Chuyện văn chuyện đời-14. TOPTEN PHÁT NGÔN CỦA NHÀ VĂN TA

[giải trí cuối tuần]

1. Thơ không cần cách tân, làm mới chi chi cả, mà chỉ cần hay

– phải được xếp đầu bảng, làm Tiền đạo cắm.

E. Pound: Không thể có bài thơ hay được viết theo cái cách của 30 năm trước đó.

2. Nhà văn trẻ có kĩ thuật nhưng thiếu trải nghiệm

– là cách xoa đầu trịch thượng.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-13. CHÚC MỪNG BẠN THƠ LÊ VĨNH TÀI

[từ bóng đá, văn chương đến hoa hậu]

Thời bao cấp, bóng đá An Phước ngon lành. Tầm huyện mà đá ngang cựa với đội bóng các tỉnh khu vực, phải nói là ghê, ở đó dân Chakleng đóng góp hơn nửa đội hình. Tất cả là từ chủ tịch Huyện. Ông Chiến mê bóng đá, làm phong trào và ưu ái hết biết.

Muốn là được, Tây nói thế.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-12. CÓ THỂ DẠY VIẾT VĂN?

“Văn chương nào phải là đơn thuốc

Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu”

Bác Tú Xương nhà ta cánh giác đó, chớ có đùa!

Dân chữ nghĩa Việt Nam lạ lắm, nặng mang thứ mặc cảm thừa ơi là thừa. Nguyễn Tiến Văn la, nhà văn lo sáng tác đi lại mày mò dịch, chỉ để tỏ ra ta đây biết ngoại ngữ. Tiến sĩ hay quan lớn về hưu thì làm thơ, nhằm tô sang bộ mặt. Còn kẻ sáng tạo lại thích đi… dạy thiên hạ viết văn.

Continue reading

TCHERFUNITH SẼ RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

[về tiểu thuyết mới nhất của Inrasara, tặng Liêm Vol de Nuit đọc vui]

Ngoài vài cuốn lẻ in biếu tặng chơi, còn thì bản thảo xong, tôi có 3 hướng:

[1] Nhà xuất bản lo tất, cả khi tái bản cũng hệt. Tiểu thuyết như Chân dung Cát, tùy bút như Những cuộc đi & cái Nhà, phê bình như Song thoại với cái mới, cùng toàn bộ tác phẩm nghiên cứu của tôi đều làm theo cách này.

Sách ra, tôi chỉ việc kí nhận nhuận bút.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-11. MÂM NÀO CŨNG CÓ ỔNG

Bạn thơ Trần Thiên Thị viết về tôi: “mâm nào mà ông chẳng có xôi có thịt”. Chuẩn không cần chỉnh luôn. Karun lăm lắm!

Là cái cớ tôi tút bài này, gợi mở cho mọi nhà.

Tôi hoạt động nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu, sáng tác cho đến phê bình, từ báo chí, thuyết trình, tổ chức sự kiện cho đến hoạt động xã hội…

Continue reading

Inrasara-TV. Đối thoại Inrasara-3. GIẢI PHẢN ĐỘNG

30 năm nhập cuộc chữ nghĩa, tôi nhận được vô số phản hồi từ độc giả, nhà trí thức hay giới văn học. Đó là vinh dự lớn của nhà văn đồng thời là người hoạt động xã hội.

Tôi là người của công chúng, ở nhiều lĩnh vực. Nỗi ấy nhận dư luận đa chiều là không thể tránh. Tiếc rằng, ở đó quá nhiều sai trật lây lan tác hại đến sự việc chung. Nhất là khi chúng không dừng lại ở lời nói gió bay, mà xuất hiện ngay trong chữ nghĩa, ở các trang báo lớn chính thống lẫn phi chính thống.

Chúng cần được giải minh, giải tán, để đưa chúng trở về đúng địa chỉ ban đầu của chúng. 

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-10. SINH RA LÀ CHAM, CÓ PHẢI MỘT THẤT BẠI?

“Con không thể chọn làm đứa con tổng thống Pháp hay cháu đích tôn quốc vương Brunei

con không thể chọn ra đời ở Thái Lan hay Mỹ quốc

con là Cham ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

[còn hơn thế: chín tháng mười ngày trước khi vỡ tiếng khóc]

khi con cắm rễ nơi đây

hay khi con lang bạt tận cùng trời

con cứ là Cham cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời”

(“Ẩn ngữ Pauh Catwai”-2002)

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-09. THẤT BẠI KHÔNG LÀ MẸ THÀNH CÔNG

Biết một là biết tất cả, từ chuyện thơ đến chuyện đời, y hệt. 3 công thức thất bại + 2 công thức thành công [giấu tên], bạn trẻ nào thông minh thì lấy làm bài học, không thì thôi!

[1] Chơi với kẻ thất bại: thất bại.

Cây thơ trẻ in tập thơ, nhờ 1 anh nổi tiếng chốn bàn nhậu viết tựa. Trước khi ra tập, chưa có bài thơ đăng báo, ra mắt sách ở một làng quê nhỏ. Ba ba nhập một – thất bại là cái chắc.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-08. NHÀ VĂN KHÔNG BIẾT LẬP HỒ SƠ VỀ MÌNH

Tôi dân nghiên cứu, thế nên cái gì cũng cụ thể, có địa chỉ rõ ràng. Vừa qua bạn thâm tình nhắc, tôi thấy đườn được, thế nên trên FB – TỪ NAY TRỞ ĐI chỉ khi khen, tôi mới nêu cụ thể tên tuổi, còn chê – xin miễn. Và tôi sẽ làm như đa số nhà ta, theo kiểu “như một nhà văn nói…”.

Phạm Quang Trung viết về phê bình của tôi: “Inrasara nghiên cứu mình” Chính xác! Dù anh có ý mỉa mai, tôi nghe vui – thường xuyên dùng lại cụm từ này, theo cách tích cực nhất.

Continue reading