Sống triết lí-56. TRIẾT LÍ TIỀN LẺ

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan (Kiều)

Nợ tình, nợ tiền, nợ lời hứa… làm nên nợ đời. Câu hỏi: Làm thế nào đừng phải nợ đời? Hay dễ và gần nhất – nợ tiền? Nợ tình thì không biết, may – tôi hiếm khi nợ lời hứa, nợ tiền thì càng.

Không là dân kinh doanh, thế buộc – tôi cũng đã lao vào. Để rồi qua 10 năm, tôi “đóng góp” được 2 bài học cho cộng đồng. Kể góp vui bà con.

Continue reading

Sống triết lí Cham-54. YÊU CÁNH CHIM BẰNG TRÁI TIM CAI NGỤC

1. Hiện tượng đạo sĩ Minh Tuệ mới nhất, 3 câu hỏi:

[1] Minh Tuệ có vô ơn không? – [theo tinh thần Kinh Kim cang] Không vô ơn không không vô ơn.

Giải minh: Tục đế là vô ơn, chơn đế thì không.

[2] Không anh Báu, đoàn có đi đến Ấn Độ được không? – [dùng lại chính lời Minh Tuệ: “Có anh Báu thì tốt, không anh Báu cũng tốt”.

Giải thích: Đi là hành giới, có đến được hay không không là vấn đề, đến được thì tốt không đến được cũng tốt.

[3] Bạn yêu, bạn kính, bạn ngưỡng, nay bạn quay xe, bạn rủa… hà cớ? – Đơn giản, bạn yêu Minh Tuệ bằng trái tim cai ngục [của mình].

2. Truyện ngắn Khái Hưng (?): Anh nhà giàu nọ tậu được loài chim quý về, sắm lồng đẹp, thức ăn ngon, chăm vô cùng chu đáo. Cả hai tâm đầu ý hợp vô ngần. Thế rồi một buổi chiều, cậu chim vùng vằng đòi ra. Trời ngoài kia lạnh giá, nói sao cũng không đặng, anh nhà giàu đành thả cho nó bay đi, để hai hôm sau nhìn thấy xác chú chim quý nằm cứng đơ ở góc vườn.

Bản năng và bản thể của chim là tung cánh tự do ngoài bầu trời. Ta cần hiểu thế, và yêu nó như là thế, chứ không thể yêu theo tâm thế ích kỉ của ta. Nó cần bay đi, chấp nhận mọi rủi ro, chứ không chịu nhận năm trong vòng tay tình yêu an toàn và ấm cúng của bạn.

3. Bạn kính ngưỡng Minh Tuệ bởi đạo hạnh ông, bởi lối giữ giới “quyết liệt & tới cùng” của ông. Nay, cũng bởi nỗi ấy, bạn quay xe – là bạn yêu bạn, chứ không phải yêu ông như là ông. Hỏng ở đó!

Bạn Hòa Anh có quan sát thú vị. Nhà ở Ban Mê, quanh rào nào có hoa là của của người Êđê, còn tường thành là của gia đình Việt.

Cham không khác. Khuôn viên gia đình thầy Nguyễn Văn Tỷ và Imưm Đạo Văn Tý trồng nhiều hoa, tuyệt không thấy bình hoa cắm. Tại sao? Cham thưởng hoa ở ngoài trời, chứ không ngắm hoa bị nhốt trong lọ.

4. Hôm từ giã, trong khi bà mẹ nhìn đắm đuối đứa con, Minh Tuệ ngó sáng hướng khác. Được/ bị đảnh lễ, Minh Tuệ cũng làm thế – ảnh Jennie Uyên Chu đảnh lễ ông ở Thái Lan, là rất tiêu biểu.

Đảnh là đảnh Tam bảo, chứ không phải cá nhân Minh Tuệ. Chớ ngài Chân Quang: cực sướng!

Hôm nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh, tôi: “Kính thưa quý vị, thưa các bạn”, sau đó bị Hani nhắc vở: “Ít ra anh cũng biết Kính thưa bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch…” trước, như mọi người chứ. “Anh quen rồi” – tôi đùa.

Ở đó, Nguyên Ngọc: “Chúng tôi cần nói lên lời cám ơn những người được giải. Chính anh chị và tác phẩm của anh chị làm nên giá trị của Giải thưởng này…”, đại khái thế.

Kết. Trở lại với hiện tượng Minh Tuệ, chính anh Báu mới cần nói lên lời tạ ơn…

Nỗi Cham-21. THẾ NÀO LÀ MỘT ĐÀN ÔNG CHAM?

[Nữ Cham lấy chồng Việt, chủ đề đã bàn từ 2012 ở web Inrasara.com, nay lặp lại, ngắn gọn hơn].

Tết nên nói điều vui, tuy thế Tết này tôi nhận cùng lúc 2 tin nhắn hơi… cộm. Từ bạn trẻ. Chả hiểu sao nữ Cham xu hướng lấy Việt, cả mấy em lâu nay hoạt động cộng đồng, yêu quý văn hóa dân tộc nữa. Tương lai Cham sẽ đi về đâu, cei?

Ậy, tôi nói, chớ trách họ mà hãy soi lại mình, quý bạn nam Cham.

Năm 2017, tôi đã đặt câu hỏi: “Thế nào là một Cham?”, đăng lại https://inrasara.com/2021/05/25/cau-chuyen-cham-54-the-nao-la-mot-cham/

Trả lời câu hỏi này, cần thay đổi chút đỉnh: “Thế nào là một đàn ông Cham?”

Continue reading

Sống triết lí Cham-53. VĂN CHƯƠNG – 20 SUY TƯỞNG NGẮN

[1] Nhà văn Việt Nam chưa đủ cô đơn cho sáng tạo

(tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004)

[2] Nhà thơ học biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ

(tạp chí Tia sáng, 20-5-2006)

[3] Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa

(Thuyết tại Trường chuyên Lê Quý Đôn, Phan Rang, 10-2019)

[4] Hành trình viết của tôi là hành trình phá hủy ‘bản sắc tôi’

(Inrasara.com, 1-9-2016)

Continue reading

Tết-14-cuối. ĐẠO SĨ MINH TUỆ & 2 CÂU NÓI NỔI TIẾNG

Nhìn khuôn mặt đạo sĩ Minh Tuệ, tôi không thể không cười, cười suốt. Và không thể không nhớ đến phát ngôn nổi tiếng của chị Hằng: “Người gì đâu khôn không ra khôn, ngu không ra ngu”. Đây chắc chắn là nhận định bột phát, hay và đúng nhất về Minh Tuệ – một câu nói để đời.  

Nhớ đến Đạo đức kinh của Lão Tử, và tôi lại cười.

Lạ, chính cư ngụ giữa KHÔN-NGU đó mà đạo sĩ đã ứng xử qua ngôn từ giản đơn đầy MINH TRIẾT. Và chính ngu-khôn kia đã tạo nên sức thu hút kinh hoàng ở Minh Tuệ. Để làm thành một huyền thoại, một BIỂU TƯỢNG vô tiền [khoáng hậu].    

Minh Tuệ-2024: “Ăn lúa xong ta lại lên đường”

Continue reading

Tết-13. NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG CỦA TÔI

[về 20 con người Chakleng của tuổi trẻ tôi]

Tôi biết lắm kẻ ghét người tài, ghét và muốn triệt hạ. Sao ghét được nhỉ, rất lạ! Tôi khác, luôn trân trọng. Tuổi trẻ tôi từng kính ngưỡng vô số nhân vật Cham.

[1] Người cùng máu mủ tôi

Ông ngoại là thầy cao đạo và là tác giả trường ca Ariya Rideh Apwei. Ông nội đẳng Bà-la-môn, sắp lên chức Tu sĩ Tapah thì bị Việt minh giết oan. Dù chưa nhìn thấy mặt ông, nghe mẹ than, tôi cũng nể phục.

Continue reading

Inrasara. 15 NĂM, THƠ VIỆT VỪA NGỦ VỪA ĐI

Thời đại khác, thơ khác, cách đọc thơ cũng phải khác. Thế giới đa nguyên, thẩm mĩ nghệ thuật thôi còn thuần nhất, mỗi dòng thơ được bộ phận độc giả riêng đón đợi. Các loại thơ khác nhau có mặt là cần thiết, để phụng sự cho bộ phận độc giả của mình.

Bằng không, hãy đấu tranh mang tính mĩ học. Thời Tiền chiến, các trận bút chiến giữa thơ mới và cũ, văn học vị nghệ thuật vị nhân sinh diễn ra quyết liệt mà lành mạnh. Ông bà làm được, tại sao ta thì không?

Continue reading

Tết-11. SAU TUỔI ĐỨNG BÓNG MẶT TRỜI CỦA SÁNG TẠO

[Hay. Tội cho nhà văn Việt Nam!]

Đời người, Khổng Tử cho: 30 tuổi thì trụ vững, 40 tuổi mới hết ngờ. 25 thế kỉ sau, Carl Jung không khác: Cuộc sống chỉ thực sự bắt đầu từ tuổi 40. Khi “hết ngờ”, chúng ta mới “bắt đầu sống”, còn trước đó chỉ là bước chập chững, dọ dẫm tìm đường.

Nhà văn ta hơi khác, nóng vội xuất hiện sớm, nổi tiếng sớm và sớm… tắt.

Continue reading