Phương Thảo: Linh thiêng hồn đá

IMG_4503

* Inrasara – Phương Thảo – Ngọc Viên tại bến sông Tiêu Tương, quê hương Quan họ Bắc Ninh – 11-2013.

Nếu bạn có dịp đến thăm vùng đất Quảng Nam- Đà Nẵng thì không nên bỏ qua khu Thánh Địa Mỹ Sơn. Đó là một địa danh nổi tiếng với những nét văn hóa đặc sắc Chămpa từ cổ xưa được xây dựng từ thế kỷ thứ IV-V và cho đến nay vẫn luôn là những điều bí ẩn cuốn hút du khách cả trong và ngoài nước. Thánh Địa Mỹ Sơn là một trong những di sản văn hóa đặc sắc mang nguồn gốc Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Hiện nay Thánh địa Mỹ Sơn đã được Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và luôn là sự quan tâm của những người ưa thích tìm hiểu nên văn hóa Chămpa cổ xưa. Continue reading

Tào Lao: Bằng cách nào để người ta giết chết một tác phẩm nghệ thuật?

Dân tộc Do Thái nổi tiếng thông minh, đến thành huyền thoại “thông minh Do Thái”. Chuyện kể, nếu có 9 người Do Thái nhất trí về điều gì đó bất kì, luôn luôn có 1 người nói ngược. Dù là điều hiển nhiên tới đâu, vẫn NÓI NGƯỢC LẠI, đưa ra ý kiến phản bác lại. Đó là điều rất cần thiết trong thời đại tràn ngập thông tin hôm nay.

Vấn đề liên quan đến vụ Tiếng trống Paranưng, xã hội Cham chưa có 1 người như thế. Nay xuất hiện Thiên Sầu (Tào Lao). Continue reading

nguyễn hoàng nam: ai về xứ rát

Nguyễn Hoàng Nam là thi sĩ nhiều sáng tạo. Làm thơ không nhiều, ở đó mỗi bài là một khám phá thú vị. Bạn đọc Inrasara.com từng biết đến anh, nhưng đây là lần đầu tiên anh gửi bài đăng Inrasara.com Xin trân trọng giới thiệu.

Inrasara

*

ở đây chỉ gió muối và nắng cát

cái bài hát động lòng

 

đời ông không biết

đời cha không biết

con cháu lại nhễ nhại nghêu ngao Continue reading

Putra Jatrai: “Quỹ Gilaipraung – Đồng hành cùng bệnh nhân Chăm”

Hãy cùng chung tay cho cộng đồng

Người Chăm có câu:

                           “Gabak di mik saong wa

                       Gep gan taphia mâk ngap sa tian”

Gialai-Prong

Qua hai câu trên ta thấy, người Chăm dù bất cứ ở đâu, nơi nào thì vẫn keo sơn gắn bó trong tình làng, nghĩa xóm – một truyền thống cao đẹp của cộng đồng. Những nét cao đẹp ấy luôn bắt nguồn từ những việc làm nhỏ nhất của các cá thể trong cộng đồng.

Trong thời gian vừa qua cộng đồng người Chăm trong nước và hải ngoại đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp trong việc giúp đỡ những người Chăm mắc các căn bệnh hiểm nghèo mà đa số các gia đình không có điều kiện chi trả những khoản điều trị ấy, điều đó thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” mang tính nhân văn cao cả của một cộng đồng nhỏ bé nhưng đầy tình yêu thương giữa người và người với nhau. Continue reading