NĂM 2022, TA ĐÃ LÀM GÌ ĐỜI TA?

Bắt chước nhà thơ Vũ Hoàng Chương, cứ tự hỏi to con thế để gọi là tự kiểm thảo cuộc đời và nỗi người năm qua!

ĐI

Sau Covid-19, lần đầu vào thành thăm nhà, rồi mùa Ramưwan, từ Sài Gòn lên xe đò qua làng Pacam, Tánh Linh – Bình Thuận, viết loạt bài “Ramưwan buồn”.

Tháng 7: 10 ngày lang thang miền Trung & Tây Nguyên, tháng 8. 24 ngày ra các tỉnh phía Bắc, thêm tháng 10: 5 ngày, rồi tháng 12 là 9 ngày.

ĐỌC

Continue reading

Inrasara-TV. MỘT CÁCH ĐỐT NĂNG LƯỢNG THỪA

Con người được Bà Trời ban tặng thừa thãi năng lượng, cả đời xài không hết. Thặng dư, con người tìm cách đốt nó: Rượu bia tán gẫu hay chat chit, có; vận động thân thể hoặc hoạt động xã hội, có; lao vào cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cũng không chừa. Đủ kiểu, đủ trò.

Chơi, đốt năng lượng đa phần vô tội vạ. Thế nên, nhiều cuộc chơi sớm đứt bóng, nhất là không mang lại ‘phala’ “phúc” cho bản thân hay nhân quần. Trong khi Bà cho mỗi sinh linh đủ đầy: Đầu, mình và tứ chi với trí khôn dẫu cao thấp, nhiều ít khác nhau, nhưng vẫn sòng phẳng. Vấn đề là ta xài nó thế nào?

Trong thời đoạn nào đó, tôi phân bổ năng lượng làm ba: Ưu tiên việc chính, làm thêm, để bổ trợ cho chính, và chơi bằng đốt năng lượng thừa.

[1] Trung học, trong khi các bạn bám chương trình, tôi: Học Akhar thrah, lang thang palei Cham sưu tầm văn học Cham, và đọc.

Năng lượng còn thừa, tôi đốt nó bằng cách theo các anh học võ, và chơi mấy môn thể thao. “Đốt” này vô hình trung trở lại nạp năng lượng.

Continue reading

Inrasara-TV. SẮP RA MẮT SỐ ĐẦU TIÊN!

[Văn hóa Cham nhìn từ Cham, Nhà văn, làm gì?, Đối thoại Inrasara, Tiếng Cham của bạn]

Ni thwattik thidhikXalam!

Các bạn thân mến!

Hai tút thông tin về Inrasara-TV vừa đăng lên, tôi nhận được nhiều phản hồi đầy thiện chí, cả phía thuận lẫn chưa thuận.

Chưa, chủ yếu nhấn về việc lo cho tôi sẽ bị choán mất quá nhiều thời gian, trong khi tôi còn có nhiều điều quan trọng hơn cần tập trung.

Continue reading

INRASARA VÀ VẤN ĐỀ INRASARA’S TV

Web Inrasara, Bàn tròn Văn chương, Cà phê thứ Bảy Văn học, và…

Rồi năm 2019, sau chuyến “công diễn” ở Nhật Bản và Đài Loan với 9 buổi nói chuyện tại các Đại học và tổ chức phi chính phủ, về Văn hóa Cham, Điện hạt nhân & Môi trường biển và Văn học ngoại vi, tôi tin mình có sức hút [không dám nói lớn, mà] không nhỏ.

Sau đó anh chị em và bạn facebook cho, đó là ba vấn đề cần lan tỏa rộng hơn nữa. Thế nên việc cho Inrasara’s TV ra mắt là cần thiết.

Continue reading

Nóng!!! Inrasara TV. TÁI SÁNG TẠO VÀ KẾT NỐI

Từ Bàn tròn Văn chương năm 2008 rồi Cà phê thứ Bảy Văn học 2012 hay trước đó: Inrasara.com ra đời từ 2007 được bà con nhập cuộc thảo luận, đã gợi bao điều mới mẻ, để suy ngẫm. Từ các buổi thuyết của tôi từ trong đến ngoài nước; từ facebook Inra Sara mỗi ngày 1-2 tút đều đặn có mặt… nghĩa là có rất nhiều điều để kể.

Được gợi ý từ bạn bè, anh chị em và độc giả gần xa, thêm phương tiện chia sẻ trong thời đại mới đổi thay, tôi cũng thuận theo, để còn đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa, như tôi trước nay đã thế. Vậy nên tôi quyết định xây dựng kênh Youtube: Inrasara TV. Ở đó, tôi sẽ chia sẻ về:

Continue reading

MIỀN NAM & HIỆN TƯỢNG CHỮ NGHĨA

1. Bốn hiện tượng

Trịnh Công Sơn thiên tài, nhưng không là hiện tượng. Phạm Duy vĩ đại, cũng không là hiện tượng. Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, và sau này – Nguyễn Nhật Ánh, là hiện tượng.

Hiện tượng phải là con người với lối “sống” kì dị, tài năng và có sức cuốn hút lớn, xuất hiện như một bột phá và kéo dài, tạo ảnh hưởng về hướng mở, hướng tự do.

Nguyễn Hiến Lê – một hiện tượng học giả.

Continue reading

KHÔNG VƯỢT BIÊN, KHÔNG BỞI HÈN MÀ DO SỢ, ĐỂ…

[& Lời cảm ơn muộn màng]

Giới chữ nghĩa Dân tộc thiểu số, hiếm ai có tâm, có tầm như nhà thơ Nông Quốc Chấn. Tôi với ông tình thân, mỗi bận ra bắc là mỗi bận “cậu cứ qua tôi dùng cơm nhưngười nhà”.

Lần đầu gặp ông ở Sài Gòn qua giới thiệu của Phú Văn Hẳn “anh của em có làm thơ”. Ông tìm nhân tố mới cho “đội ngũ” nhà văn dân tộc thiểu số, tôi biết. Trưa – tôi đạp xe qua Nhà khách Thành ủy mang theo bản thảo Bàn chân – Con đường – Bóng tối. Ông rót nước “cậu uống đi”, rồi mở nó ra đọc. Nửa tiếng đồng hồ, và quên tôi luôn.

Continue reading

Inrasara. Ý KIẾN TẠI BUỔI CUỐI HỘI THẢO DTTS

Sáng 21-12-2022, tổng kết và phát giải thưởng thường niên của Hội, có ba quan lớn từ Hà Nội về dự.

Sau bài tổng kết năm được đọc bằng giọng rất đẹp của nhà văn Niê Thanh Mai [sau đó tôi đùa ngay trên diễn đàn là hơi buồn ngủ bởi thiếu điểm nhấn], là tiết mục góp ý kiến.

Đã phát biểu hôm qua, tôi cứ ngỡ mình được miễn, ai dè lại bị/ được kêu. Lại là kẻ mở màn.

Nietzsche: Kẻ tiên phong bao giờ cũng bị hi sính.

Continue reading

TRƯỚC KHI DÂN TỘC TIÊU BIẾN, NHÀ VĂN LÀM GÌ?

[phát biểu tại Hội thảo Văn học Dân tộc Thiểu số Việt Nam, Hà Nội, 20-12-2022]

Kính thưa Chủ tịch đoàn! Các bạn văn thân mến!

Trước khi phát biểu, xin hội nghị cho phép riêng tôi được chắp tay thành kính trước anh linh hai vị Hội đồng thơ qua hai khóa với tôi ở Hội này, nhà thơ Y Phương và nhà thơ Mãi Liễu đã đi xa.

Tôi, các bạn rồi cũng sẽ đi xa. Trước khi đi, bạn để lại gì? Không phải tên tuổi, mà là cái được cho là sáng giá nhất cho thế hệ đến sau?

Continue reading

INRASARA NÓI CHUYỆN TẠI ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II

Vĩnh Phúc, 7g30, ngày 19-12-2022

Buổi nói chuyện có 2 phần:

Phần-1. Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?

1. Dòng máu & vấn đề lai giống

2. Kiến trúc & điêu khắc: đóng góp về sáng tạo 

3. Hải sử & văn hóa biển: bổ khuyết lịch sử Việt Nam

4. Văn chương: làm đầy nền văn học đất nước

5. Ngôn ngữ, dấu ấn trong tiếng Việt hiện nay

Continue reading