Chuyện thơ-20. THỜI ĐẠI KHÁC, THƠ KHÁC

[Văn học Việt Nam ở đâu?-2 & 3]

Thời đại khác, thơ khác, lối đọc thơ cũng cần khác – Inrasara.

“Hồ sơ biên bản so sánh” [Vanviet, 2015] bày ra tang chứng thơ của 3 thế hệ và [qua] 3 hệ mĩ học khác nhau nhằm làm bật lên sự khác biệt, để biết cái mới ĐÓNG GÓP CỤ THỂ ở đâu, như thế nào.

Đậm nhất Việt Nam thế kỉ XX, là chiến tranh, chứ không gì khác. Nó được văn nghệ sĩ và văn nhân nhìn nhận thế nào, thể hiện ra sao, là điều không thể không bàn.

Chiến tranh,…

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-06. CẢM HỨNG SÁNG TẠO & TRIẾT LÍ BÀN NHẬU

Tôi có tút về “nguồn cảm hứng sáng tạo”, sau đó bổ sung gọi là “triết lí bàn nhậu”. Chuyện tưởng không có gì liên can, mà kì thật cả hai dính chùm khó tách rời.

Tôi viết: “Thân sạch, tâm tịnh với trí sáng ta còn suy nghĩ chưa nên thân, vậy mà lắm sinh linh đòi triết lí trước bàn nhậu.” Tạm lấy mình ra minh chứng:

[1] Thân sạch: ăn uống đạm bạc, không cầu kì, với S 100usd/ tháng là đủ; tiếp đến là năng vận động cho khí huyết lưu thông.

Continue reading

Chuyện thơ-19. VĂN HỌC VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?-01

Văn học Việt Nam đang ở đâu? Lần nữa câu hỏi cũ cần được lặp lại, để ôn tập.

Bàn về hội nhập với nền thơ ca thế giới, một nhà ta đoan chắc như vôi quệt tường rằng, thời Thơ Mới, các nhà thơ An Nam đã làm được, trong khi hôm nay Việt Nam [độc lập, tự do, hạnh phúc] thì không. Thêm một tang chứng về tư duy lỏng lẻo, phát ngôn cảm tính.

Bởi, xét cả ba khía cạnh:

[1] Thời điểm. Thơ Mới đa phần viết theo hệ mĩ học Lãng mạn, loại thơ mà nền thơ ca Pháp đã có thành tựu lớn trước đó 80 năm rồi. Còn thơ Việt đương đại thì sao? Hậu hiện đại mới phát triển mạnh ở phương Tây thập niên 1980, thì cuối thế kỉ XX ta đã có thơ hậu hiện đại. Riêng Tân hình thức, ngoài kia vừa ló mặt, nhà thơ Việt đã học và chơi luôn.

Continue reading

Minh triết Cham-49. HÃY PR CHAM RA THẾ GIỚI

Năm ngoái ghé ông anh có vợ Việt. Trước mặt tôi, chị vợ kêu:

– Ông nói Bà-ni ông hay, tốt, tôi chịu không cãi. Hôm nay trước mặt nhà văn Cham ông từng ca ngợi, ông nói luôn ba mặt một lời xem Bà-ni hay, tốt ở đâu? Hà cớ không dân tộc nào trên thế giới theo đạo Bà-ni của ông?

Ông anh gạt đi. Tôi cũng im lặng, hứa với lòng hôm nào sẽ ghé chị có bài giảng ra trò.

– Theo Sara, Cham có điều gì lớn lao để nói với thế giới?, một bạn trẻ hỏi thế.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-5. TẠI SAO THÀNH CÔNG?

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa”.

Tôi biết, thế nào bạn cũng sẽ đòi “bí quyết thành công”.

Hãy để vụ này cho ai thuyết, tôi nhà văn – kể chuyện. Câu chuyện bên cạnh bạn, xung quanh tôi. Cham là nòi sáng tạo, tôi vài lần tuyên thế – chuẩn luôn. Nói đâu xa, mấy đứa con tôi cũng hệt, bao nhiêu là nghĩ mới, làm khác.

Câu hỏi: Làm sao giữ lửa, để có thể truyền lửa?

Tại sao thành công? Hai câu chuyện.

Với Tagalau, tôi Yêu, nhìn Toàn cục, Hết mình và Tới cùng.

Continue reading

Minh triết Cham-47. TẠI SAO ĐAU KHỔ?

[hay. Có thể nâng cấp chơi cao hơn xíu, được không?]

Sáng mở mắt, nhìn đâu cũng thấy bóng dáng đau khổ. Đau khổ hằn lên từng khuôn mặt người. Quen và lạ, trẻ và già, bạn và thù, sinh linh thất bại và cả kẻ có vẻ thành đạt.

Con người lăng xăng, tất bật đầu này đầu nọ. Phấn đấu để đạt hay đấu tranh giữ cái vừa đạt được. Lo lắng, đủ sắc thái, cấp độ. Lo lắng cho nỗi mơ hồ hay cụ thể nào đó.

Và con người đau khổ.

Continue reading

Minh triết Cham-46. CHAM THƯỞNG HOA THẾ NÀO

[hay. Sao lại trồng cây để… nhớ, nhỉ?]

Hè vừa qua đi Ban Mê, lên vườn nhà Hòa Anh, dọc đường bạn nói: Anh Sara để ý, hàng rào nhà nào có hoa là nhà của người dân tộc, chớ người Kinh thì không.

Lạ quá, người Việt thực tế hơn, có lẽ. Trong khi dân Êđê, Jarai dù nghèo, hàng rào vẫn cứ là hoa, chứ không tranh thủ cắm mấy cây sắn cứu đói. Hoa ngoài hàng rào, chứ không trong chậu cảnh.

Cham cũng hệt, hiếm khi thấy Cham cắm hoa trong chậu trưng bay, mà riêng dùng cho lễ thần. 

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-4. BÍ QUYẾT THẤT BẠI

Năm ngoái tôi có kể về 1 sinh linh Cham được Bà Trời ban cho đủ đầy, chỉ bởi TÂM TÍNH mà anh đã làm hỏng cả đời mình – tê tái, bất khả vãn hồi. Và tôi kết luận, tâm tính quyết định thành bại chứ không phải trí thông minh.

Nay bạn hỏi tôi về “bí quyết thành công”, là chuyện thiên hạ luận nhiều rồi, nói thêm e nhàm. Ở đây tôi không bàn về bí quyết ấy, mà về cái nghịch với nó. Bởi thành công cần nhiều yếu tố, riêng thất bại chỉ dính một, cũng lãnh đủ.

Continue reading

Minh triết Cham-45. YÊU CÓ NGHĨA LÀ CHO

Tục ngữ Cham:

Thunau đơ boh habei/ Gru thi brei đa ka ô hacih’:

Bùa bé bằng củ khoai/ Thầy muốn cho e [trò] chưa sạch.

Không cho, không phải ích kỉ, hà tiện mà là, trí bạn đã thông chưa, và bạn đón nhận nó với tâm thế nào?

Năm 1991, đang thủ quán tạp hóa ở quê, không biết tin từ đâu, hai sinh viên Việt lạ hoắc đang năm cuối Đại học Tổng hợp: Thuyên, về ngôn ngữ học cùng Hiền, về thành ngữ – ghé Chakleng nhờ tôi “hướng dẫn” khóa luận. Tôi nói:

– Hai bạn qua vài làng Cham nhé, tuần sau trở lại.

Continue reading

Minh triết Cham-44. PHONG CÁCH CHẾ BỒNG NGA

Chánh sử chép rằng, Chế Bồng Nga từng xua quân ra Bắc vào tận Thăng Long bao phen khiến vua quan Đại Việt kinh hãi. Giai thoại còn kể, một lần người dưới trướng lỡ tay làm vỡ chén trà, Ngài to tiếng khiển trách khiến tay này hãi quá chạy sang bên kia mật báo dấu hiệu chiến thuyền Ngài đang khiển quân, bên Đại Việt liền dồn hết hỏa lực nã pháo vào, đánh chìm thuyền ngự.   

Sử chép thế, rồi thì người đời sau ca tụng hay trách móc tùy nghi, chớ ít ai chịu nhìn ra phía sau mặt chữ. Để gọi là HIỂU sử, hiểu người.

Continue reading