt tường, rằng: Mấy em làm thơ khó mà tìm được một người đàng hoàng, như lạc đà chui qua lỗ kim ấy. Bạn thơ tôi chưa gặp chớ tôi, diện kiến cả chục nàng đàng hoàng. Đàng hoàng một cách đáng phiền, phiền cấp số cộng khi nàng ấy có tố chất thơ cao.

Tôi đã gặp một nàng như thế, đàng hoàng từ đời, sang việc cho đến thơ.

Hẹn nói chuyện một buổi, nàng kể và kể. Tôi vốn khoái nghe chuyện kể, lắng nghe, dù ở đó có thêm bớt chút đỉnh chẳng sao – hậu hiện đại mà. Mà ở nàng, tôi tin “hàng mã kí ức” ấy thật 98%. Thơ nàng thật đến nao lòng! Và, do rút ruột mình mà viết, thế nên thơ nàng cũng không thoát khỏi… đàng hoàng.

Continue reading

Chuyện thơ-10. INRASARA ĐI DÂY GIỮA QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI

[bài viết của Trần Anh Nguyễn, đăng Tiền Phong cuối tuần 2014, lâu rồi – dẫu sao có vài ý hay, xin trích ra đây bạn FB đọc vui]

… Tôi gặp anh Inrasara lần đầu tiên tại sân thơ Trẻ ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám – Hà Nội trong Ngày thơ Việt Nam cách đây độ chục năm. Dù đọc nhiều bài viết của anh, nhưng lần đầu tiên gặp anh. Inrasara đến sân thơ trẻ với nhiều phần trưng bày thơ Hậu hiện đại với sự thích thú xen lẫn ngỡ ngàng. Anh Cham chú xem kỹ từng “gian” thơ của các tác giả khá trẻ. Sự tò mò của anh khiến tôi chú ý và tôi đã trò chuyện cùng anh, trước khi biết anh chính là Inrasara.

Continue reading

Minh triết Cham-18&19. TINH THẦN PANGDURANGGA

Pangdurangga là khu vực địa lí lịch sử cực nam trong bốn khu vực thuộc vương quốc Champa. Suốt chiều dài lịch sử đầy biến động, khu vực này luôn chịu thiệt. Về mọi mặt. Xa trung tâm văn hóa lớn là vùng Amaravati thời Champa hưng thịnh, nó ít được ưu ái; không biết bao lần bị quân Khmer xâm lăng mà nó phải đơn thương chống cự, rồi sau đó – khi vương quốc suy yếu, một mình Pangdurangga phải chịu trận để thay mặt cả dân tộc mà tồn tại.

Tồn tại theo đúng tính cách của người Pangdurangga.

Continue reading

Minh triết Cham-17. NGƯỜI TA CHỈ CÓ THỂ LỚN, KHI…

[Trí thức, thơ ca & tôn giáo]

Con người chỉ có thể lớn, khi hắn học biết nhìn ra ngoài, và nhìn mình từ bên ngoài. Từ nghệ thuật, xã hội cho đến tôn giáo, vân vân.

Nhiều người ưa nói: Sao cứ đi chõ mỏ vào chuyện người khác, nữa: Tôi không quan tâm đến những gì không thuộc về tôi. Nói, như thể hàng đạt đạo không bằng.

Bình dân hơn: Rảnh quá mới đi lo chuyện thiên hạ, với cái giọng khinh khỉnh, trên ngó xuống.

Cả hai tự tố cáo không gì hơn một đầu óc nông cạn.

Continue reading

Minh triết Cham-16. HUYỀN NGHĨA CỦA CHẤP NHẬN

Có nước da hơi sáng – em chối mình là Cham

mới ít tháng tha phương – anh không nhận Việt Nam

vì tự trọng – Karl Jaspers không cho mình người Đức

Henry Miller chối từ Mĩ – bởi chán ghét chiến tranh

giữa không nhận và chối từ kia cách nhau trời vực

                     (“Ngụ ngôn của Đất”, Tháp nắng, 1996)

Ông Glơng Anak đã không vượt biên.

Như bao sinh linh Cham khác, đại khủng hoảng xảy tới, ông cũng bỏ đi, được nửa chừng ông quay trở lại. Chấp nhận sự tủi nhục của con dân mất nước, nhận phận kẻ cùng khổ, để được sống giữa lòng dân tộc. Cưu mang dân tộc vào lòng mình.

Continue reading

Chuyện thơ-9. TẠI SAO BÀI THƠ “CÁI …ỒN, VÔ TẬN” CAO CẢ & THÁNH THIỆN?

Trong khi bài “Lỗ thủng lịch sử” bị dị ứng? – Là câu hỏi mang tính mỹ học, cực kì cốt tủy về/ của thơ hôm nay. Đây là lần đầu tiên tôi bàn về bài thơ này.

Đứng ở phạm trù văn chương, bài thơ có sáng lên vài nhấp nháy, mới lạ; từ góc độ vệ sinh dịch tễ học, nó bị xem là dơ dáy, tục tĩu; ở khía cạnh đạo đức học, nó vô phép; còn nhìn theo hình sự học, LTLS đáng bị đưa ra tòa.

Và nhiều nữa, thế nên đây là bài thơ rất đáng kể, đáng bàn, đáng được đưa vào… văn học sử. Và tác giả cũng được ngồi trong đó, dĩ nhiên.

Continue reading