HAI ĐẦU THẾ KỶ
Chui vào một đầu thế kỷ
Lần theo những vết nứt của cây cổ thụ
Tìm dấu chân cha ta để lại
Sau những tiếng nổ rạn trời. Continue reading
HAI ĐẦU THẾ KỶ
Chui vào một đầu thế kỷ
Lần theo những vết nứt của cây cổ thụ
Tìm dấu chân cha ta để lại
Sau những tiếng nổ rạn trời. Continue reading
(Chuyên đề Ghur Cham Bini)
Ghur, trong nhận thức, tâm lý, tình cảm của chúng tôi (Cam Awal) là cái gì đó rất đỗi thiêng liêng. Ấy thế mà gần đây, người ta có hành động lấn chiếm nó, xâm phạm nó. Chúng tôi không thể hiểu nổi tại sao người ta lại có hành động tầm thường và vô văn hóa đến thế?
Kể từ khi mất nước, chúng tôi trở thành một nhóm thiểu số trong đất nước Việt Nam, co cụm lại trong những xóm làng tăm tối, nghèo nàn, nằm rải rác trên mảnh đất Bình Thuận, Ninh Thuận khô cằn Continue reading
(Chuyên đề Ghur Cham Bini)
Ngày 30 tháng 3 năm 2014
(Đã đăng trên www.Chamtoday.com)
* Ghur Ram bên núi Cabbang, Photo từ Face Jaka.
Khi đọc dòng blog của Inrasara về Vấn đề đất Ghur Bini đã đi tới đâu? trên mạng Inrasara.com thì tôi nghĩ rằng không có người Chăm nào mà lại không đau lòng cả. Dòng blog này theo được biết đã được đăng lên từ tháng 7 năm 2013 nhưng quả thật vấn đề đất đai người Chăm đã bị xói mòn đã từ lâu.
Từ quan điểm tôn giáo, có thể một người theo đạo này sẽ không san sẻ sự mất mát của một người theo đạo khác cho nên y sẽ không mủi lòng trước sự mất mát của người khác mặc dù cùng chung một tiếng nói hay văn hoá. Continue reading
Tùy bút này của Khuất Đẩu rất đáng đọc. Xin đăng lại từ Tienve.org, 22-3-2014.
Karun! – Inrasara.
*
Bọn trẻ đang chơi đùa ầm ĩ bỗng bỏ chạy khi có một đứa kêu lên: kìa, bà chúa Hời, bay ơi!
Từ xa, một người đàn bà cao, gầy và thẳng như một cây gậy đang gõ những bước như đếm trên con đường dẫn vào làng. Không cần nhỉn cách ăn mặc gần như trùm kín từ đầu đến chân giống như tẩm liệm, người ta cũng dễ nhận ra đây không phải là người trong làng, và dưới mắt bọn trẻ, bà có vẻ như một mụ phù thủy, nửa bí mật nham hiểm, nửa dại dại khờ khờ. Continue reading
Nó là Chăm! Vì cha, mẹ nó đều là Chăm. Dù nó sinh ra ở nơi đâu, dù màu da, ánh mắt, dáng vẻ nó không có gì là Chăm, cho dù bản thân nó suy nghĩ như thế nào, đi chăng nữa? Nó vẫn là Chăm, Chăm một trăm phần trăm. Người ta không có quyền chọn lựa dân tộc của mình khi sinh ra, nhưng phải sống có trách nhiệm với dân tộc đã sinh ra mình. Continue reading
Địa chỉ: 151/05 Bình Trung, Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang – ĐT: 01633 890 296.
* Huỳnh Ngọc Phước, cây bút thơ rất trẻ – đang năm cuối cấp Trung học.
Thơ cấu tứ mới, cách nói khá lạ. Inrasara.com xin giới thiệu cùng bạn đọc.
LY CÀ PHÊ VIỄN XỨ
Quán Vista. Chiều mưa
Từng hạt chạm nhẹ cửa kín Continue reading
Bên Em Mùa Xuân
Cánh én nào đã lướt qua đây
Cho mùa em nồng nàn những phố
Gió vô tình hờn ghen xấu hổ
Khi bầy ong chấp chới cánh mềm Continue reading
Tháng Ba Tây Nguyên
Anh lang thang theo lời bài hát cũ
Gặp tháng ba Tây Nguyên mây trắng trời
Con ong rừng vỗ cánh bay mải miết
Nụ cười hiền ơi em gái Ban Mê … Continue reading
Bùi Nhựa, tức Bùi Hải Phong, sinh năm 1944. Ở đây tôi muốn ghi năm sinh một người thơ, không gì khác là để ghi nhận anh còn đầy nhựa thơ, dù tuổi sắp thất thập.
Inrasara.com xin giới thiệu 2 bài thơ mới.
MÙA HẠ ĐỒNG LÀNG
Theo em về mùa hạ tắm đồng sen
Gió mát đồng ta mát trong lồng lộng
Đồng làng thơm sen
nước dừng soi bóng
Sen đồng làng thơm đỏ má em sen
CHIẾC CẦU DÂY VĂNG Continue reading
PHÁP ĐÌNH
Pháp đình thì rộng mênh mông
Phận người nhỏ xíu như không là gì
Bậc thềm vẹt lối người đi
Giật mình rêu đá xanh rì trăm năm Continue reading