Cuộc chiến của tôi-11. CUỘC CHIẾN TINH THẦN

[ Từ 4 chiều kích – bài học cần thiết cho tất cả mọi người, để sống nhẹ và vui]

[1] Trước tiên là Ý THỨC.

Ý thức về sự biến dịch không ngưng nghỉ, của thế giới tự nhiên, của con người, của vật và việc. Nói theo ngôn từ nhà Phật: nỗi vô thường.

Cửu Long uy dũng thế, sáng dậy bỗng dưng cạn dòng. Văn minh Champa rực rỡ, đùng cái nó suy tàn không đỡ kịp. Đùng cái, Tòa Tháp Đôi sụp đổ tanh bành.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-10. ĐỜI LÀ CHUYỂN DỊCH KHÔNG NGỪNG

[hay. Tôi, từ dễ thương đến dễ ghét]

Chuyến ra Bắc vừa qua, bạn văn có vai vế gợi ý Inrasara làm hồ sơ Giải thưởng Nhà nước đợt này đí, tôi nói: Sara nộp từ cuối thế kỉ trước rồi mà – tui cũng tham chớ bộ! Nữa, 20 năm sau anh Hữu Thỉnh giữa trưa còn phone kêu tôi bổ sung, vậy mà tôi cứ bị… hụt! Lỗi tại tôi, bởi lẽ ra tôi đã nâng niu hôn hít nó từ lâu, mà ôm luôn ba chớ chẳng phải một.

Bộ Văn học Cham thì miễn nói, nó number-1. Thơ, tôi 2 bận ẵm Giải thưởng Hội Nhà văn, và cả Giải thưởng Văn học ĐNÁ đó là chưa kể 4 món nho nhỏ xinh xinh khác. Phê bình, là khơi mở Văn học ngoại vi, điều chưa ai có cái nhìn toàn cảnh, qua 7 tác phẩm đã in.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-9. KHÁC NGƯỜI ĐỂ GIÚP NGƯỜI

Chuyện vui, nhà chính trị nọ mỗi bận gặp vấn nạn, chạy ngay về nhà hỏi ý kiến bà vợ rồi làm ngược lại, là ổn. Tôi ở cộng đồng Cham cũng hệt – cứ làm ngược lại thì trúng phóc, rồi trở lại giúp bà con!

[1] Ở đời thường

Cham đi đám, lễ để rồi chịu nợ đám các loài, tôi: hứng mới đi, mà vụ này tôi rất ít hứng. Hồi thanh niên, cha kêu giúp các anh một tay làm rạp đi ‘Klu’, tôi nói ‘yang’ xem có việc gì không ai làm được, ‘yang’ làm. Và thế nào rồi cũng có việc: viết hàng ‘Akhar thrah’ cho đám.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-8. CHIẾN TRƯỜNG TỰ TẠO

“Thương trường không là chiến trường”, tại sao? Bởi tôi luôn nghĩ ra cái khác, điều chưa ai [dám] làm, ở đó không có ai cạnh tranh để tạo ra chiến trường.

Chuyện Thổ cẩm

[1] Trong khi bà con làm hàng thô, chúng tôi – từ hàng thô, chế tác thành nhiều mẫu mã hợp thị hiếu thị trường, đến 5 năm sau bà con mới theo kịp, mà chỉ một phần nhỏ.

[2] Khi người Chakleng còn lên Cao nguyên ‘nao Chru’, chúng tôi đã có quầy ngay Thương xá TAX trung tâm Sài Gòn, bên cạnh mở đại lí ở các thành phố lớn.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-7. CHỐN TRƯỜNG VĂN TRẬN BÚT-02

[Chuyện ngoài lề về 3 nhà thơ & giáo dục hỏng thế nào?]

Thương trường tôi còn không coi là chiến trường, huống hồ văn chương chữ nghĩa. Dẫu sao, như bên triết học, tại chốn đây – có được kẻ thù là niềm vui lớn, để cùng chiến trên những đỉnh cao. Rủi thay, tôi chưa hân hạnh có được kẻ thù lớn, mà chỉ đụng phải mấy sinh linh bé con.

Phản hồi vừa qua, bạn ĐTM ở Úc còm: “Anh sao lại hạ mình đôi co với TMH”, rồi SN: “Khổ thân con ếch ngồi ở giếng sâu”, thế nên nhà thơ HH can: “Nói chuyện với đầu gối đi bạn”.

Nghĩa là chả đáng. Đúng, với đằng ấy là vậy, chớ với chúng sanh còn lại, Bồ-tát cần lên đò đi về phổ độ. Ngạc nhiên, thắc mắc, và biết đặt câu hỏi là khởi đầu của trưởng thành…

[1] Đố kị sai

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-6. THƯƠNG TRƯỜNG KHÔNG LÀ CHIẾN TRƯỜNG

Thương trường là chiến trường – nhiều người cho là thế, tôi thì khác.

Chiến thì có sự loại trừ, triệt tiêu, thắng thua. Tôi coi buôn bán là khoa học vừa là nghệ thuật. Phiêu lưu, sáng tạo làm ra cái mới lạ. Để rồi, thành quả hay ý tưởng từ sáng tạo kia, trở lại giúp mọi người cùng thắng.

Chuyện buôn bán của tôi thế nào đã kể, tút này tóm và rút ra bài học.

4 nguyên tắc

[1] Nguyên tắc đầu tiên: KHÔNG NÓI DỐI.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-5. GIỮA DÒNG ĐỜI DIỄM DIỄM

“Như sứ mệnh của chó là sủa, bổn phận của trí thức là lên tiếng” – tôi đã nói thế, ở vụ Dự án Nhà máy Điện hạt nhân.

[1] “Cố gắng, nỗ lực, phấn đấu”, ta hay ca ngợi kẻ có được đức tính ấy, cạnh đó là “hi sinh”. Có thế đâu! Bởi đó chỉ là những ngôn từ. Làm và vui, vui mà làm, ngoài ra không gì khác.

Cô sinh viên cho hay vừa thủ khoa nhờ bám chương trình, trong khi các bạn mải mê chơi. Tôi hỏi, ngồi nhà học so với đi đàn đúm, cháu thấy cái nào thoải mái hơn? – Dạ học, do cháu không phải lo lắng. Biết thêm kiến thức mới, cháu vui không? – Vui. Thủ khoa, mẹ vui, cháu vui lây không? – Dạ có ạ.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-3. Ở THẾ GIỚI CHAM

Vào cuộc chữ nghĩa, tôi trì trì ngô hành dã mà làm công việc của mình, chớ hiếm công phá ai trước, mà chỉ đỡ đòn khi ở thế cực chẳng đã. Còn nếu đã vào cuộc, tôi vận dụng mọi phương tiện thiện xảo, tùy đối thủ mà tùy cơ ứng biến. Câu chuyện ở Cham…

[1] Ông anh luôn viết bài kí tên khác chống tôi, cả đăng mươi bài của tác giả khác xuyên tạc tôi. Tôi một lần minh định trên Chamyouth, lần nữa – sau thời gian thực địa, truy cứu, phỏng vấn… – tôi viết bài dài, gửi đến anh và 2 yut khác lưu hồ sơ.

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-2. TÔI & KINH NGHIỆM TAM TRỊ

[Ở đời thường: Trị tự nhiên, thú vật, sự việc – bài mở cho serie này]

[1] Trị tự nhiên

Năm 1984, 1,4 sào đất bỏ hoang ở palei Cok ngay đầu sân banh, tôi xin và làng cho. Thuở ấy tôi đang làm việc ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm, Phan Rang cách làng hơn chục cây số. Chiều 4g đạp xe về, tôi lao vào cải tạo đất cho đến tối mịt. Sáng thức 4g, và tiếp tục, cứ thế.

Từ tay trắng, để chỉ qua nửa năm tôi biến nó thành vườn-ao-chuồng nuôi sống cả nhà. Như ảo thuật, đến nỗi vài chị nhà quê cứ nhảnh chồng “đi cắn c. ông Trạm!”

Continue reading

Cuộc chiến của tôi-1. LÂM TRẬN

Cụm từ “cuộc chiến của tôi” là lấy lại của Hiệu trưởng Đại học Okinawa, S. Kunitoshi: “Cuộc chiến của Inrasara”-2019 trong một bài viết dài về tôi. Ông cho vậy, chứ tôi là con người lành, chữ của AnhBaSam: “lành như Inrasara”-2012.

Tại sao thế?

Kinh Kim Cang: Chiến mà không phải chiến mới gọi là chiến ba-la-mật.

W. Faulkner: “Con người chưa bao giờ thắng trận, họ cũng chưa hề tuyên chiến nữa. Chiến trường chỉ là nơi khai mở cho con người thấy rõ tất cả sự điên rồ và tuyệt vọng của họ. Và chiến thắng chỉ là ảo tưởng của triết gia và những thằng khờ” (Âm thanh và cuồng nộ).

Continue reading