Vĩnh Thông: Thơ

SONY DSC

CHUYỀN PHÀ CHUYẾN NGƯỜI

 

Có bóng chiếc phà trôi dọc miền chia ly

Vẫn rẽ sóng xôn xao bờ bến

Phà lạ phà quen, u u trắc ẩn

Người đi rồi, người ở lại

Thương là những chiếc khăn tay vẫy vẫy

Thay chào! Continue reading

Thiên Sầu: Đôi lời với cô Chế Mỹ Lan và các bạn Chăm

Lời BBT.

Sáng nay 24-6, web Inrasara.com xuất hiện đến 12 “phản hồi”, trong đó chỉ có 2 độc giả tôi biết là Thiên Sầu (tôi gặp ngoài đời 2 lần) và “.daovan” (tôi chưa gặp, nhưng là khách quen có phản hồi vài lần trên web này). Tôi thành thật xin lỗi bạn đọc về việc không cho hiện lên, ngoài bài “phản hồi” dài của Thiên Sầu được tôi đưa lên thành entry. Lí do như sau: Continue reading

Nguyễn Hoàng Đức: Văn học tay chân

Vừa qua, tôi có đọc bài “Văn học tự ý thức” của nhà thơ, nhà phê bình Inrasara, đăng trên blog cùng tên. Tôi cho rằng, đây là một bài viết khá công phu, dày dặn, nói khá đúng, khá đủ về nền văn chương nghiệp dư của nước nhà. Vì bài viết khá đầy đủ nên tôi không có ý định tô mầu lại những ý tưởng của bài viết, mà xin triển khai những ý nghĩa phái sinh từ đó. Tôi xin trích mấy đoạn căn bản của bài viết: Continue reading

Nguyễn: Amasaty đã viết giới thiệu thơ Chế Mỹ Lan kém cỏi như thế nào?

Vài lời của BBT

Đây là phản hồi của Nguyễn, độc giả quen thuộc của Inrasara.com. Như mọi lần, nếu ý kiến dài và có vấn đề cần trao đổi, tôi dùng làm entry. Một tác giả mới và có tinh thần cống hiến như Chế Mỹ Lan nhận được ý kiến khích lệ thì hay hơn. Ở đây là ý kiến trái chiều. Thể hiện tinh thần tôn trọng độc giả, BBT web quyết định đăng lên để mọi người cùng nhận xét. Chế Mỹ Lan là người từng trải, hi vọng bạn thơ sẽ tiếp nhận phản biện này một cách tích cực, để cẩn trọng hơn trong các tác phẩm kế tiếp.

Tôi cũng muốn nói lời xin lỗi đến bạn đọc Nguyễn rằng, do tập trung bài vở cho buổi Ra mắt tập thơ Kiều Maily, nên đã khá chậm trễ đăng bài này.

Inrasara.

*

Tập thơ Dấu chân về nguồn, do Thanh niên mới cho ra lò vào quý II năm 2013. Hôm hội thảo ở Trung tâm Unesco, tôi đi một lát rồi về. Tôi nhận được tập thơ. Đọc qua một lần, rồi đọc lần thứ hai. Xin lỗi cô Chế Mỹ Lan, dù có quý tinh thần dân tộc của cô đến đâu, tôi cũng xin nói thật. Continue reading