Nghĩ-47. KHỔ

“Tôi xem mỗi Cham như thể một sinh linh sống sót đầy thương cảm” (Inrasara.com, 2019).

Hôm trước Jaya kêu, sao Jaya biết mấy Cham ghét cei mà cei chưa hề nhận định xấu về họ, còn nói tốt nữa. Tôi im lặng. Ừa, làm sao có thể ghét Cham được, khi tôi xem mỗi Cham như thể một sinh linh sống sót đầy thương cảm. Dù họ có xuyên tạc hay dại dột đâm sau lưng tôi.

“Tiếng run rẩy đầu tiên được đặt vào trang giấy là tiếng của thiên thần bị thương: ĐAU KHỔ” (The first quivering word he puts to paper is the word of the wounded angel: pain) – Henri Miller.

Đó là nhà văn chính hiệu.

Continue reading

Nghĩ-46. THẾ NÀO LÀ HẾT MÌNH VÀ TỚI CÙNG?

Hết mình và tới cùng, là cụm từ tôi ưa dùng – từ đời thường đến cuộc chữ nghĩa. Ba câu chuyện cũ kể lại.

[1] 2016: Sự cố Kut ở làng Boh Dana

Bà con nhờ, anh bạn bên An ninh Tỉnh cũng gợi ý “anh Sara hỗ trợ giải quyết giúp bà con đi”, tôi vẫn không. Chỉ là vụ cục bộ địa phương, mãi khi sự cố nguy cơ đổ vỡ, các nơi kêu, tôi mới vào cuộc. Và hết mình.

Continue reading

Inrasara-TV-15. CHĂM HAY CHÀM, AI NGON HƠN?

Từ Chăm chính thức được Nhà nước quy định gọi tên dân tộc Cham từ năm 1979. Nguyên do:Chữ “ Chàm” bị coi là có tính miệt thị, thế nhưng sao từ “Chàm” vẫn còn hiện hữu ở rất nhiều nơi?

Nữa, Chiêm, Hời, Chà, Người Đàng thổ… thì thế nào?

Giữa Nhà nước và nhân dân, giữa giấy tờ với môi miệng, thế nào cho hài hòa hai bên. Câu chuyện của chúng ta hôm nay thử đi bước đầu tiên hóa giải và hòa giải vụ tưởng nhỏ nhưng khá to này.

1. Duyệt qua các tên gọi từ xưa đến nay

[1] Hời, cũng không có chút phân biệt. Chế Lan Viên:

Continue reading

Nghĩ-44. SAI & ÁC

Thi sĩ, bạn có thể sai, nhưng tuyệt không được quyền ÁC, sướng vui với địa ngục tâm của mình.

Sai, thậm chí nhiều nữa là khác. Bởi thi sĩ là nòi nhạy cảm hơn thập loại chúng sanh khác, phản ứng nóng vội, từ đó dẫn đến lầm sai. Ác, bạn vẫn có thể làm ra thứ thơ đọc được, nhưng chúng không thể là loài thơ lớn.

Continue reading

Nghĩ-25. NHÀ VĂN VIỆT NAM & 5 NỖI SỢ

[tạp chí Nhật Lệ, 12-2015, Vanviet.info, 11-1-2016]

Thứ nhất, là sợ sự thật. Thứ hai, sợ cái mới. Sợ thứ ba và là sợ tệ hại nhất, đó là sợ lí thuyết, nghĩa là sợ suy tư có hệ thống. Từ đó dẫn đến nỗi sợ thứ tư: sợ đứng trước công chúng. Cuối cùng tất thẩy đều xuất phát từ nỗi sợ lớn nhất, như là nguyên do của mọi nguyên do: sợ cô đơn.

(Không phải tất cả nhà văn, mà là đại đa số – dĩ nhiên).

+

Thứ nhất, là sợ sự thật.

Continue reading

Nghĩa-24. TỪ SƯ TỬ HỐNG ĐẾN LUẬN SƯ

Thời sư tử hống đã qua, hiện tại Sara cần như một luận sư luận giải các vấn đề về Cham, về văn chương tư tưởng. Phong thái như Krishnamurti, ngôn từ như Nietzsche: “Chính lời lẽ im lặng nhất mới mang tới bão tố, những tư tưởng rón rén trên bước chân bồ câu mới dẫn đạo thế giới”

Một bạn thơ đã “dạy” tôi thế! – Nhiên! 

[1] Có lẽ các tít tiểu luận, phê bình của tôi tháng ngày qua đã gây cảm giác “sư tử hống”.

Continue reading

Inrasara-TV. Đối thoại Inrasara-2. CÂU CHUYỆN TAGALAU

Tagalau là “đặc san” độc nhất vô nhị trong các DTTS Việt Nam. Cần tạo đất cho cỏ mọc, tôi nói – khi bày ra sân chơi này. 21 kì đi qua 21 năm, rồi ngưng. Tại sao? Câu chuyện này cần được kể lại…

1. Tiền thân Tagalau

2. Trước & quanh Tagalau-3

3. Sự cố & bài thơ “Không ai có thể hát thay chúng ta”

Continue reading

Nghĩ-23. LỊCH SỬ ĐÃ LÀ QUÁ KHỨ…

Chuyện Nam tiến là thật. Đại Việt mở cõi không phải về miền đất hoang, mà là đất có chủ, và chủ nhân ấy đã dựng ở đó nền văn hóa – văn minh phát triển.

Chuyện Champa mất về tay Đại Việt, cũng là thật. Việt Nam hôm nay cần nhận ra và nói lên sự thật lịch sử đó, dạy nó ngay trong trường học…

Nếu ta giấu sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà còn là sự thật hôm qua, thì chỉ thiệt cho ta thôi. Công dân Việt Nam sẽ không nhận diện được sự thật toàn vẹn của lịch sử đất nước, để gọi là hiểu biết và tạ ơn. Thiệt nữa, giấu thì làm sao bà con Cham có thể tin; rồi nhu cầu tìm về nguồn cội, thế hệ trẻ Cham sẽ mò đến nguồn tư liệu khác để đọc, là điều ta không hề muốn” (RFA, 3-5-2013).

Continue reading