Nghĩ-53. ĐỂ LÀM GÌ, THI SĨ?

“Nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc” (Minh triết Cham, 2015).

Tháng 5-2019, tôi đã nguyên văn thế với nhà thơ Nhật, khi gợi ý ông kể câu chuyện về vùng đất chết nơi ông tự nguyện ở lại với nó gần mươi năm qua.

Tiễn chân tôi, ông nói:

“Nhà thơ không chỉ lưu giữ kí ức dân tộc, mà còn sáng tạo ước mơ của dân tộc.”

Hai thế kỉ trước, nhà thơ Đức Hölderlin đặt câu hỏi thống thiết:

Và để làm gì, thi sĩ – trong thời đại bần nhược điêu linh?

Nguyễn Quang Thiều:

Continue reading

Inrasara-TV-16. THƠ HIỆN ĐẠI – CHAM & DTTS KHÁC KHÁC NHAU THẾ NÀO?

Tôi xin nói ngay, nêu khác biệt không phải so đo hơn kém mà là KHÁC. Chính cái Khác, cái đặc trưng mới góp phần vào tiến trình phát triển văn học, làm giàu nền văn học đất nước.

1. Xuất phát điểm

Khmer và Cham sống vùng đồng bằng, DTTS khác: vùng cao. Nhà thơ Cham và các nhà thơ DTTS vừa sống vùng quê, vừa lưỡng cư. Cham xuất hiện muộn, cuối thập niên 1990, nhất là từ khi Tagalau có mặt vào năm 2000.

Đa phần nhà thơ DTTS khác được đào tạo, làm cán bộ Nhà nước, có người còn là lãnh đạo văn nghệ. Cham tuyệt đối không, tất cả làm nghề tự do.

Continue reading

Nghĩ-51. THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?

Tút “Thi sĩ & tiền”, bạn mừng tôi thành công, bạn nữa kêu tôi đa tài. Karun!

Từ “thành công” thì nghe quen, tôi thích chữ hiệu quả hơn; còn “đa tài”, sử gia Tạ Chí Đại Trường cho “Inrasara con người đa năng”.

Thế nào để hiệu quả? Vụ này thiên hạ bàn nhiều rồi, với vô số “cần”, “phải”, tôi có ngón riêng: 3K. Xin tuần tự…

Think big, do small, move fast” – đó là nguyên tắc vàng. Phần tôi [đã kể chi tiết, nay tóm lược]:

Continue reading

Nghĩ-50. THI SĨ & TIỀN-2. TÔI BUÔN BÁN THẾ NÀO?

“Triều đại INRA kéo dài 30 năm, để rồi chịu kết thúc chăng?! Vẫn còn cơ hội và phương cách phục hưng nó, nhưng ai đủ tài năng, bản lĩnh và độ lì để làm kẻ tiên phuông?” (trích Inrasara, Cham vẫn có thể làm giàu, 2017)

Hô to như thế, là để khích tướng mấy đứa con trai tôi, và cả bạn trẻ Cham.

“Giã từ cõi mộng điêu linh

Anh về buôn bán với mình phôi pha”

Continue reading

Nghĩ-49. THI SĨ & TIỀN

[trích Inrasara.com, 2010]

Nhà văn Việt Nam ưa sĩ, thèm tiền mà sĩ, tôi – không.

Tôi có tính tự lập từ rất sớm, ngay thời Tiểu học. Để không nô lệ tiền, tôi giỏi làm và giỏi bán. Từ cà-rem, quán tạp hóa, thổ cẩm cho đến… chữ nghĩa.

Nuôi gia đình bảy miệng ăn, tôi làm bộn nghề: Cày ruộng, trồng nho, rau muống, câu cá, nuôi heo, thú y, làm hàng xáo, buôn bán lẻ, mở công ty sản xuất lớn… món nào cũng ra trò.

Tôi chưa bao giờ gọi là thiếu tiền xài. Rủng rỉnh tiền, tôi cho. Để rồi khi nhập cuộc và để hết mình cho chữ nghĩa, dù Cty đang ăn nên làm ra, tôi bàn giao cho bà xã, viết ngay trang đầu sổ tay hàng chữ to đùng: MI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN LÀM RA TIỀN NỮA.

Continue reading

RIJA PÔK JANƯNG KADHAR LỄ TÔN CHỨC KADHAR

Lễ Tôn chức Kadhar cho ông Đàng Xuân Kỷ tại palei Bblang Kacak làng Phước Đồng, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận.

Lễ long trọng nhất thuộc hệ phái này trong hệ thống Tôn giáo Cham.

Mưtai Kadhar dok Pajau’: Mất Ông Kadhar còn Bà Pajau, tục ngữ Cham nói thế. Nghĩa là khi khu vực nào đó của cộng đồng Cham không còn Kadhar hành lễ, thì Pajau có thể thay thế. Sự thể rất rõ ở palei Bumi ở Bình Thuận. Tại đây, lễ chính của người Cham là Cabbur chứ không phải Katê, mà người phụ trách lại là Bà Pajau!

Continue reading

Nghĩ-48. NẾU BẠN DÁM…

Ở nhà, là quý tử một quan lớn, bạn làm sinh viên…

Nếu bạn từ chối ở biệt thự bố, để mỗi ngày đạp xe từ trường về cư xá sống chung với bạn học, bạn chỉ xin bố đủ tiền tiêu vặt; ra trường, bạn không cậy đến uy danh bố để ngồi lên cái ghế béo bở, mà tự thân bươn chải như bao sinh viên khác…

Nếu bạn dám là đứa con bất hiếu ấy, thì chắc chắn ông quan-bố kia sẽ hành xử khác.

Tại trường, ngồi ghế giảng đường…

Continue reading

Nghĩ-47. KHỔ

“Tôi xem mỗi Cham như thể một sinh linh sống sót đầy thương cảm” (Inrasara.com, 2019).

Hôm trước Jaya kêu, sao Jaya biết mấy Cham ghét cei mà cei chưa hề nhận định xấu về họ, còn nói tốt nữa. Tôi im lặng. Ừa, làm sao có thể ghét Cham được, khi tôi xem mỗi Cham như thể một sinh linh sống sót đầy thương cảm. Dù họ có xuyên tạc hay dại dột đâm sau lưng tôi.

“Tiếng run rẩy đầu tiên được đặt vào trang giấy là tiếng của thiên thần bị thương: ĐAU KHỔ” (The first quivering word he puts to paper is the word of the wounded angel: pain) – Henri Miller.

Đó là nhà văn chính hiệu.

Continue reading

Nghĩ-46. THẾ NÀO LÀ HẾT MÌNH VÀ TỚI CÙNG?

Hết mình và tới cùng, là cụm từ tôi ưa dùng – từ đời thường đến cuộc chữ nghĩa. Ba câu chuyện cũ kể lại.

[1] 2016: Sự cố Kut ở làng Boh Dana

Bà con nhờ, anh bạn bên An ninh Tỉnh cũng gợi ý “anh Sara hỗ trợ giải quyết giúp bà con đi”, tôi vẫn không. Chỉ là vụ cục bộ địa phương, mãi khi sự cố nguy cơ đổ vỡ, các nơi kêu, tôi mới vào cuộc. Và hết mình.

Continue reading