Sống triết lí Cham-21. TRIẾT HỌC CHAM THỂ HIỆN QUA TÁC PHẨM NÀO?

Một bạn Cham: “Xin hỏi tác giả nền triết học Cham thể hiện qua những tác phẩm nào ạ, karun!”. Cụ thể và tập trung thì không, mà tản mác, manh mún. Khi còn manh mún, tôi tạm đặt cho cái tên Minh triết Cham. Hệ thống chúng là, là triết học.

Thử liệt kê mang tính gợi ý:

[1] Tôn giáo dân tộc 

– Bà-ni: hóa giải Islam và hòa giải với Bà-la-môn để dựng nên tôn giáo Ahiêr Awal – dân tộc, hòa bình và nhân văn.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. KỂ LINH TINH LINH TANG, TẠI SAO?

Hôm qua 12-11-2024, yut Bangsa Champa còm:

“… mình ngưỡng mộ/yêu quý bạn lâu/nay rồi… những gì bạn đã làm được cho Chăm mình là vĩ đại rồi, không ai có thể phủ nhận… Có điều là mình khuyên bạn đừng nói quanh quẩn chuyện linh tinh/đời thường không đâu vào đâu… chỉ làm giảm giá trị thực của bạn đang có.”

Cũng hôm qua, Jaya con trai viết riêng cho tôi:

Continue reading

Sống triết lí Cham-18. 9 CHIẾN LƯỢC SỐNG ARIYA GLƠNG ANAK

Thi phẩm nổi tiếng và khó hiểu nhất trong kho tàng văn học cổ Cham.

Trường ca cực ngắn, chỉ 116 câu ‘ariya’ lục bát Cham mà chứa đựng cả một bầu trời. Nếu Pauh Catwai là “ẩn ngữ”, thì Ariya Glơng Anak chính là hiển ngôn. Hiển ngôn mà vô cùng khó, nếu kẻ tiếp nhận không chuẩn bị tâm thành để đón nhận thông điệp.

Đâu là thông điệp?

Sau nửa đời hư “sống dưới dấu hiệu Ariya Glơng Anak“, để khắp trang sách của mình, tôi đã nhiều lần đề cập, phân tích, lí giải nay tạm rút gọn trong 9 chiến lược, cho Cham – hôm nay và ngày mai.

[1] Nhận diện hiện thực

Dân tộc luân lạc, nhân tâm li tán, phường giá áo túi cơm bị mua chuộc ‘Urang bihuh bihah biha bihi ra kang hu abih’, trí thức cô đơn…

[2] Hiểu tâm lí con người

Tham sân si với ích kỉ, đố kị nhỏ nhen, nhất là khi thời thế đảo điên.

[3] Giải sân hận

Palai tung tian’ là từ đinh trong thi phẩm.

[4] Trở về nguồn cội và hiểu văn hóa dân tộc

Để có thể kể lại khi có cơ hội, cho người ngoài hiểu mình.

[5] Yêu thương

Tình yêu đi xuống tận những sinh phận dưới đáy xã hội: ‘ra mưtwei saung gila’ (người mồ côi hay kẻ dại khờ).

[6] Khiêm cung

Ta đã từng “nhai sắt” và đã đổ máu, vậy hãy như ngọn cỏ cúi rạp mình trước giông bão thời cuộc – mà sống.

[7] Ngôn từ

Pwơc’, ‘Panwơc’ là ý được Ariya Glơng Anak nhắc đi nhắc lại nhiều lần suốt trường ca, thu gọn lại ở “lời lẽ chân thành”.

[8] Khởi đầu từ điều nhỏ bé nhất

Từ con trâu cái cày, từ hạt ngô trái mướp… để có hi vọng nhỏ bé mới.

[9] Cuối cùng là: Biểu tượng

Đó là Thủ đô trên không trung, một biểu tượng bất khả xâm phạm mà bất kì trẻ con Cham nào khi nhìn lên bầu trời đầy sao cũng thấy.

Thấy, và hi vọng. Dù vời xa như thể mất hút.

Sống triết lí Cham-17. HẠ BỆ THẦN TƯỢNG

[1] Chuyện Dân biểu Cham

Sau giai đoạn Cham sống sót trở về, Cham ổn định, và có… Dân biểu của mình. Cuối thập niên 1960, hai ứng viên được cho là có cơ may hơn cả. Ứng viên-1 công lớn với Cham như thể thần tượng lại thất bại, bởi nguyên do bá vơ nhưng thực tế.

Sát ngày, bên Ứng viên-2 xài mỗi cái chiêu: “Ông ấy giỏi Cham nào mà chả biết, tội là ông khinh người. Bà con thấy đó, ra đường ông có biết chào hỏi ai đâu”. Mà đúng thiệt, thế là mỗi ngón đó thôi, ông đủ mất phiếu!

Continue reading

Sống triết lí Cham-16. SAO LẠI SỢ… TUỔI GIÀ!

Lạ lắm, tôi chưa thấy mình già bao giờ cả!

Sống triết lí Cham, 55 tuổi – tuổi “đi vào rừng”, khi đã giao lại toàn bộ tài sản cho vợ con, cả khi 65 tuổi – “phong phanh giữa trời đất”, tôi vẫn nghe mình như đang ở tuổi đứng bóng mặt trời, chỉ khác nhau chút chút.

Vẫn dậy sớm, vẫn thể dục, lưng vẫn thẳng, bước đi vẫn thanh thoát, rồi vẫn mấy món điểm tâm giản đơn ấy mà không chán. Vẫn mỗi sáng là mỗi status, đều đặn, như ăn ngủ…

Continue reading

Sống triết lí Cham-15. NỮ CHAM & NỮ DO THÁI

[Hay tôi đã sống sai?]

Thuở Trung học, ấn phẩm về Do Thái tràn ngập thị trường, tôi mua hay mượn về, đọc mê mẩn. Thích nhất là mấy mục nó hơi giống Cham. Đã bàn năm 2011: “Cham có thông minh không?”, nay kiểm lại.

4 thứ giống: Hai dân tộc cùng luân lạc, Tôn giáo không cho ai vào đạo của mình, chỉ có con của mẹ mới là đứa con Do Thái, và tinh thần người nữ khá giống Muk Thruh Palei.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-14. NON NƯỚC HAY CHIÊM BAO?

Phạm Công Thiện chết, trước đó Nguyễn Hiến Lê chết. Có sự nghiệp tàn độc như Hitler cũng chết, hay cao cả như Tolstoi rồi cũng chết.

1. Hölderlin:

Giàu sang trong công danh sự nghiệp

Nhưng một cách thơ mộng, con người sống trên mặt đất này.

Full of merit,

yet poetically, man dwells on this earth.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-13. THẦY MINH TUỆ CÓ LÀM GÌ BÀ ĐÂU…

Thử xét 3 tiết mục.

[1] Từ con người…

“Thầy Minh Tuệ có làm gì bà đâu, mà bà la lối thầy” là câu hỏi tôi thường xuyên bắt gặp, và người nói đinh ninh mình… trúng. Bởi nhìn phớt qua, nó có vẻ như thế thiệt.

Bạn là nhân vật ảnh hưởng đến cộng đồng, một người “trí thức” “tu trí tuệ” [như bà NPH] có quyền lên tiếng, tán thán, phê phán hay bênh vực. Đó là với các nhân vật đang sống, đạo sĩ Minh Tuệ là một.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-13. NHƯ THỂ LÀ BIỂU TƯỢNG

[… đầu tiên & cuối cùng]

“Biểu tượng” là chữ tôi dùng ở bài đầu tiên, khi hiện tượng Minh Tuệ xuất hiện. 5 tháng đi qua, biểu tượng ấy ngày càng sáng rỡ, chói lòa.

Tôi gọi ông là “đạo sĩ”, hàm nghĩa: Người đi trên đường, kẻ hành đạo theo nghĩa nguyên ủy nhất của từ.

Minh Tuệ là ánh sáng. Ánh sáng ấy đến tự nhiên như nhiên, không làm gì cả vẫn khiến bóng tối kinh hãi. Và giật mình…

Độc địa nhất: Thằng tào lao, thằng ba trợn.

Và cả hài hước [đen] nhất: Cu Tuệ đã sao kê chưa?

Chỉ là vài cá biệt.

Còn thì ánh sáng lan tỏa khắp. Chúng sinh các nơi tùy duyên mà đón nhận. Ở đó bật ra bài học vô cùng thâm hậu:

Từ thiện lớn cỡ nào cũng không bằng từ thiện giới cho chính anh.

A-di-đà Phật.

Tiếng Cham của bạn. CHAM CHÀO THẾ NÀO?

“Bạn không nhìn thấy cái gì đó, không phải nó không có” – Inrasara nói thế!

[xem video ở kênh Inrasara-TV]

Lạ lắm, tôi vừa biết có người kêu Cham không có chữ ‘xalam’ (chào)! Người có học đàng hoàng chớ chẳng đùa. Như trước đây…

[1] Có bạn kêu Cham không có chữ ‘karun’ (cảm ơn). Chuyện dài tập, từ thời Ban Biên soạn, các bác chưa dùng, mãi khi tôi vào làm việc, đưa ra đủ đầy tang chứng, Ngữ văn Cham mới có ‘karun’ từ đó [đã kể].

Continue reading