Minh triết Cham-8. ĐÓN NHẬN TRI THỨC BẰNG TÂM TRONG SẠCH

Người Cham tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, ít nhiều ảnh hưởng nền nếp ấy. Cộng đồng Cham những năm 1950 trở về trước, nhà thơ được trọng vọng như bậc á thánh. Thế hệ ấy, người Cham từ “trí thức” cho đến nông dân, đều được học chữ thánh akhar Nưbi. Dù Cham tổ chức dạy kiến thức theo lối bí truyền, học nhóm với số lượng ít ỏi, có khi chỉ một thầy một trò, khá bất tiện. Thế kỉ XI, các sứ giả Tàu thử du nhập lối tổ chức theo trường quy Trung Hoa vào Champa, nhưng bất thành. Quan niệm về kiến thức của người Cham hoàn toàn khác. Kiến thức không phải thứ mang chia sẻ đồng đều ở trường lớp, mà nó chính là thách thức cho cá thể quyết mưu cầu nó, dọn sạch tâm để đón nhận nó. Panwơc pađit tục ngữ Cham:

Continue reading

Chuyện thơ-4. TỪ VĂN BẢN NHÀ THƠ ĐẾN VĂN BẢN THƠ

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa, và truyền lửa”.

Tại lớp Chuyên Văn Trường Phan Bội Châu – Vinh, 2-11-2019, 40 phút thuyết và non tiếng rưỡi ‘tìm học’, nẩy sinh hơn 20 câu hỏi. Đâu là quan niệm sáng tạo của Inrasara, hay tại sao gọi nhà văn là “kẻ bị đẩy xuống tàu”, đặc điểm chính của hậu hiện đại là gì, khác biệt về ngôn ngữ ở thơ đương đại, hoặc tại sao thơ hiện đại khó hiểu, cạnh đó tôi còn được đề nghị đọc ba bài thơ tiêu biểu nhất nữa…

Continue reading

Minh triết Cham-7. MA HỜI HẬU HIỆN ĐẠI

[Giải trí cuối tuần. Chuyện Xakawi và Cham bị Pô Yang Cham đọa, giải trí không vui]

Chuyện 1.

Năm ngoái, trong loạt bài về “Câu chuyện Cham”, tôi đố vui có thưởng: “Tại sao Pô Yang Cham chỉ đọa Cham, mà không đọa người ngoài?” Qua năm mà chả thấy bóng em đâu. Hôm qua, bạn trẻ Yaung Kull Tín nhắn tin hỏi thăm, tưởng đòi cái phần thưởng, ai dè – nhờ cei Sara giải giùm luôn.

Tôi nói, dễ ợt à. Thứ nhất, dân quê nói “có tin có thiêng”, không sai.

Continue reading

Minh triết Cham-6. NHÀ VĂN, KẺ KỂ CHUYỆN XUYÊN THẾ HỆ

Chiều hôm qua, tôi có buổi nói chuyện với sinh viên Fulbright. Nhiều chuyện để kể, nhiều câu hỏi đòi hồi đáp, nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Sẽ kể ở một ngày đẹp trời nào đó…

+

Inrasara: “Nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc”; Wakamatsu Jataro: “Nhà thơ là người sáng tạo ước mơ của dân tộc” (“Đối thoại Fukushima”, 6-2019).

Continue reading

Chuyện thơ-3. TỪ TÌNH CHÂN THẬT ĐẾN THƠ TÌNH RẺ TIỀN

[hay. Nguyên Sa đã niêm hoa vi tiếu như thế nào?]

Thi sĩ khó tránh lụy tình, lụy tình và làm thơ tình.

Thơ đầy tâm trạng, càng chân thành càng tốt, chuyện tình càng đẹp càng đau càng thật, thơ càng hay – ta ưa nghĩ thế. Có thế đâu!

André Gide: Với tình cảm đẹp, chúng ta chỉ làm ra thứ văn chương rẻ tiền. Loài thơ ấy, kẻ si tình làm xong nên chép tặng riêng người yêu, hay đến trước cổng nhà nàng mà đọc qua cửa sổ, mới hi vọng được nàng hồi đáp.

Continue reading

Minh triết Cham-5. CHAM, HỌC THẾ NÀO?

Trích “Ghi chép 1982”:

Người Khmer được đẩy vào chùa Phật giáo ngay từ bé rèn luyện cho đến lúc trưởng thành. Tại đây, có hai chọn lựa: hoặc trở thành thầy tu chuyên nghiệp hoặc tự tin đi vào đời, dựng nghiệp, lấy vợ, sinh con đẻ cái.

Cham cổ điển thì ngược lại, bạn bị ném thẳng vào trường đời để ngụp lặn, tôi luyện trong nó. Rồi ở tuổi đứng bóng mặt trời, khi đã có cơ nghiệp vững chãi, bạn có hai con đường để chọn lựa: hoặc chìm nghỉm trong hoặc bứt ra khỏi nó, để đi trên con đường trầm tưởng của riêng bạn.     

Continue reading

Chuyện thơ-2. SAO GỌI LÀ TRUYỀN ĐẠO THƠ?

Từ mùa xuân 2017, “một ngày biếc thị thành ta rời bỏ” (thơ Chế Lan Viên) về quê nhà, để nhập cuộc Cham sâu hơn, tôi nguyện làm luận sư “Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahier Awal”.

Ở đó khác với vài “trí thức” ưa tranh hơn các vị chức sắc, tôi – lắng nghe và thấu hiểu, hỗ trợ giải minh bề tối, chiều sâu cùng mặt trái của AGAL, DANAK, để hoàn chỉnh công cuộc san định Kinh sách Cham, văn bản lá buông có mặt từ hơn 3 thế kỉ trước.

Sau hơn 5 năm khiêm cung và miệt mài, tôi đã làm được. 

Continue reading

Minh triết Cham-4. GIẢI ẢO THUẦN CHỦNG

Sắp tới, các bạn sinh viên Đại học Fulbright mời tôi thuyết xung quanh chuyện “dân tộc và sắc tộc” qua “diễn ngôn thống trị của người Việt ảnh hưởng đến các cộng đồng dân tộc khác”. Được gợi hứng từ “Văn hóa Cham nhìn từ Cham” trong chuyến Bắc tiến vừa qua, có lẽ.

Ừa, thì thuyết. Vậy nên xin [xỏ] đăng tút này trước để bà con có ý gì hay, góp vào.

Karun!

+

Ba tuần “Bắc tiến” tôi thấy, và hiểu Việt Nam “nợ” Cham những gì…

Continue reading

Chuyện thơ-1. THẾ NÀO LÀ NHÌN TOÀN CẢNH THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI?

Tại sao phải nhìn toàn cảnh?

Nhìn toàn cảnh, ta tránh bất công với một tài năng; tránh cho độc giả thiệt thòi không tiếp cận được tác phẩm hay, và nhất là thiệt hại với một nền văn học.

 +

Thói tật không biết mà nói, không hiểu mà phán, tôi đã vài lần luận qua, miễn lặp lại. Để cắt đuôi nỗi ấy, đặt vấn đề nhìn toàn cảnh một sự thể nào đó, là điều cần thiết. Đâu là toàn cảnh thơ Việt đương đại? Chú ý, thơ Việt chứ không phải thơ Việt Nam.

Thử kê 3 DÒNG lớn: Thơ truyền thống, Thơ cách tân các loại và Thơ phiêu lưu khai phá. Riêng dòng thứ ba, có: Thơ hậu hiện đại, Thơ Tân hình thức, Thơ nữ quyền, Thơ trẻ Cham, Thơ trình diễn, Thơ phản tỉnh và phản kháng.

Continue reading

Minh triết Cham-3. HỌC, ĐỂ LÀM GÌ?

Bốn tuổi, vài bận nghe ông ngoại đọc Ariya Glơng Anak, tôi thuộc. Buổi tối nhà quê, nằm ngoài sân trăng, ông ngoại bảo tôi đọc theo, tôi kêu: ‘Yăng’ thuộc rồi, ngoại à. Thuộc rồi cũng học lại, ngoại nói.

18 tuổi năm cuối Trung học, tôi hai lần chép Dictionnaire Cam – Français của Aymonier-Cabaton khổ lớn dày 600 trang. 21 tuổi, từ Nha Trang tôi cuốc bộ ra Huế thỉnh bộ Kinh Hoa Nghiêm… Để làm gì?

Continue reading