Nghĩ-71. CŨNG TỪ YẾU ĐUỐI TINH THẦN MÀ RA

Được khen, thích thì có thích nhưng tôi ít nghĩ đến nó hơn bị chê. Bị chê, tôi không phản ứng mà suy tư và liên tưởng sâu, xa hơn, về cấu trúc tâm lí con người. Xin tuần tự…

[1] Anh Chi: “cách phê bình của anh [Inrasara] dễ khiến người đọc cảm thấy bị coi thường… anh tỏ ra coi thường công chúng mỹ thuật ta!” (Nhân dân Cuối tuần, số 23-2013).

– Như thể tôi từ đất nước ất ơ nào đó ghé qua phê bình thơ Việt Nam… ta!

Continue reading

NÔNG QUỐC CHẤN

KHÔNG VƯỢT BIÊN, KHÔNG BỞI HÈN MÀ DO SỢ, ĐỂ…

[Một mảnh ghép về nhà thơ Nông Quốc Chấn & Lời cảm ơn muộn màng]

Giới chữ nghĩa Dân tộc thiểu số, hiếm ai có tâm, có tầm như nhà thơ Nông Quốc Chấn. Tôi với ông tình thân, mỗi bận ra bắc là mỗi bận “cậu cứ qua tôi dùng cơm như người nhà”.

Lần đầu gặp ông ở Sài Gòn qua giới thiệu của Phú Văn Hẳn “anh của em có làm thơ”. Ông tìm nhân tố mới cho “đội ngũ” nhà văn dân tộc thiểu số, tôi biết. Trưa – tôi đạp xe qua Nhà khách Thành ủy mang theo bản thảo Bàn chân – Con đường – Bóng tối. Ông rót nước “cậu uống đi”, rồi mở nó ra đọc. Nửa tiếng đồng hồ, và quên tôi luôn.

Tôi xin kiếu ông để còn chạy qua Đại học làm việc. Ông nói:

Continue reading

Nghĩ-70. ĐỂ LÀM GÌ, TÔI?

[Inrasara-TV-Inrasara Suy tưởng-01. TÔI & CHAM]

Tôi sáng tác, nghiên cứu, phê bình; tôi viết báo, thuyết giảng, tổ chức các sự kiện văn học, tôi hoạt động xã hội…

Và tôi kể lại, có luận điểm, có chứng cứ với phân tích rành mạch, bằng ngôn từ gián đơn nhất có thể – để người đọc hiểu một nghĩa.

Về việc và người [ngay lúc họ còn sống để họ bổ khuyết hay cãi lại], về bằng hữu người thân, và cả chính tôi. Tốt hay xấu, hay và dở, vân vân. Tất cả đều được/ bị mang ra phân tích.

Continue reading

Nghĩ-69. TẠI SAO NÊN LÀ BIỂN CHAMPA?

Đó là ý của nhà toán học Ngô Bảo Châu, facebook tháng 7-2018.

Ý anh, Trung Quốc hay các đất nước đồng văn khoái coi mình là cái rốn của thiên hạ. Phần biển ta gọi là Biển Đông thì Trung Quốc kêu: Nam Hải, còn Biển Đông của họ ở miệt Nhật Bản, nơi người Nhật kêu là Biển Nhật Bản. Hàn Quốc cũng chả thua chị kém anh!

Đấy, các nước đồng văn Tàu cứ lấy mình làm trung tâm, và ai cũng muốn giành phần về mình – chớ Philippines có thế đâu, họ không gọi biển phía đông Việt Nam là Biển Tây – văn minh phong vận rất mực.

Thôi thì để tránh tinh thần cục bộ, ta lấy quách cái tên Biển Champa (Sea of Champa) cho nó lành, Ngô Bảo Châu gợi ý thế. Vừa có ý nghĩa lịch sử vừa bớt “đồng văn” đi, chớ chưa nói đến vụ đại to cồ: “thoát Trung”.

Ok?

Nghĩ-68. LÀM THẾ NÀO ĐỨNG Ở ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ?

… mà không gục đổ, để được hiệu quả và lâu dài?

Tôi đang về chiều, màn đời đang từ từ kéo xuống, cần nói hết cho thế hệ Cham, biết đâu bạn nào đó lượm nhặt được cái gì đó, cần thiết cho mình.

3 yếu tố cần và đủ: Thành – Khiêm tốn đầy kiêu hãnh – Lỳ, tôi gọi theo cách khác là Hết mình và tới cùng.

Tôi không bao giờ dùng từ Giỏi [có mà khờ] hay Khôn ngoan – tôi nói: “Sinh linh Cham khôn nhất chỉ bằng người Việt trung bình”, trong khi về khoản này tôi thua xa nhiều Cham.

Sinh nhật cây xương rồng-1997:

Continue reading

Nghĩ-67. PHÊ BÌNH VĂN HỌC – THỪA & THIẾU

Một hệ mĩ học sáng tạo chỉ có thể được vượt qua bằng phê bình tác phẩm đại diện xuất sắc thuộc hệ mĩ học đó, chứ không phải ngược lại.

Phê bình hôm nay đang thiếu, thiếu và thừa lớn.

Thiếu tư thế tự do cần thiết nên thừa sự tránh né, cả nể.

Không đủ cô đơn cho phê bình, nghĩa là thiếu giữ một khoảng cách cần thiết với đối tượng nên phê bình dễ tạo cảm giác thừa tinh thần phe nhóm, cánh hẩu.

Thiếu bản lĩnh chuyên môn, do đó, các nhận xét đều thừa ý kiến vừa xu thời vừa bất cập, tùy tiện.

Cuối cùng, thiếu hiểu biết về lao động nghệ thuật cùng lòng say mê nghề nghiệp, nên thừa bài viết theo sơ đồ sáo ngữ làm sẵn, ở đó hoàn toàn vắng bóng suy tư.

Continue reading

Inrasara-TV-20. HẢI SỬ & VĂN HÓA BIỂN CHAM

“Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”

(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)

Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?

1. Vài mảnh vụn lịch sử

Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản.

Continue reading

Nghĩ-65. NHỚ… QUÝ TỘC

Không hiểu sao, mỗi bận thấy thiên hạ nhậu nhẹt, dzô… dzô… dzô… rồi cười hô hố, là tôi nhớ đến giới quý tộc phương Tây ở những cuốn tiểu thuyết tôi đọc thời trẻ. Việt Nam, dường tinh thần và phong vận quý tộc đã chết. Hay nó chưa hề có?

Tôi nhớ cha tôi, rồi nhớ ông ngoại tôi – cha của cha.

Ông ngoại người palei Palao cách Chakleng 8km, thầy cao đạo, tác giả trường ca Ariya Rideh Apwei, khuôn mặt và ánh mắt đẹp đầy phong thái. Hồi bé qua ngoại, tôi gần gũi ông. Ông mất khi tôi chưa hết Tiểu học, thế nên tôi không hiểu nhiều về ông. Điều lạ, chính ông dạy tôi biết chữ Cham thuở tôi lên bốn, và thuộc trường ca Ariya Glơng Anak, thi phẩm khó hiểu nhất trong kho tàng văn chương cổ Cham.

Continue reading

Nghĩ-64. TRÍ THỨC LÀM GÌ?

Nếu chuyên làm thơ, bạn chỉ là một nhà thơ, không là trí thức. Nếu chỉ biết nghiên cứu, bạn là chuyên gia, chứ không là trí thức. Trí thức là kẻ lên tiếng cho cộng đồng về vấn đề ngoài chuyên môn của mình, tiếng nói ấy được cộng đồng tín nhiệm và chờ đợi (website Đại học Okinawa, 7-2019)

Sakurai Kunitoshi, nguyên Hiệu trưởng Đại học Okinawa, người phụ trách web môi trường Okinawa – Nhật Bản trong bài “Cuộc chiến của Inrasara” tháng 7-2019, bình luận:

Continue reading

Nghĩ-63. TẠ ƠN LÀM CHO TA LỚN LÊN

“Nằm ngoài chân trời đếm đo được mất/ tạ ơn làm cho ta lớn lên”

(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

Hôm trước bạn trẻ hỏi tôi, cháu thấy vài người được cei giúp lại luôn đi nói xấu cei sau lưng. Tôi trả lời vui: – Nói xấu thôi mà. Cháu nhớ là đừng méc cei chuyện thị phị thế này nữa nhé.

Không trả lời thẳng câu hỏi, tôi kể…

Continue reading