ÂM NHẠC CHAM, SAO CỨ PHẢI CHỜ DỰ ÁN?

Làm bộ văn học khó gấp hai, ba lần âm nhạc Cham. Trước 1995, cả hai lĩnh vực đều được làm sơ sài, lác đác xuất hiện vài ấn phẩm mỏng, vừa không toàn cảnh vừa thiếu chuyên sâu.

Lấy thời điểm 1972, năm tôi bắt đầu đi sưu tầm, thử so sánh:

[1] Muốn làm văn học Cham, cần đi vào nhiều làng sưu tầm, đối sánh rất nhiều dị bản khác nhau, lúc này cộng đồng Cham chưa có ai nghiên cứu chuyên sâu văn học. Muốn có “sách” để đọc, tôi phải chép tay, cả ngàn trang chép tay, chứ đâu có photocopy như bây giờ.

Continue reading

Inrasara-TV-27. ÂM NHẠC CHAM Ở ĐÂU?

Âm nhạc Cham lớn, nhiều người nói thế. Còn lớn thế nào, lớn ở đâu không ai biết. Các nhà nghiên cứu, từ Thái Văn Kiểm, Phạm Duy đến Trần Văn Khê vẫn vậy.

Chớ hỏi, hôm nay có ai cầm lên công trình để nhận diện Âm nhạc Cham không, trong khi văn học Cham thì đã?

Năm 1998, tôi tập hợp nghệ nhân, chức sắc-nghệ sĩ thu âm ghi hình, sau đó tổ chức 2 Đêm Âm nhạc dân gian Cham [nguyên bản] đầu tiên ở Chakleng. Thấy gì? Và đâu là những kiêng kị? Chức sắc nào có thể trình diễn?

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-07. ĐỐI THỦ LỚN

Tút “Chuyện văn chuyện đời-06. Nỗi cũ nhai lại…”, bạn Nguyen Trinh nghĩ tôi “dỗi à, dỗi với ai, với HT?” Không dỗi đâu, mà ngán. Cũng không phải ngán nữa, mà… làm việc khác, ý nghĩa hơn.

Như vầy, anh Hữu Thỉnh với tư cách Chủ tịch Hội Nhà văn đã không thích Bàn tròn Văn chương, là chuyện xưa rồi, từ 2007-08 cơ, nếu có dỗi là từ ấy. Từ ấy, Sara còn hăng, lì nữa là khác. Mà ngán. Tại sao?

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-06. NỖI CŨ NHAI LẠI, THÌ THÔI

[“Giã từ cõi mộng điêu linh…” – Bùi Giáng]

Bàn tròn Văn chương tôi chủ trì, dù là hoạt động ngoại vi của Hội Nhà văn Việt Nam, được nhà văn Lê Văn Thảo phó Chủ tịch và Phan Thị Vàng Anh Ủy viên BCH khen rất hay và chuyên nghiệp, không hao tốn tiền nhân dân, nhưng anh Hữu Thỉnh không thích lắm.

Ở các Đại học, buổi nói chuyện của tôi luôn bị coi là có vấn đề, Ban tổ chức không ít lần phải giải trình, Đại học Đồng Tháp thuở đi cùng nhà văn Dạ Ngân, là một. Không phải bây giờ, mà từ chủ trì Cà phê thứ Bảy Văn học, nhạc sĩ Dương Thụ cũng hay được mời như thế.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-05. CUỘC CHIẾN GIỮA NHÀ VĂN

Xài từ “cuộc chiến” cho sang, thực tế là: đấu đá. Kể từ bậc thấp đến cao…

Thấp nhất là tranh lợi. Giành ghế, giành khoản tài trợ với đầu tư, chen lấn vào Hội, tranh suất dự hội nghị hay đại hội… Nói xấu sau lưng, có; đấu tố nhau, có; trực diện cũng không chừa. Ở bậc sơ cấp này, ta cũng đánh nhau trối chết, ghét đến mang đi đổ chứ chả phải chơi.

Bậc thứ hai, ghét không làm gì được nhau, mới đi báo cáo anh, méc lên “trên”, đặt điều chộp mũ chánh trị. Là cách mượn tay người triệt bạn viết, không tí ti sạch sẽ.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-04. LẠ CHỚ, TÔI KHÔNG THỂ PHẢN ĐỘNG

Nhớ mươi năm trước, một trang mạng phản biện đang đình đám phê tôi LÀNH QUÁ, trong khi ngược lại – phó tổng một Nhà xuất bản: Sara là THỨ DỮ chớ. Cũng là một Inrasara ấy, mới lạ. Hệ quả đeo mắt kiếng chánh trị nhìn văn nhân là thế. Còn vài Cham đọc tôi, cứ ngay ngáy lo tôi phản động.

– Tôi nói, có cho vàng ăn Sara cũng không!

Tôi biết ở thế giới chữ nghĩa, không ít người méc tôi với trên. Nhiệt tình và trường kì luôn. Lời nói gió bay có, qua thư từ hay viết lên mặt báo cũng không chừa. Ở đó có cả kẻ thân quen!

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-03. GIẢI TRUNG TÂM TỪ SỐNG ĐẾN VIẾT

1. Ngay từ nhập cuộc chữ nghĩa,

In sách, tôi không chọn nhà xuất bản, từ Văn hóa Dân tộc đến Thanh niên, từ Hội Nhà văn, Văn nghệ Thành phố cho đến Tri thức, đâu tiện thì tôi in.

Báo, tôi viết cho nhiều loại, từ TƯ đến địa phương, từ báo thiếu nhi đến dân tộc thiểu số. Nhiều nhất là Văn nghệ Dân tộc & Miền núi, Văn nghệ Thành phố, Bình Thuận cuối tuần, Đà Nẵng cuối tuần, Tiền Phong chủ nhật, Dân tộc & Phát triển, Quân đội Nhân dân cuối tuần, Nhân Dân cuối tuần… Rồi khi internet xuất hiện, tôi viết cả cho báo nước ngoài.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-02. CHƠI FACEBOOK THẾ MỚI NGẦU

Đừng làm chú nai ngây thơ trong lồng đời khả kính

gặm cỏ ở lối mòn với dáng nghiêm trang

giữa sa mạc nhân quần chớ làm loài lừa chở nặng

lê tháng năm qua nỗi bảo tàng

(Một trong bộ ba “Đoản thi dành cho con”, viết năm 1982, không in ở Sinh nhật cây xương rồng-1997)

Chơi facebook, mỗi người mỗi kiểu, tôi mới mỗi ngày…

Continue reading

Nghĩ-94. TẾT CHAM, TẠI SAO?

“Văn hóa Cham nhìn từ Cham” giải quyết được tất cả mọi vướng mắc!

Ở Rija Nưgar vừa qua, thầy giáo PTCS người Việt, hỏi tôi:

– Nếu học sinh của em hỏi, tại sao tháp thì “tháp Chàm” còn dân tộc lại là “người Chăm”, chú trả lời thế nào? Môt câu thôi, ngắn gọn nhất để các em có thể hiểu và chấp nhận được. Tôi nói:

– Đơn giản lắm, Chàm là từ cũ, Chăm là tiếng mới.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. CỨ BẮT QUÀNG LÀM HỌ CÁI ĐÃ, GÌ GÌ TÍNH SAU

Thuở bao cấp, mỗi tuần là mỗi dân quê tôi đón đội chiếu phim lưu động về. Không có gì xem, nên cứ chờ. Rồi đột ngột, cái phim Xương Rồng Đen như thể một quà tặng. Cả làng la lên, Chàm mình kìa, khi Việt Trinh xuất hiện. Nước da với đôi mắt ấy, nòi Cham rơi rớt lại đích thị không chạy vào đâu được. Lại về quê Chàm làm phim về Chàm nữa chớ.

Xa hơn nữa, Nam Phương Hoàng hậu… 

Continue reading