Đường về Cham. CÁC ÂN NHÂN CỦA TÔI

Sống có nghĩa là tạ ơn

Ơn ngãi đầy tràn

Nằm ngoài chân trời đếm đo được mất

Tạ ơn làm cho ta lớn lên

Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002

Họ là ân nhân tôi cũng là của Cham, bởi qua đó, Cham được lan tỏa rộng hơn. “Giúp người vài lần, chịu ơn đời vạn lần”, tôi viết thế ở Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002. Tôi luôn may mắn, kẹt ở đâu may mắn có mặt ở đó, kịp thời.

Trước tiên không thể không kể dịch giả Đăng Bẩy, là người bạn tôi ở đất Bắc. Như người nhà, đầu tiên và cuối cùng cho đến hôm nay. Anh không có lòng, tạp chí Văn nghệ Dân tộc & Miền núi số đặc biệt về Cham – tiền thân Tagalau khó hình thành để sớm đến tay bà con Cham Pangdurangga. In xong, anh còn vào tận palei Cham phát hành nữa.

Continue reading

Đường về Cham. CHAM, VIỆT NAM & THẾ GIỚI [trích]

Cuối cùng, một Cham ở tương lai cần nhập cuộc về hướng mở, và nâng tầm lên: Từ CHAM hòa đồng VIỆT NAM hội nhập THẾ GIỚI. Thế nào?

[1] Người ngoài nhìn Cham

Ý kiến của 2 sử gia Việt: Nguyễn Thành Khôi và Trần Trọng Kim: Các cụm từ được gán cho Cham xưa: “người đi biển”, “tên cướp biển” “hung hãn và gan dạ”, “hiếu chiến và độc ác”, “quậy phá”, “quấy nhiễu”…

– Hiểu, tôi dành 3 trang để giải minh.

[2] Cham tự nhìn mình

Continue reading

Nghĩ-97. DỐI [từ Việt đến Cham]

huở buôn bán, nguyên tắc số 1 của tôi: KHÔNG DỐI khách hàng. 10 năm không dối – và tôi thành công.

Hôm nay, chúng ta dối quá nhiều. Dối mà không biết mình đang nói dối, bởi định kiến hay kí ức suy tàn đánh lừa, không muốn nói dối thành dối. Không bằng chứng, cứ nói, cho thỏa tâm ta. Hay dù biết dối, mà ta cứ nói dối, riết thành quen, thành lờn.

Ở đâu và dân tộc nào cũng có giả dối, đáng nói là TỶ TRỌNG.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. GIÀ HÀM

Lại thêm sinh linh nữa la tôi “già hàm”, là lần thứ ba trong đời. Lần đầu từ nữ sinh viên, mới vui. Đầu tuần để lấy trớn cho công cuộc, kể giải trí mình.

Chuyện [1] Buổi nói chuyện với lớp sinh viên, một bạn nữ đứng lên:

– Em không đồng ý với nhà thơ…

– Tôi thuyết đâu phải để bạn đồng ý hay không, mà là cùng trao đổi.

– Nếu thế thì thính giả bỏ đi hết…

Continue reading

Đường về Cham. SAO GỌI LÀ 3 CHÂN KIỀNG?

Champa mất, tuy thế hơn 200 năm sống xen cư và cộng cư với người Việt, Cham chưa từng đánh mất bản sắc, nói chi bị đồng hóa. Đó là nhờ 3 chân kiềng: Kí ức lịch sử, ngôn ngữ chữ viết & tôn giáo dân tộc. Nó làm nên sức mạnh nội tại của tinh thần văn hóa Cham (Văn học Cham khái luận-1994).

Tôi đã hiểu như thế, từ rất sớm.

[1] Kí ức lịch sử

Continue reading

Đường về Cham. TÔI ĐÃ TÔN TRỌNG VỢ, NHƯ THẾ

Hiện tôi đang làm kinh sách ‘Agal Danak Cham’ phần tinh tuyển, thời gian rảnh viết loạt bài này hầu các bạn. Đây là chủ đề tôi từng đặt ra trên trang nhà từ năm 2011: “Người Cham có thông minh không?”, “Tồn tại hay không tồn tại?” và vài lần lặp lại. Ở đây, tôi hệ thống và phân tích rốt ráo hơn, để có thể làm nên một công trình cho “muôn đời sau” [đùa thế!]

Cham hệt Do Thái: Đau khổ, kiêu hãnh và lưu lạc; hai dân tộc có thứ tôn giáo không muốn ai vào đạo mình; lạ, chỉ cho đứa con người nữ mới là người của mình; Cham còn giống Do Thái ở khoản thông minh và sáng tạo…

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-15. RỖNG TỐI ĐA

[cho làm, cho viết, cho suy tư…]

Mỗi bận đi xa dài ngày về, tôi mở tất cả ra, xếp đồ đạc đâu vào đấy rồi qua tiết mục dọn dẹp, lau chùi phòng ốc, nhà cửa, tất tần tật. Hani bảo, anh làm chuyện lớn, lo mấy thứ vụn vặt này làm gì… Tôi hỏi:

– Chớ chuyện vụn vặt này ai làm đây?

– Anh để đó em làm mà.

– Vậy bao giờ mẹ nó làm?

Continue reading

Inrasara-TV. Suy tưởng-5. THƠ TÙ & GIẢI SÂN HẬN

Xuyên suốt thế kỉ XX, Việt Nam là đất nước của tù tội. Tù và tội. Tù thực dân, tù Cộng sản, tù Quốc gia, và cả tù Hòa bình. Muôn hình vạn trạng qua vô số nguyên do với bạt ngàn phận người, trong đó có không ít người làm thơ.

Nổi tiếng nhất phải kể đến Hồ Chí Minh với Nhật kí trong tù in năm 1960 và Nguyễn Chí Thiện với Hoa địa ngục xuất bản năm 1980. Hầu hết nhà thơ sử dụng thơ ca như phương tiện lột tả cuộc sống trong tù để tố cáo chế độ ngục tù, hay dùng thơ bày tỏ chí khí: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”, hoặc như Tố Hữu: nói lên lòng căm thù, còn nếu có nhắc đến nỗi cô đơn: “Cô đơn thay là cảnh thân tù!” thì cô đơn ấy luôn vững niềm tin vào ngày mai tươi sáng: “Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin”.

Continue reading

Nghĩ-96. ĐIỀU GÌ GIỮ CHAM CÒN?

Ngoài kí ức lịch sử và ngôn ngữ chữ viết cùng tôn giáo Ahiêr Awal dân tộc đẫm tính nhân văn, tôi thêm Cham có 3 chân kiềng tinh thần:

Ariya Glơng Anak rộng lòng như người mẹ, Pauh Catwai nghiêm khắc như người cha, và Damnưy bay bổng như một nghệ sĩ chân tính.

Khi ở Cham sự bao dung của Ariya Glơng Anak còn, tư tưởng tự thức self-consciousness đầy tính phê phán của Pauh Catwai còn, cùng tinh thần sáng tạo của Damnưy còn, thì Cham còn.

Vĩnh viễn.

12 CHỈ DẤU TÔI ĐƯỢC CHỌN?

Bạn thơ trẻ Kiều Dung trù: “Triều đại Inra sụp đổ rồi”, thấy hay quá, tôi đã dùng đặt tên cho một tút. Cũng vậy, vài Việt lẫn Cham cho “Inrasara là người được chọn”. Hôm nay vui, cứ “nghiên cứu mình” – chữ của phó GSTS Phạm Quang Trung, xem nó trúng trật ra sao, thử:

01. Tôi mang tinh thần độc lập từ bé, và tự do sống theo cách riêng của mình, đến tận hôm nay. Tôi làm những điều kì quặc hiếm Cham nào làm, khoái hoạt. Biệt danh “Thằng Trạm mát” dân làng với bạn bè tặng, đích thị luôn!

Continue reading