Bí mật của thất bại-05. SỢ SỰ THẬT

“Chính sự thật ‘nhạy cảm’ nhất, như vụ 7 sinh linh Cham An Nhơn bị giết oan – là sự thật đáng được kể ra nhất, cho các bên làm bài học”.

Tút sáng nay, bạn hỏi, tôi cần có giải đáp thỏa đáng.

[1] Hỏi: Sara cho rằng mình 40 năm [15-55 tuổi] khiếm tốn, hà cớ đột ngột thay đổi, để bị chê là khoe khoang? Có bí ẩn gì ở đây không?

– Đây là câu hỏi vui, và… độc. Bởi nó không sai một li. Tôi khiêm tốn là thật, cứ đọc lại “Bí mật của thất bại-04. Tôi khiêm tốn một cách đáng ghét như thế nào?” sẽ rõ. Mươi năm qua, tôi bị không ít người cho khoe khoang, cũng trúng luôn.

Continue reading

Bí mật của thất bại-04. KHÔNG BIẾT NGƯỜI

[hay. Tôi đã khiêm tốn một cách đáng ghét như thế nào?]

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vậy mà nhiều vị có học Cham lẫn Việt không chịu học để “biết”, cứ nhắm mắt làm tới.

Bạn học chung lớp thuở Pô-Klong luôn cạnh tranh với tôi. Bạn thuộc hàng khá, chứ không xoàng. Cạnh tranh là điều tốt! Tiếc là nơi đó bạn không hiểu tôi muốn gì. Làm việc ở Ban Biên soạn, bạn Hành chính, tôi kế toán, nghĩa là cấp dưới; nghỉ việc về làm nông dân, bạn coi như tôi xong đời. Ở đây bạn càng không hiểu tôi có gì.

Đó là năm 1992, tôi 35 tuổi. Rồi chỉ 3 năm vào Sài Gòn, tôi xuất bản cùng lúc 3 tác phẩm thuộc 3 thể loại và giật luôn 3 giải thưởng danh giá. Báo chí tụng ca lên mây. Thế là ở quê, bạn rượu vào là lời ra chửi… Inrasara.

Lỗi tại tôi: quá… khiêm tốn, không chịu “nổ” thành ra thế!

Continue reading

Inrasara-TV-42. KUT AHIÊR – NGHĨA TRANG HẬU HIỆN ĐẠI

Chiếm dụng một khoảnh đất rất nhỏ;

Vô danh như thiên địa vốn vô danh;

Và tồn tại lâu dài nhất có thể.

Đó là Kut Cham Ahiêr, cổ điển mà hiện đại: Kut hậu hiện đại là thế.

Hầu hết sáng tác của thi sĩ Cham mới đầu thế kỉ XX này như của Mưdwơn Jiaw, Po Thien… nay cũng đã khuyết danh, vô danh rồi. Ông ngoại tôi, tác giả Ariya Rideh Apwei không cho con cháu biết mình là người viết trường ca ấy, cũng xuất phát từ tinh thần vô danh Cham. Chứ lẽ nào ông lại sợ con cháu hãm hại mình!

Với văn chương chữ nghĩa là vậy. Tận sâu thẳm tâm thức, Cham càng vô danh hơn. Hình thái “nghĩa trang” là một trong những.

Continue reading

Bí mật của thất bại-03. VÌ GHÉT HỌC

Có Cham vì ghét tôi mà không đọc tôi, cho dù ở đó vô số bài học được rút ra từ thực tiễn đời sống cộng đồng. Còn đỡ, chỉ vì ghét tôi mà vài ông tiêm nhiễm vào đầu con cháu khiến chúng tránh xa chữ nghĩa của tôi – là điều chí nguy. Làm thế không gì khác ngoài một sẵn sàng cho thất bại.

Tại sao? Bài học tương cận bạn có thể tìm thấy khắp: “7 bước đến thành công”, “5 bí quyết làm giàu”, hay “3 đức tính của một quý ông bản lĩnh”… vậy thôi mà hút được cả vạn views. Xem, để rồi không làm gì cả!

Continue reading

Bí mật của thất bại-02. BỞI THÔNG MINH

[Học nhất lớp dễ bị đời đánh bại]

Ở serie “Cham có thông minh không?”, tôi phân tích 3 loại thông minh: Thông minh để tồn tại, Thông minh và bản sắc & Thông minh cho sáng tạo. Nhìn tổng thể sinh mệnh của một dân tộc là vậy, hôm nay ta thử xét phạm vi nhỏ hơn: cá thể.

Tôi biết vài bạn giỏi nhất lớp, thể hiện thông minh hơn người, nhưng vừa bước vào cánh cửa cuộc đời đã bị đánh bại ngay. Rồi không bao giờ ngóc dậy nổi nữa. Tại sao?

Thuở học trò hay sinh viên, ta nổi trội, thế là ta mang tâm lí ngạo mạn, mà không nghĩ khác đi, để học thêm lên. Thất bại te tua, vẫn không chịu rời bỏ nó nửa bước. Vào đời, mãi nhớ về thuở huy hoàng ấy, ta nhìn người bằng con mắt khinh khỉnh, tội ơi là tội. Lại còn phủi thành tích bạn học từng kém mình thuở xưa ấy nữa:

Continue reading

Bí mật của thất bại-01. VÌ MUỐN THẤT BẠI

[Về 3 dạng thông minh – Cham xưa và nay]

“Con người sinh ra, sống, làm việc, sáng tạo rồi chết đi và, không gì khác ngoài để lại bài học. Để rồi lắm khi con cháu không chịu học” – Inrasara.

Mươi năm trước, người thầy đáng kính vui miệng kêu, mấy đứa con Sara thừa yếu tố để thành công: Cao, đẹp, thông minh, gia đình đủ điều kiện, do Sara chưa thật nghiêm với con cái, cuối cùng chúng chẳng tới đâu. Lời phê đầy thiện chí ấy khiến tôi suy nghĩ nhiều về, thế nào là nghiêm hay lơi, nhất là – thế nào thành công và thất bại?

Sau đó năm 2011 tôi mới viết loạt bài “Cham có thông minh không?”

Continue reading

Minh-triết-Cham-24. MINH TRIẾT CHAM KHÔNG CHỈ CHO CHAM

… mà cho cả Việt Nam.

Ở loạt tút “Minh triết Cham”, có bạn còm thế. Đúng, không chỉ cho giới đặc tuyển, thành phần chữ nghĩa mà cho cả người đời thường trong đời sống ngày thường. Thử xem qua ba điểm:

[1] Với mình – “Hãy biến THÂN THỂ bạn thành cỗ xe tốt nhất để chở linh hồn bạn vượt qua biển đời”. Ở đây không có gì cao siêu cả.

Ăn uống ĐẠM BẠC. Buổi sáng sau cà-phê, trà, là các loại hạt, tôi chậm rãi nhâm nhi và suy tư. Trưa là bữa chính, chiều ăn nhẹ. Trái cây mùa nào món đó, ở địa phương – rẻ, sạch.

Continue reading

Thương [1 số] nhà văn Việt Nam-06. ẢO

[Thương ca vô tận-27 – chuyện phò thịnh, phò suy]

Câu chuyện dài, đã kể ngay khi ấy, nay tóm làm bài học:

Năm 2006, một nhà thơ nữ danh giá ngoài Bắc vào Sài Gòn, rủ thêm một bạn nữa ghé nhà tôi ở quận 4. Chủ nhật, thợ nghỉ, Cty vắng. Đang chăm sóc Jaya tại bệnh viện, nhận phon của người nhà, tôi chạy về, tiếp. Được một đỗi, khách về, tôi quay lại bênh viện.

Tối, tôi nhận tin nhắn, rằng “hai ta không nên quan hệ nữa”, tôi hỏi “hà cớ?”

– Sara phò thịnh, chị phò suy…

Continue reading

Giải trí cuối tuần. Thương [1 ít] nhà văn Việt Nam-05. BỢ & MÉC

[Thương ca vô tận-25, Chuyện đã kể 2 năm trước, đọc lại thấy hay quá, kể lại lưu hồ sơ]

Trích ghi tại nhà hàng VIP:

– thư kí anh mầy đọc thư đó rồi…

– em báo anh Ba nè, vụ kết nạp Inrasara vào HNV với trao cho anh ta tùm lum giải thưởng phải nói là thể hiện rõ sự bất công và loạn chuẩn trong văn chương. Thế mà Nguyễn Quang Thiều chọn anh ta làm Chủ tịch Hội đồng Thơ đúng là sự phi lí đến mù quáng…

Continue reading