Minh triết Cham-17. NGƯỜI TA CHỈ CÓ THỂ LỚN, KHI…

[Trí thức, thơ ca & tôn giáo]

Con người chỉ có thể lớn, khi hắn học biết nhìn ra ngoài, và nhìn mình từ bên ngoài. Từ nghệ thuật, xã hội cho đến tôn giáo, vân vân.

Nhiều người ưa nói: Sao cứ đi chõ mỏ vào chuyện người khác, nữa: Tôi không quan tâm đến những gì không thuộc về tôi. Nói, như thể hàng đạt đạo không bằng.

Bình dân hơn: Rảnh quá mới đi lo chuyện thiên hạ, với cái giọng khinh khỉnh, trên ngó xuống.

Cả hai tự tố cáo không gì hơn một đầu óc nông cạn.

Continue reading

Minh triết Cham-16. HUYỀN NGHĨA CỦA CHẤP NHẬN

Có nước da hơi sáng – em chối mình là Cham

mới ít tháng tha phương – anh không nhận Việt Nam

vì tự trọng – Karl Jaspers không cho mình người Đức

Henry Miller chối từ Mĩ – bởi chán ghét chiến tranh

giữa không nhận và chối từ kia cách nhau trời vực

                     (“Ngụ ngôn của Đất”, Tháp nắng, 1996)

Ông Glơng Anak đã không vượt biên.

Như bao sinh linh Cham khác, đại khủng hoảng xảy tới, ông cũng bỏ đi, được nửa chừng ông quay trở lại. Chấp nhận sự tủi nhục của con dân mất nước, nhận phận kẻ cùng khổ, để được sống giữa lòng dân tộc. Cưu mang dân tộc vào lòng mình.

Continue reading

Chuyện thơ-9. TẠI SAO BÀI THƠ “CÁI …ỒN, VÔ TẬN” CAO CẢ & THÁNH THIỆN?

Trong khi bài “Lỗ thủng lịch sử” bị dị ứng? – Là câu hỏi mang tính mỹ học, cực kì cốt tủy về/ của thơ hôm nay. Đây là lần đầu tiên tôi bàn về bài thơ này.

Đứng ở phạm trù văn chương, bài thơ có sáng lên vài nhấp nháy, mới lạ; từ góc độ vệ sinh dịch tễ học, nó bị xem là dơ dáy, tục tĩu; ở khía cạnh đạo đức học, nó vô phép; còn nhìn theo hình sự học, LTLS đáng bị đưa ra tòa.

Và nhiều nữa, thế nên đây là bài thơ rất đáng kể, đáng bàn, đáng được đưa vào… văn học sử. Và tác giả cũng được ngồi trong đó, dĩ nhiên.

Continue reading

Chuyện thơ-8. BÌNH DÂN & TINH HOA

A.Robbe-Grillet: “Các tác giả trẻ hiện nay muốn người ta đọc họ, đó là ý muốn rất nguy hiểm”. Đấy là phát biểu của nhà tiền phong trong giai đoạn văn học phân ranh dứt khoát giữa bình dân và tinh hoa, bị hiểu cách lệch lạc.

Ý hướng tiền phong và thái độ bất cần công chúng khiến thi sĩ tự nhốt mình trong tháp ngà cô độc, qua đó thơ ca cũng tự đưa mình lên tháp ngà – và nằm chết ở đó. Tuy nhiên hôm nay đã khác rồi, trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) kéo nhà thơ trở lại với đời thực, sống và viết như bao sinh linh khác trong thời đại toàn cầu.

Continue reading

Alăng Văn Gáo: THƠ-03

THƠ CHO NHỮNG NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG

nàng đòi đèo tôi trên một chiếc
Honda vision
trên con đường đầy ổ gà ổ vịt
bỗng nàng giật mình sợ hãi

tôi hỏi:
“chuyện quái gì vậy?”
“có chốt có cớm.”
nàng trả lời.
“thì đã làm sao?”
“chúng sẽ tóm mình.”
“nhưng chẳng phải đã có giấy tờ đầy đủ rồi sao?”
“biết là vậy, nhưng chúng sẽ tìm cách để
moi tiền.”

Continue reading

Chuyện thơ-7. CÃI NHAU VỚI CÁI BÓNG CỦA MÌNH

“Tôi viết, là để cãi nhau với cái bóng của mình”, câu thơ trong Lễ Tẩy trần tháng Tư được Nguyễn Vĩnh Nguyên dùng đặt cho tít bài viết về tôi: “Inrasara cãi nhau với bóng mình”, đăng tạp chí Kiến thức Ngày nay, số 443, 2003.

Câu chuyện.

Năm 2006, Hội Văn học – nghệ thuật Vĩnh Long mời ba ông đi “tập huấn” lớp bồi dưỡng sáng tác. Giáo sư Văn ở Đại học KHXN&NV – TPHCM, Nhật Chiêu và tôi. Mỗi ông một buổi.

Ba ông ba tính cách.

Continue reading

Chuyện thơ-6. CHÚNG TA SỢ THÀNH… THIÊN TÀI

[hay. Từ chuyện làm ăn đến làm thơ, từ Cham đến Việt]

“Không có liều lĩnh nào tai hại cả”, ai nói thế?

Câu chuyện kinh doanh

[1] Bà xã tôi dân liều lĩnh thì miễn nói, Fulro mà! Dẫu sao, trước chuyện lớn nàng vẫn cứ run…

Cơ sở Thổ cẩm Inrahani làm ăn với Mai tại Sài Gòn đang ngon trớn thì bị nạn. Năm 1993, Cửa hàng đặt hàng lớn, và Cơ sở đổ vốn lớn. Rồi, vi là hàng dệt tay mỏng dày to nhỏ không đều, một nửa hàng thô bị loại. Sập tiệm là cái chắc.

Bà xã năn nỉ thế nào vẫn không chịu. Tôi nói, CUT, Hani hoảng lên. Thế rồi, tận dụng hàng thải chế tác balô, gilê, ví, túi xách, thuê góc nhỏ Thương xá TAX, bán lẻ – Cty Inrahani phất, qua quyết định liều lĩnh đó.

Continue reading

Chuyện thơ-5. TÌNH CHỈ ĐẸP KHI CÒN DANG DỞ

Nhà thơ Hồ Dzếnh thì vậy, chớ tôi chả có nổi mảnh tình dang dở nào gọi là đẹp. Riêng vụ dang dở về chữ nghĩa, thì khác: cực đẹp. Bởi nó làm tôi mãi nhớ nhung, tơ tưởng nhưng không thể, không muốn chắp nối. Chắp nối, nó mất đi cái đẹp của thuở ban đầu lưu luyến ấy.

Mùa Đông 1990, buôn bán thất bại te tua từ miền Nam, tôi quy hồi cố hương làm lại từ con số âm, để nuôi sống gia đình bảy miệng ăn thời buổi giá-lương-tiền. Làm hàng xáo, trồng rau muống, chích heo, câu cá… tranh thủ giờ phút rỗi, viết. Trên tập kẻ ngang vàng ố dưới ánh điện leo lét cuối palei.

Continue reading

Minh triết Cham-15. CHÀM, CHĂM, CHAM – AI NGON HƠN?

“Chăm” chính thức được Nhà nước quy định gọi tên nhóm sinh linh này từ năm 1979. Chớ trước đó, chữ “Chăm” chưa hề có mặt trên trần đời.

Ngày xưa, người Việt gọi bằng Hời, Chiêm, Người đàng thổ (khác với Người đàng quê là người Việt) Chàm hay Chà.

Lạ, “Chăm” ra đời từ một ngộ nhận! “Kết quả nghiên cứu rất công phu và trong nhiều năm của các nhà khoa học, sau khi đã có sự thống nhất giữa Ủy ban Khoa học xã hội – Ủy ban dân tộc của Chính phủ”, đã quy mọi tên gọi dị biệt kia về một mối: Chăm.

Continue reading

Minh triết Cham-14. QUÊ NGOẠI

Cham mình hay vội. Vội từ lễ mở cửa tháp cho đền lạy đưa tiễn người thân đi xa. Có lẽ do dư hưởng từ thuở đại khủng hoảng rơi rớt lại. Ông bà nói: ‘Yau uraang đôic di kaliin’: [Gấp gáp] như chạy giặc.

Rước y trang Pô Yang đi qua lễ đài palei Hamu Tanran ngày đầu Katê, cũng vội, Vội đến không kịp cho khách thập phương thưởng lãm nghi thức của lễ. Có thể thay đổi nếp này được không?

Sáng nay, tôi chạy xe qua ngoại, cho kịp lễ thiêu Nai K’lặng. Mỗi lần về “quê ngoại” là mỗi xúc động kì lạ. Một cảm giác hạnh phúc đầy tràn. Năm trước tôi có tút: “Tôi là người hạnh phúc nhất thế giới”, năm nay nó lớn dậy, lan tỏa ra và muốn sẻ chia đến tất cả. Sinh linh đang sống, gần và xa, và những người đã xong chuyến buôn ở cõi tạm này.

Continue reading