Lang thang-02. DỌN ĐƯỜNG CHO ĐỐI THOẠI

Năm ngoái “bắc tiến”, tôi diễn đàn là chính, năm nay tôi chọn tương thoại riêng lẻ với bạn văn, như cách “đánh thức mạch nước ngầm, dòng sông ẩn đang trầm chảy dưới dải đất hình chữ S xinh đẹp này”.

Nhà văn do cố chấp, mặc cảm và sợ hãi với đủ thứ sợ, ở đó sợ mất đất đứng là một khiến ta càng cố thủ, khó rời bỏ thứ lô-cốt ta chiếm hữu được. Thì làm sao có thể nói đến hòa giải và hòa hợp.

Đó là chưa kể việc chúng ta còn chưa chuẩn bị gì cả!

[1] Thế đứng

Continue reading

Minh-triết-Cham-36. SỐNG & YÊU THƯƠNG

[Phụ luc-2. Sáng tạo Giấc mơ]

Năm 2004, nhà nghiên cứu Cham ghé tôi ở quận 4, lúc chia tay, nói:

– Qua đó, tôi sẽ phê thẳng P-D sao lại cứ tấn công anh…

Tôi không nói gì. Hai năm sau nhà ấy về, lại ghé tôi:

– Anh xem lại thử, lẽ nào thầy ấy lại sai đến thế…

– Đừng tin thầy ấy, cũng chớ tin tôi, mà hãy tin văn bản – tôi nói, và tiếp: Thôi bàn về ảnh, nói chuyện chú nó nhé. Chú nó có nghĩ mình viết tiếng Cham có 1 trang rưỡi mà sai đến 40 lỗi không?

Continue reading

LANG THANG-01

“Lại đi hồn lạnh sầu đầy” – Trường ca “Lãng tử, tình yêu và quê hương”-1977.

Sầu, chứ không phải khổ. Dostoievski nói đâu đó, vĩ nhân hẳn phải mang nỗi buồn lớn trên mặt đất này. Tôi không là vĩ nhân thế nên chỉ “sầu đầy” chơi chơi thôi. Đi, như cách xả hơi, nạp năng lượng trở lại.

Đường Lâm. Nhiều nhà cổ với kiến trúc đá ong được giữ lại khá tốt.

Continue reading

Minh-triết-Cham-35. SỐNG & KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU VẾT

[Phụ luc-1. Sáng tạo Giấc mơ]

Đại khủng hoảng xảy tới, Glang Anak, như mọi mọi Cham khác, ông chạy đi, dừng lại, suy tư rồi cuối cùng, quay trở lại bờ – với sinh phận khốn cùng của những người ở lại, bị kẹt lại. Để làm gì, có mỗi ông biết. Không ai biết ông sống thế nào, đi về đâu, và đâu là ngôi nhà cùng con cháu. Không gì cả, vô danh! Ông đi, 116 câu thơ ở lại, như một di ngôn, một thông điệp.

Có ai đón nhận được thông điệp kia không, chẳng biết.

Continue reading

Bí mật của thất bại-15. QUYẾT SỐNG ĐỜI… THỪA

Biết là thừa, nhưng đã lỡ rồi, ta cứ sống tới, cho đời nó… khộ.

Bỏ tiền mua trái dưa hấu, đang ngon thì nhận ra nửa kia có vẻ không được lắm. Thôi thì đã tốn tiền, ăn cho hết dù cái bụng đã đầy. Từ tham, ta làm hại sức khỏe.

Tốn tiền mua vé vào sân, dù hai đội đá chán chết đi được, ta vẫn cứ ngồi lại cho hết trận. Ngồi thêm, tiền thì đã mất, còn mất thêm thời gian. Đó là chưa tính đến mất cái vô hình: năng lượng.

Continue reading

Minh-triết-Cham-32. SÁNG TẠO GIẤC MƠ-01,02,03

Minh-triết-Cham-32. SÁNG TẠO GIẤC MƠ-01

“Nhà thơ là kẻ sáng tạo giấc mơ cho dân tộc” (“Đối thoại Fukushima”-2021) được chọn làm đề thi Học sinh giỏi cuối cấp II. Bạn thơ tôi nói vui: Ngay em cũng không nghĩ ra nữa, huống hồ học sinh lớp 9, tôi nói:

– Trường ca Ariya Glơng Anak vỏn vẹn 116 cặp ariya Cham, vậy mà được các cụ Cham cho là tác phẩm cổ điển lớn nhất. Lớn nhất, bởi ở đó tác giả đã sáng tạo giấc mơ cho dân tộc Cham.

Continue reading

Minh triết Cham-31. HỌC, ĐỂ KHÔNG LÀM GÌ CẢ

Vừa qua về Katê, ông anh họ Phú Văn Lưu kể người chú chung tù cho anh hay, xưa ông ngoại chúng tôi thầy cao đạo có dạy chữ cho 3 người, trong đó có cha tôi. Ông ngoại có 5 con trai, vậy mà ông truyền dạy chỉ có một. Cham dạy kiểu đó: thầy tìm chọn trò, chứ không phải ngược lại.

Ông cũng không cho ai biết mình là tác giả trường ca Ariya Rideh Apwei nữa! Cham vô danh, vô danh đến mẹ tôi cũng không biết cha là người có chữ trong bụng’ ‘hu akhar cek di rup’! Mãi sau 5 mặt con khi gặp bữa cúng, tìm thầy không có, cha tôi mới ngồi vào ‘thanai’ mâm lễ thay mặt ‘Gru urang’ tụng đọc.

Continue reading

Bí mật của thất bại-14. GHÉT SÁCH

[hay. Tôi GIÀU nhờ đọc 10.000 cuốn sách]

Thay vì nói: Tôi THÀNH CÔNG nhờ đọc 10.000 cuốn sách, thế thì chung chung quá, mà dùng chữ GIÀU để… câu view!

Chú ý, tôi nói SÁCH, chứ không phải báo, mà phải là sách nặng kí. Ngay thể loại văn chương tôi cũng bỏ qua tùy bút, truyện ngắn, để tìm đến tiểu thuyết, càng dày càng tốt.

Từ biết đọc chữ, tôi chưa hề cầm đến tờ báo. Ở thế giới mạng tràn tin tức hôm nay tôi cũng không. Lạ chớ, tôi chỉ biết đến em Ngọc Trinh nhờ đọc tút của bạn văn Lê Anh Hoài cách nay 3 năm, và mới đây vụ diễn mông trên môtô phân khối lớn của cô nương “giáo chủ” ấy cũng qua facebook Hoài!

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-32. HẬU HIỆN ĐẠI QUÁ… DỄ HIỂU!

Ngày xưa ông bà ta và cả ta khi ấy vận y phục truyền thống thì hẳn rồi. Ta quanh đi quẩn lại với thể Cổ điển: Lục bát, Đường luật, Hát nói…

Tây đến, áo dài khăn đóng từ từ lui về hậu trường nhường đất cho bộ veston diễn. Thơ Mới, thư Tự do vần rồi Tự do không vần rất ư Hiện đại đầy cao ngạo, lâu lâu ta ngoảnh lại chê áo dài khăn đóng kia một phát.

Thi thoảng ta cũng thấy bóng dáng Cổ điển thấp thoáng đây đó, nhưng Hiện đại mới sang. Sang đến nỗi chàng thơ Cham nọ từ Sài Gòn về quê nghèo đã chơi trò đóng thùng ca-ra-vát giữa trưa nắng nực chết đi được.

Continue reading

Bí mật của thất bại-11. GHÉT TRIẾT HỌC

Ngạc nhiên, hoài nghi, suy tư lại điều đã được suy tư, đặt câu hỏi và đẩy câu hỏi tới cùng, là việc làm và cái vui của triết gia. Tất cả không phục vụ cái gì cả, ngoài thỏa mãn TÌNH YÊU CÁI BIẾT. Tôi biết gì? Tôi là ai, tôi đến từ đâu rồi đi về đâu, tại sao sống, ý nghĩa và mục đích của sống là gì, vân vân.

Con người là sinh vật lí trí, nhưng lạ, chúng ta lại lười nhác suy tư. Suy tính [La pensée calculante: tư duy tính toán] để giải quyết vấn đề đời sống sao cho hiệu quả thì có, chứ suy tư chiều sâu mang tính triết học về sinh phận con người – không.

Continue reading