Chuyện văn chuyện đời-21. CHỮ NGHĨA NHƯ LÀ TẠ ƠN

[Làm 1 tập thơ khác với gom nhiều bài thành tập – THƯ kì cuối]

Bạn hỏi, làm sao Sara có thể có sự tập trung cao độ thế? Xin tuần tự…

“Tạ ơn dòng thơ cuối cùng chưa viết…”, câu thơ ở bài thơ “Tạ ơn” trong Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002.

Hôm qua, bạn facebook Nguyễn Tấn Hoàng còm phản bác cái định kiến “Lập thân tối hạ thị văn chương”, và đưa ra vài bằng chứng chỉ ra cái sai ở đó. Nhất trí cao! Nhưng tôi nhìn sự thể hơi khác.

Tôi cũng sẽ chỉ ra, bằng lấy việc của mình minh chứng.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-20. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ NỖ LỰC PHÁ BĂNG

[Định kiến & Kiêu ngạo, thư kì-3 cho nhà thơ Kông Đản]

Bạn thơ Kông Đản quý mến!

Hai thư trước hơi lí quá, thư này hai mình tâm tình có lẽ hay hơn.

Hôm hội thảo, lần đầu tiên với văn nghệ Ninh Thuận, tôi nhận được niềm vui trọn vẹn.

Vào làm dân Sài Gòn hơn 30 năm, tôi luôn hướng về quê nhà, nhất là với anh chị em văn nghệ. Thuở vô danh hay ít nhiều được biết đến, dù nhà văn chay hay sắm vai “quan văn” từng giữ ghế này nọ, tôi vẫn thế. Mỗi bận về là mỗi bận hoặc ghé Hội hoặc đến với anh em lai rai tán gẫu chuyện văn chương.     

Continue reading

Giải trí cao cấp. Từ MẶC CẢM ĐẠI HỌC đến TỰ DO TÀI CHÍNH

20 năm trước, khi báo chí rềnh rang về tôi, rồi khi thấy vài sinh viên Chàm mình bỏ Đại học, bà con kêu: không khéo Sara làm gương xấu cho bọn trẻ. – Đích thị luôn!

Tiếng, ai mà chả ham. Không học mà được tiếng nữa, thì ham gấp bội. Sướng quá đi, thế là rủ nhau bỏ… học. Sức mấy!

Mươi năm trước, một cháu Cham mới xong lớp 11 mà đòi bỏ học, tôi nói, cháu nghĩ thật kĩ đi – qua tuần, rồi quyết. Trước khi quyết, hãy đặt cho mình 4 câu hỏi:

[1] Khi thấy bạn trang lứa ai ai cũng đút túi cái Cử nhân, cháu có MẶC CẢM không?

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-19. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ MỘT MA-RA-TÔNG

[thư kì-2 cho nhà thơ Kông Đản]

Khi có mục tiêu, tôi tập trung tất cả vào. NÓ là niềm vui của tôi, tôi biến nó thành niềm VUI đỉnh nhất, từ đó bao thú vui khác ở đời thường, tôi gác lại. Trò chơi giành ghế văn trường hay quan trường, chuyện gái gú, tiệc tùng hay du hí…

Bao miền đất Việt Nam tôi đi nhiều, đó là các chuyến đi được mời. Rảnh, tôi hỏi: tại sao không, thế là đi chứ chưa một lần tôi chủ động. Tôi phủi nhiều lời mời xuất ngoại, như chuyến đi Hàn Quốc vào tháng 9 tới, dù chưa lần đến xử sở kim chi – tôi từ chối, vì thấy không cần thiết. Hoặc nhường lại suất đi Festival Ấn Độ cho bạn văn 12 năm trước, cũng vậy.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-18. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ MỘT HÀNH TRÌNH

[Thế nào là thành công? – trả lời muộn 2 câu hỏi của nhà thơ Kông Đản]

Ở hội thảo VHNT sáng 17-6 vừa qua, nhà thơ Kông Đản phát biểu, đại ý: Tôi và Inrasara cùng vào Hội Ninh Thuận, vừa vô Sài Gòn anh đã nổi lên, xin hỏi trước đó anh đã học như thế nào? Sau đó còn liên tục gặt hái nhiều thành tựu lớn, anh có thể cho biết mình đã tiếp nhận trào lưu văn nghệ thế giới ra sao…

Hội thảo bàn việc chung, thế nên tôi không trả lời trực tiếp anh, và hẹn khi khác sẽ nói riêng. Khi khác có khi hơi lâu, sẵn serie “chuyện văn chuyện đời”, xin tâm sự luôn thể.

Continue reading

Nghĩ-101. GIỎI, GIÀU ĐỂ LÀM GÌ?

[về tinh thần ‘Bhap ilimô’]

Tố Hữu: “Núi cao nhờ có đất bồi/ Núi chê đất thấp, núi ngồi nơi đâu…”

Ta mới rủng rỉnh túi, vừa nho nhoe thạc sĩ, hay ta mới được vài bài báo nhắc đến mà vội nghênh mặt lên nhìn trời. Ảo rằng ta trí thức, ta văn hóa, mà có biết đâu đấy chỉ là món:

Bilok li-u iku bamông/ Njrung gaup tapông laic ilimô’:

Sọ dừa – đuôi chót của quày/ Hùa nhau mang vác bảo văn hóa đây”.

Tầm ấy, Pauh Catwai mới giơ ‘gai gru’ lên, đã chạy mất giày!

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-17. TÔI LẬP HỒ SƠ MÌNH THẾ NÀO?

[kinh nghiệm các bạn văn có thể tiếp nhận]

Hãy là nghệ sĩ sáng tạo bay bổng, đồng thời làm kẻ giữ kho đáng tin, – tôi nói, và đã làm như thế. Thử xem tôi lập hồ sơ về mình thế nào?

[1] Trước tiên là nhật kí [xem: Nguyễn Lê, “Tôi viết nhật kí thường xuyên từ tuổi hai mươi”, tạp chí Mực tím, 11-2005]. Từ nhật kí, tôi còn tóm lược: “Inrasara, đi & về”, mỗi năm cần 10-15 dòng cũng đủ – đều đặn. Để nhìn lại đời mình.

[2] Tiểu sử với đầy đủ ngày tháng, “quá trình công tác”, chức danh, giải thưởng, danh hiệu, chủ biên… Thêm: về vợ con, cha mẹ, anh chị em…

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-16. NHÀ VĂN LẬP KHÔNG BIẾT LẬP HỒ SƠ-bis…

Nhà văn Việt Nam không biết lập hồ sơ về mình, Nguyễn Hưng Quốc nói thế. Muốn viết cho hết ngọn ngành về một nhà văn Việt, cực khó, nhà phê bình phải làm công tác sưu tầm.

Ngoài kia, nhà văn Tây nó khác, họ luôn có sẵn, cứ vào đó mà khai thác. Như Dostoievski, từ đống thư từ đầy lỗi ngữ pháp của ông, Gide đã viết một tác phẩm để đời.

Continue reading

Nghĩ-100. TÔI GIÀU CỠ NÀO?

[hay. Thế nào là bố thí Ba-la-mật?]

Trong khi lứa bạn học trò chơi, tôi chơi kiểu khác: Lang thang vào các palei Cham sưu tầm và chép văn bản. Có, tôi cho đi: – là Tài thí.

Vào đời, trong lúc các bạn vui với rượu bia, tôi suy tư về “Văn hóa Cham nhìn từ Cham” để giải minh “ẩn ngữ” cho bà con, chức sắc: – là Pháp thí.

Quốc Hội thông qua Dự án Nhà máy Điện hạt nhân, sinh linh Cham lo sợ, tôi đứng TRỤ mở cuộc thảo luận về nó: – là Vô úy thí.

Đừng nghe những gì Sara nói… – tôi ưa đùa thế.

Continue reading

Nghĩ-98. SAO PHẢI CHỌN BẠN MÀ CHƠI?

Chọn bạn mà chơi, ông bà ta khuyên thế, mà đúng thế. Bạn bè tạo ảnh hưởng khủng, con cái lắm khi không nghe cha mẹ, thầy cô mà nghe bạn. Con người vốn yếu đuối, dễ bị ngả về phía dễ dãi, ăn xổi, hư đốn.

“Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho biết bạn là người thế nào”, dân Tây cũng cả quyết thế! Đúng luôn.

Đồng tình với “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Continue reading