Ở TUỔI XẾ BÓNG, CUỘC CHƠI CÓ CÒN TIẾP DIỄN?

Tút “7 loài tuổi trẻ”, Paka Raja còm “nếu cei Sara có tút về tuổi già nữa thì thật tuyệt”. Ừ, thì tút, nhưng tôi không phân loài nữa, mà là khác. Nêu vấn đề sinh lực, qua câu hỏi: “Ở tuổi xế bóng, cuộc chơi có còn tiếp diễn?” – Nhìn chung, đại bộ phận: không.

Ngày mai trong đám xuân xanh ấy

có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi” (Hàn Mặc Tử).

Continue reading

CHAM – NHÂN DANH & MẠO NHẬN

[hay. Đâu là tinh thần Minh triết Cham?]

Tôi có anh bạn, ham ăn nói, liên tu bất tận, kẹt đâu cứ kêu: Chàm tui như thế, là xong. Cham như thế, còn như thế là như thế nào, và đâu là tang chứng vật chứng, thì chả thấy đâu! Lối mạo nhận vu vơ này cũng lây lan qua vài sinh linh thế hệ mới, mới lạ.

Sự thể tôi đã nêu 10 năm trước, nay triển khai lại, cụ thể hơn.

Continue reading

TUỔI TRẺ & 9 CÂU HỎI TỰ KIỂM

[Thuật nhi bởi Sara]

Inrasara, Sổ Ghi, 1982:

“Thật hiếm hoi tuổi trẻ hôm nay chịu nghe trong im lặng hơn là ba hoa ồn ào. Càng hiếm hoi hơn nữa con người tuổi trẻ của ngày hôm nay chịu suy tư trong cô độc hơn là thích làm nổi bật mình nơi đám đông. Nếu có sinh linh như thế, chắc chắn hắn không phải quái thai của tuổi trẻ, mà là tuổi trẻ cư trú ở chiều kích sâu thẳm hơn.”

Thấy khó, chùn bước – ta đổ lỗi; làm dở chừng rồi bỏ, ta đổ lỗi; thất bại, ta đổ lỗi. Luôn luôn có cái gì đó cho ta đổ lỗi. Lỗi không vì, bởi ta mà thuộc về ai đó ngoài ta. Cha mẹ, anh chị em không hỗ trợ, môi trường tồi tệ này, đám thằng mất dạy kia, hội đoàn bảo thủ nọ, vân vân.

Continue reading

NỔI TIẾNG LÀ GÌ, KHÔNG HIỂU!

Cuối năm ngoái, tám chuyện với một Cham có học, bất chợt ấy kêu: Anh Trạm nổi tiếng đến thế rồi, còn mong gì nữa.

Mèng, chả hiểu luôn! Lẽ nào mọi mọi tôi làm đều trông chờ sự nổi tiếng, nghĩa là được dư luận công nhận. Chớ họ không công nhận thì sao? Tôi buồn tôi chán tôi rời bỏ để lao vào việc khác dễ nổi tiếng hơn ư?

Về làm, có 3 loài: [1] Không thích, nhưng vẫn hì hục để kiếm tiền lo cho đời sống, [2] Làm, bởi lí tưởng hay để cầu tiếng (công và danh), và [3] Làm, vì yêu thích và nhất là – vui.

Continue reading

HÔM NAY, TUỔI TRẺ CÓ THỂ LÀM GÌ?

Tút về “tuổi trẻ”, bạn Hoàng Dự còm: “Dạ thưa chú, chú có giải pháp hay định hướng nào cho mục [4] được không ạ… Con xin cảm ơn chú!”

[Mục-4. “Không được thời thế ưu đãi, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, tương lai mơ mơ hồ hồ, tuổi trẻ mang tâm lí bỏ cuộc, đời tới đâu hay tới đấy”].

Không là nhân vật có vai vế thế nên tôi không tự gánh trọng trách định hướng, tôi cũng không đưa ra lời khuyên dạy đời nữa, mà từ trải nghiệm riêng, tạm nêu vài ý gợi mở.

Continue reading

7 LOÀI TUỔI TRẺ, TUỔI TRẺ TA Ở ĐẲNG NÀO?

[1] Thứ nhất là tuổi trẻ sống ảo, như thể tự vuốt ve, xoa bóp.

[2] Tuổi trẻ đồng lõa, khi ông bố quan to lương ba cọc ba đồng mà đi xe sang, ở biệt thự, tiền đô gửi ngân hàng nước ngoài… ta không dám hỏi, tiền bố lấy ở đâu lắm thế, nếu không phải “ăn tiền nhân dân” [chữ dùng của bạn văn Nguyễn Đình Bổn]? Không phản tỉnh, mà ta vô từ xài, vô tư ưỡn ngực với đám bạn… đích thị thuộc loài đồng lõa.

Continue reading

BÍ KÍP HẠ VOLUME LOA KẸO KÉO

[hay. Đâu là phép làm người đọc thông minh?]

Ở thế giới mạng ta vài chục năm qua, nói to lấn đài trở thành trend [tiếng Tây]. Âm độ càng cao, cường độ càng mạnh càng thu hút người nghe. Thế là mọi người lao vào. Nhân vật càng có tiếng, nói trên diễn đàn càng lớn, người nghe càng dễ tin, cái nói kia càng tác động rộng, dù ở đó có vô số hỏng hóc.

Thử nêu vài điển hình tiên tiến.

Continue reading

BÍ KÍP CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TÌNH DỤC THÀNH… THIÊN TÀI

Tình dục là cái đẹp, vừa thiết yếu cho đời sống, vừa thiêng liêng.

Nghiên cứu “khoa học” cho biết, thiên tài thường có thứ năng lượng này cực mạnh. Kẻ được Bà Trời ban dồi dào thứ năng lượng này, là may mắn lớn. Dùng thế nào? Ở tuổi 20, tôi viết chữ TO trước bàn giấy:

CHÚNG TA ĐANG TÀN PHÁ SINH LỰC TINH TÚY NHẤT CỦA CHÚNG TA, HÀNG NGÀY!

Như là cách tự cảnh giác, bởi tôi có hai kinh nghiệm.

[1] Hồi ở Sài Gòn cuối thế kỉ XX, ngồi lai rai đám bạn văn nghệ, một nhà thơ nữ chê bạn tình cũ: “Cái thằng… đéo như gà!”. Cô nàng – hơn tôi 1 tuổi, giọng khơi khơi vậy thôi, để mỗi bận nhớ lại, tôi không khỏi bật cười. “Cái thằng” đó cũng là nhà thơ, tôi đọc ông, và mấy năm sau thơ vẫn cứ xoàng sao ấy. Nghĩa là không thể… thiên tài.

Continue reading

4 XIN LỖI

[1] Như có hứa, lẽ ra video về Bi kí KAĐUK đã đăng sáng thứ Hai vừa qua, do kẹt về kĩ thuật, ê-kip đã phải khất lại. Có thể phải qua tuần sau video mới lên Inrasara-TV được.

[2] Vài bữa nay, tôi có vấn đề về mắt, hơi tốn kém về thời gian và tiền bạc xíu. Bác sĩ kêu: Ông có mỗi thứ này nữa, giải quyết xong là ngon lành như trai tráng luôn. Cứ vâng da cái đã, có gì tính sau.

Continue reading

VĂN HỌC NGOẠI VI VIỆT NAM, TẠI SAO?

Năm 2018, được tạp chí nghiên cứu của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương mời viết bài, tôi gửi tiểu luận: “Văn học ngoại vi của Việt Nam ở đâu?” Bài viết bị trả lại kèm câu cảm thán khó hiểu của bạn thơ phụ trách tạp chí: Sao cứ là văn học ngoại vi!

Câu hỏi có thể được đặt ngược lại: Tại sao không là văn học ngoại vi?

1. Việt Nam là đất nước đa dân tộc với nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau, trong đó có văn học – các nền văn học sáng giá nhưng chưa được biết đến nhiều. Cham chẳng hạn, văn học cổ điển của dân tộc này còn chưa có lấy một chương trong văn học sử Việt Nam. Hỏi có lạ không!  

Continue reading