Tôi dạy con-44. CÓ THỂ LÀM MỘT LÚC 2-3 VIỆC KHÔNG?

Câu trả lời: có thể! Bộ óc con người lạ lắm, nó như cái tủ nhiều hộc, nhiều ngăn. Biết sắp xếp khoa học, ta có thể xong ngăn này mở ngăn khác, làm tiếp – như Napoléon ấy. Hay cùng lúc mở vài hộc, công việc cứ thế tiến hành.

Đây là kinh nghiệm của tôi…

[1] Giai đoạn 1982-1986, ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm

Continue reading

Sống Triết lí Cham-11. KHÔNG ĂN CẮP/ CƯỚP

[hay. Làm sao để giải/ thoát khỏi lời nguyền?]

Lời nguyền, có; giải lời nguyền, có; nhưng nó ở đâu và làm thế nào? Ariya Glơng Anak, câu-3:

Gram xarawan duix di haget bloh ô thah/ Bbai tapuh di graup nưrah tagrang kađong pak halei’: “Đất nước tội tình gì mà không thoát/ Đã dâng chuộc khắp rồi, hỏi còn vướng mắc nơi đâu?”

CHAM

Continue reading

Hani-16. TÌNH HÌNH HANI & CHUYỆN THĂM BỆNH

Hani tạm ổn, khó ngồi dậy, nhưng vẫn lăn qua lăn lại được. Con cháu chăm tốt, phân công rạch ròi, thấy tạm ổn thì mỗi đứa đi công việc của mình. Còn mỗi ngài Inrasara!

Tối, tôi mở hờ cửa phòng để Hani kêu, khi có chuyện. Ban ngày, ngồi viết khoảng 30-40 phút, tôi mở cửa dòm qua. Nhà vắng, lắm khi nghe cô đơn đời. Và tôi nghĩ giá như… giá như…

Thôi, đừng có “giá như” nữa, mà nói chuyện khác.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-10. TỪ TƯ DUY BIỂN LỚN ĐẾN NHẬP CUỘC VỀ HƯỚNG MỞ

[1] “Tư duy biển lớn” là chữ Tạ Chí Đại Trường dành cho Cham (Damau, 8-1-2009). Từ tư duy ấy, Cham mang tinh thần phiêu lưu.

Cham đóng tàu 37 sải viễn dương sớm và xa, Cham biết làm kinh tế thị trường từ rất sớm:

“Cư dân Chăm cổ thường xuyên có mặt ngoài khơi, ngoài đảo xa. Vì thế họ đã có sự giao lưu kinh tế văn hoá với thế giới hải đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương” (Nguyễn Đức Hiệp-2006).

Continue reading

Sống Triết lí Cham-9. KHÔNG NÓI DỐI

[1] Sinh hoạt tín ngưỡng, người Cham hay mời ‘Gru urang’ “Thầy pháp” đến cúng. Trong các kinh cúng tế, loại kinh Agal thứ cấp dành cho đại chúng, có câu chúc lẫn lời rủa.

Thei đôm thoh tagloh mưta, thei đôm jhak ak coh

“Ai vu khống người sẽ bị mù mắt, ai nói xấu người thì bị quạ mổ”.

Hơi bị ghê! Thầy hành lễ, thầy đọc, thầy “rủa”, đại chúng Cham nghe, tai này đi qua tai nọ. Lạ không? – Bởi ngoài đời, ta cứ nói dối, vu khống nhau, nói xấu nhau sau lưng, như không có gì vừa xảy ra ở đó. 

Continue reading

Sống Triết lí Cham-8. YÊU NỖI CÔ ĐƠN

“Cô đơn” có mặt từ rất sớm trong thơ tôi, sau đó trở đi trở lại nhiều lần. Năm 1982, ở “Bàn chân, con đường, bóng tối”:

Bao giờ?

trút gánh nặng xuống – lên đường

con đường băng qua buổi chiều những thời đại

gặp gỡ người tình nhân: cô đơn

Năm 1984, là bài thơ “Trên bước chân cô độc”.

Continue reading

Hani-15. TƯ DUY NGHÈO – GIẤC MƠ NGHÈO

Bạn tự soi, có thấy bóng dáng mình ở đây không, nhé?

[1] Chuyện kể bác nông dân tay không bắt khỉ. Trên luồng khỉ đi tìm mồi, bác đặt một tấm phản khoét lỗ vừa với bàn tay khỉ, bên này đặt trái chuối to. Chú khỉ đi ngang ngó thấy, nhanh tay thò qua chộp lấy trái chuối. Loay hoay mãi rút tay ra chẳng được, chú bị bác nông dân tóm gọn.

Nó còn không chịu thả trái chuối để bỏ chạy!

Tư duy người nghèo là vậy: không biết từ bỏ.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-7. TẠI SAO CẦN TRIẾT LÍ?

Bạn không biết triết lí, không cần đến triết lí, thậm chí bạn ghét triết lí, nhưng dù gì thì gì, bạn cũng phải sống – cách này hay nọ – THEO triết lí.

1. Ở Ấn Độ, đẳng Bà-la-môn tầng lớp lưu trì tinh thần triết học được xếp đầu bảng, trên cả vua chúa và quý tộc. Triều đại xô đổ triều đại, riêng tinh thần triết học Upanishads thì không. Nó giữ cho Ấn Độ được là Ấn Độ.

Trung Hoa cổ đại không khác, tư tưởng nhân trị của Nho giáo hay pháp trị của Hàn Phi vẫn là sợi chỉ xuyên suốt, mặc bao nhiêu triều đại thay phiên nhau lên xuống.

Continue reading

Sống triết lí Cham-6. CHAM CÓ TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG!?

Văn minh Champa chủ yếu vay mượn Ấn Độ. Vay mượn kết hợp với yếu tố bản địa, Cham làm nên một nền văn hóa-văn minh vô cùng độc đáo. Ở đó biểu tượng cặp đôi Linga-Yoni biến thành Đực-Cái, Nam-Nữ là rất điển hình.

Mọi hiện tượng văn hóa Cham phải được diễn ngôn từ nền tảng [Ấn Độ] và yếu tố bản địa ấy. Tiếc, do không am hiểu tính triết học của vấn đề, gần đây có vài giải thích sai lệch, trong đó việc dùng biểu tượng Âm Dương của Trung Quốc lí giải biểu tượng Đực-Cái, Nam-Nữ, là một.

Continue reading