Chuyện văn chuyện đời-22. CHUYỆN 4 NHÀ THƠ

[đùa: “Nếu ở tuổi đôi mươi, tôi ham hố gom thơ in tập, giật giải Hội Nhà văn chư bỡn”]

Ở Sài Gòn, tôi và anh Hà Văn Thùy láng giềng, mấy chiều anh em hay gặp nhau, trà và tán. Anh vừa thích vừa “ghét” Sara, ghét nhất lối làm mới thơ của tôi! Anh ca Tháp nắng-1996:

“Thơ Inrasara thật khỏe, không bi lụy mà như cây đại ngàn qua bão táp vẫn vươn lên đón nắng trời. Tiếng Việt của anh đạt đến mức điêu luyện. Đấy là thứ tiếng Việt phong phú, giàu biểu cảm, được sử dụng uyển chuyển đến mức tài hoa, điều mà không nhiều lắm tác giả người Kinh có được” (“Inrasara, bay lên từ tháp cổ”).

Continue reading

Giải trí cao cấp. MA HỜI HẬU HIỆN ĐẠI

[hay. Bạn đã hiểu thế giới chưa?]

Hãy tưởng tượng…

Kẻ 15 tuổi dám từ chối đi đám đủ loại, nhưng lại rất săng sái bày bạn học chữ mẹ đẻ. 17 tuổi mê Phạm Công Thiện vừa lang thang palei Cham sưu tầm tục ngữ ca dao. 20 tuổi vừa đọc Heidegger vừa tập tò làm thơ các thứ.

Và lúc này tập tụng Kinh Tẩy trần Agal Balih kinh cổ nhất Cham vừa luyện tiếng Anh để lan tỏa Văn học ngoại vi các nơi…

Continue reading

Minh-triết-Cham-Phụ lục-5. VÔ NGHĨA NHÀ VĂN VÔ NGHĨA TIẾN SĨ

Ariya Glang Anak: ‘Haniim ayuh jang ôh hai, nưm angan jang ô hu

Đứng trước em bé châu Phi đang chết đói, La Nausée chỉ đáng vứt đi – Sartre tuyên to thế, trong khi La Nausée được cho là kiệt tác ông. Chả phải làm tàng đâu, mà thật.

Sartre triết gia hiện sinh danh tiếng và Sartre nhà văn Nobel Văn chương chả là gì cả, thế nên mới nẩy ra Sartre-trí thức.

Ông bạn già của tôi NTV nhăn với mấy nhà thơ không lo làm thơ đi mà đi dịch sách, để chuyện đó cho dịch giả không hay hơn sao. Dù một cây bút có thể làm nhiều món khác nhau, ở đây ông muốn nhấn về MẶC CẢM không đáng!

Continue reading

THỔ CẨM CHAM ĐANG Ở ĐÂU?

[Sara nói chuyện tại Hội thảo về Thổ cẩm – từ Dự án Di sản kết nối của Hội đồng Anh, 16-7-2023 tại Làng Nghề Thổ cẩm Mỹ Nghiệp]

Làng Yên Sở ở Bắc – gốc gác làng dệt Cham, thế kỉ XII là làng giàu có, hiện nay thế nào? Xa hơn, Baan Krua ở trung tâm Bangkok là khu phố Cham. Tơ lụa Thái Lan nổi tiếng thế giới, có nguồn gốc Cham, để rồi hôm nay đọng lại mỗi ông già Chàm làm việc ở Cty đó, là sao?Cham ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình – Bình Thuận, và hai làng Phú Hiệp và Châu Phong thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, truyền thống thổ cẩm có giúp được gì cho đời sống bà con?Tại sao mỗi Chakleng là nổi tiếng?

Continue reading

Minh-triết-Cham-13. NGUỒN CƠN CỦA TỘI LỖI CHAM?

Ariya Glang Anak: ‘nưgar chai drut mưrai’: Ở giai đoạn đại khủng hoảng, “đau buồn tràn lan xứ sở”. Để rồi sau thời gian ổn định…

Gram xarawan dux di haget bloh ô thah

Bbai tapuh di graup nưrah tagrang kađong pak halei’ [dịch thoát]:

“Dân tộc tội tình gì đây mà không khỏi

Đã dâng cúng, đã cứu chuộc khắp nẻo rồi, hỏi còn vướng mắc nơi đâu?”

Continue reading

Minh-triết-Cham-12. TÌM CHE CHỞ NƠI ĐÂU?

Ariya Glang Anak:

Dwixxak hakê pap di thei

Đôm thong gaup bloh kakei, mưng thau khing đôic dwah pajang’:

Gặp nạn, đâu người ta đến gặp

Nói với nhau rồi dặn dò, mới biết đàng tìm nơi che chở.

200 năm trước, ông Glang Anak đã nói rõ như thế, vậy mà…

Ta yếu thế mà không chịu khiêm cung học, không tìm hiểu để biết, ta càng không hạ mình tìm đến người biết để nhờ cậy, thì làm sao không khỏi hỏng. Đời tới đâu hay tới đấy, trong khi cha mẹ cho ta ăn học hẳn hoi, tội không!

Continue reading

Giải trí cuối tuần. LỜI XIN LỖI VUI VẺ

Tối qua sinh nhật cháu, tiệc ngay trong khuôn viên nhà, khách đến non trăm. Tôi ra chào mọi người, rồi trở về phòng, đóng cửa. Ý thơ đang ồ ạt tới, rời laptop nó giận bỏ đi, thì hỏng to.

Thế nên ba bận các cháu gõ cửa, tôi xin kiếu. Sáng sớm, “anh Trạm lạ quá hà” – một chị kêu. Ừa, siêu lạ luôn. Bởi cô nó chưa từng nghe tiếng “thằng Trạm mát” nên kêu thế, chớ ổng từ xưa đã vậy rồi. Nếu ổng cứ tiệc tùng thì làm sao Cham có “Tháp nắng”, có “Apsara” để mà hát!

Continue reading

Minh-triết-Cham-11. BẠN ĐÃ HIỂU NGƯỜI VIỆT CHƯA?

Ariya Glang Anak:

Câu 58: ‘Rai drei sappajiơng rei thong nhu

Ralô ginong pôic ôh hu, rabrei janưk mai ka drei’: Đời đẩy ta chung sống với họ/ Có giận tới đâu chẳng nói được, [thế nào] họ cũng mang oán đến cho mình

Câu 65: ‘Ra brei janưk pparabha gaup bital’: [Và] bao nỗi oán hận kia, họ cho để ta chia nhau đủ đầy.

Đó là hai câu thơ kinh khủng. Chỉ có thi nhân nhìn sâu vào lòng dân tộc mới nhận ra, với ít lời mà vỡ được sự thật cỡ ấy. Đó là chuyện của hai thế kỉ trước, hôm nay nỗi kia vẫn thời sự, nhưng khác nhiều…

Continue reading

Minh-triết-Cham-10. HUYỀN NGHĨA CỦA CHẤP NHẬN

“Tôi nên tự sát hay nên uống một cốc cà-phê?”

Ariya Glang Anak: Adat kayau phun hapak jruh tanan

Đạo của cây là thân ở đâu rụng về nơi ấy.

Rụng nơi khác, nếu do tác động từ bên ngoài, mưa gió giạt, thổi bay đi thì không nói; còn do ý ta, là ta tự hại chính mình. Ta từ chối làm phù sa cho đất, dưỡng nuôi cây con cháu ở ngày sau.

Continue reading