Thương ca vô tận-18. CON NGƯỜI THÈM KHỔ…

[hay. Toa thuốc đặc trị nỗi thèm khổ]

Lạ chớ, không phải thứ “thú đau thương” của Lưu Trọng Lư thuở lãng mạn, mà là thèm khổ rất thực.

Tuần trước, Chế Đôn còm: “Qua đời sống hiện thực của Nhà thơ cho thấy Tâm thế quá GIÀ RƠ, chắc như bắp. Suy tưởng về văn thơ thì cao siêu và trừu tượng quá, chỉ kính mong Nhà thơ hoan hỉ ban cho thí chủ Cẩm nang”.

Lẽ ra tôi đáp ứng ngay, do bận vụ KAPET, đã hoãn lại, nay mới có giờ mà hoan hỉ pháp thí.

Continue reading

Kapet-05. CHUYỆN KỂ

“Ngư dân bám biển”, cụm từ thường được dùng thời gian qua. Với ngư dân, biển là nhà với bao kí ức dữ lành, được mất. Dẫu sao ở đó, biển vẫn là tự nhiên mênh mông, nơi ta khai thác. Đất ngược lại – hẹp hơn, được bàn tay con người cải tạo, chăm sóc, con người gắn bó hơn, khó rời bỏ hơn.

Đất lành thì ở, đất lở thì đi – ông bà Việt nói thế. Tuy nhiên, để con người gắn chặt hơn với đất, đất cần đến câu chuyện.

Continue reading

GẦN MỰC THÌ TRẮNG…

Tôi là kẻ kể chuyện, chuyện tôi, chuyện người thân tôi, sinh linh quanh tôi – cả Cham lẫn khác. Họ là người tôi biết rõ trong môi trường sống cụ thể – các câu chuyện đáng được kể lại làm bài học, cho tôi và cho người thân yêu của tôi.

Con người bất toàn, không ai chưa từng phạm sai lầm, vấn đề là, ta biết PHẢN TỈNH, và quyết sửa sai để trưởng thành. Muốn vậy thì phải HỌC.

Continue reading

KAPET. 1-2-3

[1] XIN THƯƠNG CON CHÁU CHÚNG TA!

Vnexpress cho biết, “Bình Thuận sắp phá khu rừng tự nhiên hơn 600ha ở huyện Hàm Thuận Nam để làm hồ chứa nước…”.

Đất của dự án xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét là 693,31ha, trong đó có 162,55ha rừng đặc dụng. Nơi này, Khanh Pham cho biết 10ha thuộc khu Thánh tích Pô Cei Khar Mưh Bingu và Pô Hanim Par.

Hồ xong, khu rừng thiêng với bao di tích lịch sử cùng kí ức cộng đồng nơi bà con Cham và Raglai hành hương sẽ chìm nghỉm dưới lòng hồ.

Việt Nam rừng vàng biển bạc, nay còn lại gì? – Ít, rất ít!

Continue reading

DŨNG CẢM ĐẾN HỚ HÊNH

Cổng Thông tin điện tử ỦY BAN DÂN TỘC

Bài về NGƯỜI CHĂM viết ngày 4-11-2015, không ghi tên tác giả, lượt đọc 49.985. Dưới bài có chua thêm: “(Bức tranh Văn hóa các Dân tộc Việt Nam – NXB Giáo dục)”.

Chủ quản Cổng ấy thì to rồi, vẽ “bức tranh” về người Cham in ở Nhà xuất bản Giáo dục nữa, phải nói là rất đáng tin. Nhưng điều đáng lo hơn cả là cách làm của ta.

Ở đó bạt ngàn hớ hênh lồ lộ:

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-30. ĐỌC BÁO NHƯ ĐỌC… THƠ

[hay. Thương sinh viên và độc giả Việt Nam]

Không đùa đâu, mà thực.

“Chiến tranh” của Nguyễn Đức Tùng là 1 bài thơ, chi tiết về giấy báo tử thoáng qua thôi mà bạn đọc ta tra vấn, đối chiếu với hiện thực xã hội để kết rằng nó sai sự thật, phi logic, vân vân.

Tôi gọi đó là “đọc thơ như đọc báo”. Trong khi ở chiều ngược lại, một bộ phận không nhỏ [nghĩa là cũng hơi lớn] độc giả “đọc báo như đọc thơ”. 

[1] 15 năm trước, một Giáo sư thâm niên ở Đại học Sư phạm TPHCM có tiểu luận đăng Văn nghệ, 22-4-2006: “Chủ nghĩa “hậu hiện đại”, chủ nghĩa “Tân hình thức” ngày nay tàn lụi dần ở Tây phương. Theo một bài báo của một GS Mỹ thì hằng năm mới có một người mua sách này ở các hiệu sách”.

Continue reading

Minh-triết-Cham-20. CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

[hay. Bạn sai mà không tự biết lại đi chê Chức sắc]

Hai năm trước, facebooker tút chê các vị Acar tụng kinh mà không hiểu gì cả, tôi mới nói: đó là biết một, mà không biết hai, ba. Không chỉ hệ Awal, mà hệ Ahier cũng hệt, thì một chức sắc Ahier kêu:

– Không phải đâu Tiến sĩ [nâng cấp tôi kiểu ấy], biết cả đấy nhưng người ta không nói thôi.

– Pô đừng nói vậy, “không hiểu là bí ẩn của Cham” – tôi nhẹ nhàng thế.

Continue reading

NGUYÊN LÍ 5 NĂM: HIỆU QUẢ DÁM KHÁC MÌNH

Tiềm năng con người là vô hạn, cứ kiên trì đánh thức, nó bật ra – chắc chắn.

Cung Tiến nhạc sĩ tài hoa thì rõ rồi, điều ít ai biết là ông du học ở Úc là ngành Kinh tế, sau đó nhận học bổng Cao học của Hội đồng Anh để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Cambridge. Càng ít biết về ông hơn nữa – với bút hiệu Thạch Chương, Cung Tiến từng hoạt động khá ấn tượng về văn học: sáng tác, phê bình và dịch thuật, trong đó có 2 dịch phẩm nổi tiếng: Hồi ký viết dưới hầm của Dostoievski và Một ngày trong đời Ivan Denisovitch – Solzhenitsyn.

Continue reading

TÔI VỪA XIN LỖI CHỊ BÁN BẮP LUỘC

Thế là nguyên cả ngày hôm nay tôi KHÔNG THỂ LÀM VIỆC, bởi… karaoke. Trong khi bản thảo GRU URANG đang chờ chỉnh sửa để sớm ra dịp Katê này.

4 năm về quê sống, đây là lần thứ hai tôi bị karaoke hành.

Cũng là LỖI TẠI TÔI, lịch sinh hoạt quá khác thiên hạ. Khác từ Việt đến Cham, từ văn giới cho đến người bình dân. Ai nhà thơ, nhà này nọ nổi tiếng mà 8g30 là lên giường yoga, rồi đi vào cõi… vĩnh hằng.

Biết mình cá biệt, tôi luyện cho mình ngủ ngon, ngủ dễ bất kì đâu. Ở Sài Gòn karaoke sát vách, ngủ ngon. Như tối kia, cháu Trâm karaoke nhà cách mươi bước, tôi mở cửa sổ vẫn ngủ ngoan. Chớ tối hôm qua thì chịu.

Continue reading