Nghĩ-80. TỪ ĐIỂN CHAM & INRASARA TRÊN VTV1

Điều tôi trọng tâm là TIẾNG NÓI chứ không phải chữ viết. Rành ‘Akhar thrah’ mà chi nếu bạn cứ nói TIẾNG MẸ ĐẺ ĐỘN tiếng Việt, ngày càng bạo!

“Tiếng ta còn, nước ta còn” – Phạm Quỳnh tuyên thế.

Không phải Akhar thrah không cần, bản thân nó làm nền cho tiếng nói không phải lang thang lạc lõng, nhưng chính tiếng nói mang tính quyết định sự sống còn của ngôn ngữ dân tộc, và dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa, không cần phải hô nghiên cứu đại cồ to, mà hãy khiêm cung như anh binh nhì: Đứng tại vị trí của mình, làm đúng nhiệm vụ được giao hay tự giao, là bạn đã đóng trọn phận sự của một sinh linh Cham rồi.

Continue reading

Nghĩ-79. ĐỊNH MỆNH NGAY THUỞ BAN ĐẦU

“Dân Chakleng quê tôi sống bằng nghề mơ mộng” [Chân dung Cát-2006]

Mơ mộng ban đầu bạn thế nào đời bạn đi theo hướng đó, nếu bạn còn tiếp tục yêu nỗi mơ mộng ấy. Như là định mệnh! Bạn mơ mộng rồi tưởng tượng, bạn hình dung và làm theo sự dẫn dắt đó. Đa phần do tiềm thức. Như cái gì từ kiếp trước lôi bạn đi.

Ngay từ bé, tôi ít chú ý đến người xung quanh. Để xem họ làm gì, rằng họ tài giỏi thế nào, giàu và sang ra sao, mà chỉ sống trong thế giới mộng tưởng của riêng tôi.

Continue reading

Nghĩ-78. VỀ LỐI NGHĨ HƠI… NHÀ QUÊ

Ở tút hôm qua, ta đã giải tán nỗi sợ bóng sợ gió, còn tút này thử chuyển 2 ý kiến nhà quê qua bộ phận lưu kho.

[1] “Cham lại đánh nhau!”

Một tu sĩ tập sự vẽ bôi bác khuôn mặt một bậc sư hệ Mưdôn, đưa lên facebook bỡn cợt. Tôi viết đính chính:

Do bạn không hiểu hệ này, dù ông là bậc sư nhưng đó là vừa tu sĩ vừa là nghệ sĩ toàn năng: Thi sĩ, ca sĩ, vũ sư, nghệ nhân trống Baranưng…

Continue reading

Nghĩ-77. NÓI HAY KHÔNG NÓI?

“Vấn đề không phải là nói hay không nói lên, mà là nói như thế nào, và nói để làm gì”.

(Inrasara.com, 2012)

Ở Kênh Inrasara-TV: “Hiện nay Cham đang ở đâu?”, bạn Kiệt Võ phản hồi có 3 ý chính: [1] Kinh, Cham, Hoa, Khmer đoàn kết vượt qua khó khăn, bảo vệ tổ quốc, [2] Đừng khơi dậy quá khứ khiến đất nước loạn lạc, người dân khổ đau, và [3] Nước ngoài lợi dụng xâm lược…

Mỗi lần bàn về Cham ở thì quá khứ, tôi gặp không ít ý kiến kiểu trên, phản hồi có vẻ thiện ý nhưng tràn sai lầm, cần được giải minh và giải tán.

Continue reading

Nghĩ-76. BẠN KHÔNG NHÌN THẤY…

Bạn không nhìn thấy ngôi sao nào đó trên khoảng bao la kia, không phải là nó không có.

Xưa Paul Mus viết, văn học Cham chẳng có gì đáng giá cả, 20 trang sách đủ tóm gọn nền văn học này. Hôm nay bạn cũng hệt. Mươi năm qua bạn không thấy văn học hậu hiện đại phát triển ở Việt Nam, không phải nó chưa từng, mà do bạn không biết chọn góc nhìn.

Với kính viễn vọng, nhà thiên văn nhìn thấy cả rừng sao mắt thường không thấy. Qua cách nhìn toàn cảnh văn hóa văn minh dân tộc mình, tôi dựng nên bộ Văn học Cham vài ngàn trang. Bạn, nếu mãi núp trong lô-cốt cũ, bạn không nhận ra sự có mặt của văn học hậu hiện đại thì chẳng có gì lạ.

Continue reading

Nghĩ-75. HÃY CHỌN GIÁ ĐÚNG

Sống như sinh linh Cham trong đất nước Việt Nam, và viết như công dân thế giới (Chân dung Cát-2006).

Tút “Inrasara bị dán nhãn thế nào?” hôm qua, bạn facebook Son Trankim còm, hay và vui. Chính trị Việt Nam, tôi có nhiều bạn văn chọn hẳn một bên, bên này hay bên kia – cả đởi. Nguyên Ngọc thì khác, chọn đây, sau đó chọn kia – và luôn dứt khoát. Ôi, ước gì tôi được như thế!

Tôi đã không thể, có nguyên do chánh đáng. Sinh mệnh và vị thế của tôi, Bà Trời đặt, tôi “hành động trong chân trời khả thể”, ngay từ “đắc đạo Cham” ở tuối 15…

Continue reading

Nghĩ-74. TÔI VỪA NHẬN THÊM HUY CHƯƠNG MỚI

[hay Inrasara bị dán nhãn thế nào?]

Chiều hôm qua tôi vừa nhận tin “buồn” […] bị loại khỏi […], vì có vị trên dứt khoát Inrasara là thành viên Văn đoàn Độc lập [sẽ kể cụ thể ở một dịp lâu sau].

Năm 2012, bạn thơ Cham kiêm nhà giáo kêu tôi phải vài chục năm tuổi Đảng chớ chẳng ít. Cô giáo thì, anh Sara không Đảng viên sao lại làm to thế ở TƯ? Cham cứ nghĩ Ủy viên Hội DTTS hay Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam là to!

Một nhà văn Việt thì: Nếu Inrasara không dính phốt “lính Ngụy”, anh tuyệt vời nhất.

Continue reading

Inrasara-TV-23. NGƯỜI CHAM ĐANG Ở ĐÂU?

[hay. Có mấy loài Cham?]

Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên gới lui dần về phương Nam rồi mất hẳn vào năm 1832, khi cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Thak Wa bị vua Minh Mạng dẹp tan. Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ.

Cham Hoa. 986-988, giai đoạn Lưu Kỳ Tông làm vua đất Champa, bộ phận Cham chạy qua Hải Nam – Trung Quốc sinh sống.

Continue reading

Nghĩ-72-73. MẶC CHO CẢM XÚC DẪN DẮT, DÂN TỘC VỀ ĐÂU?

[từ thơ đến đời]

Thơ, đọc không lọt tai, ta la đó là thơ của người điên; còn khi thơ vượt quá sự hiểu của ta, ta… chửi! Tệ hơn nữa, la-chửi kia lại được khối kẻ ủng!

Thơ đã vậy, đời không khác. Cứ để cho cảm xúc dẫn dắt, dân tộc này về đâu?

[1] Tại hội thảo của Hội đồng Lí luận, phê bình Văn học, nghệ thuật Trung ương – TPHCM 2015, bài thơ “Ngẫu hứng” của Bùi Giáng bị triệt hạ kiểu ấy. Mã Giang Lân, Mai Quốc Liên… Ở đó tôi nói, chỉ có nhà phê bình ngoại khổ mới có thể đón nhận được loài thơ của nhà thơ ngoại khổ.

Qua lối nhìn của Nguyễn Hưng Quốc [và tôi], 4 câu “Ngẫu hứng”(*) kia hàm chứa bao hiện thực thời chiến, hơn bất kì tập thơ hiện thực nào.

Continue reading

VẤN ĐỀ BÀ-NI HÔM NAY [viết theo yêu cầu]

Tút “Làm thế nào đứng ở đầu sóng ngọn gió, mà không gục đổ, để được hiệu quả và lâu dài?” Polinh Polinh còm: “Bác là người hùng của Đạo Bà-ni”, tôi trả lời: “Pô nói to rồi, không khéo Sara bị la đó – karun!”

Tôi đứng đầu sóng ngọn gió – không phải để tỏ ra oai khí [Sara đâu khở thế], mà là do THẾ BUỘC. Xin kể 3 chuyện:

[1] GHUR RANEH, từ năm 1999 nghe tin Ghur bị xâm hại, tôi 2 lần nói với yut Thành Chiểu cán bộ lớn nhất Cham ở Ninh Thuận, sau đó nhắc thầy Nguyễn Văn Tỷ, các vị chức sắc Phước Nhơn nữa, mọi người phản ứng gắt nhưng chỉ ngưng tại đó. Mà Pabblap có khá nhiều “trí thức”, dân khoa bảng có, cả các anh đi làm ‘urang parat’ như Hứa Phăng, Thập Liên Trưởng…

Continue reading