Nhìn nghiêng thì giống Lê Nin
Nhìn xa lại giống… bù nhìn coi dưa
Bỏ quên vài vạt râu thưa
Rượu uống vừa vừa sợ khướt bụng thơ
Hình như chưa học bao giờ
Mà từ Ca-muýt, Niết-sơ… làu làu
Chuyện Tây cho chí chuyện Tàu
Nhẹ xem con Tạo như màu cỏ hoa
Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng… Ta
Chửi nhau còn được nữa là đọc chơi.
Quê hương ẩn giữa nụ cười
Chân dung Cát ấy là nơi cũng gần
Đôi khi giả bộ cù lần
Làm Lễ tẩy trần, đợi Cá tháng Tư.
Category Archives: Bạn văn
Krong Anưk: Điệu dân ca, mẹ và em
Ngày xưa nghe mẹ hát
Điệu dân ca “Thay mai”
Bên khung cửi trưa hè
Ru giấc ngủ đêm đông Continue reading
Đàng Năng Anh: Vụ Bổn mùa mưa
Mười ba rồng rã nước cuốn
Cánh đồng xanh ngã đầu nước qua
Ầm ầm con đê chiều xa vắng
Vụ Bổn thân yêu chìm trong gió mưa
Đồng quê chìm trong bóng nước
Suối lớn ngăn chẳng nôỉ con rồng nước cuồng quẫy
Bóng cây dần dần đỗ nghiêng
Chà Din kêu lớn chẳng ai hay
Bờ đê nhỏ hẹp đành gục đầu,
Ếch kêu thê thảm gò đất chẳng màng
Cây xanh trọc đầu chim bay đi
Ôi sao thê thảm cảnh nước cuốn
Dân ta đâu đầu ôm lấy nợ,
Thương xót mùa màng, kẻ trắng tay
Khủng khiếp cơn mưa vẫn tràn trề
Mùa lũ tháng 12/1005
*
Chà Din và Suối Lớn là hai hồ lớn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp thôn Vụ Bổn.
Miên Trà: Về Làng ĐỒNG DƯƠNG
Vua đi đâu bỏ Đồng Dương hoang phế
Tu viện, đền thờ, Bồ tát cũng hết nghiêm
Ta về bên tường gạch lộ thiên
Cây chống đỡ bao ngày xiêu mục nát
Đứng bên mé rừng
Nhìn ra cánh đồng khô, khát
Nước ao vuông còn chảy dưới ngầm?!
Có ai khấn nguyện nữ thần
Về lượm gạch xây trùng di tích.
Thăng Bình, tháng giêng Quí Sửu.
Dư Thị Hoàn: Cứ đến Tết là tôi muốn bỏ nhà đi
*
Đây là tâm sự rất thật và đầy xúc động của một nhà văn Việt gốc Hoa: Dư Thị Hoàn, hiện đang sống ở Hải Phòng. Nhận thấy sự đồng cảm đặc biệt với hoàn cảnh của Inrasara, tôi xin phép chị đăng tại đây để bạn đọc cùng đọc và suy ngẫm.
Inrasara.
CỨ ĐẾN TẾT LÀ TÔI MUỐN BỎ NHÀ ĐI…
[ Lời một người Hoa ] Continue reading
Bùi Minh Quốc: KHOẢNH KHẮC MỸ SƠN
Nhớ KAZICH
Tặng INRASARA
Những viên gạch nghìn năm không rêu phong
im lìm lưu bí mật của niềm vui tự mình giao kết
im lìm tạo tác
đẹp u trầm cổ tháp chọi thiên thu
im lìm thấm ngẫm
sầu lên sương phế tích các vương triều Continue reading
Quỳnh Xuân: Thơ
Thầy
Nắng loang lổ những con đường
ngày xưa tới lớp
Năm năm, mười năm…
Hình như dài hơn thế nữa
Vẫn dáng thầy tận tụy sớm trưa
Mưa trắng xóa cả đường quê
Vẫn dáng thầy lặng lẽ Continue reading
Thảo Nguyên: Thơ
Dưới chân tháp
Sức cuốn hút được phả lên tượng thần
Áp-sa-ra cháy khát
Ta – gã si tình
Ngồi canh gác cho em Continue reading
Khánh Phương: HUYỀN TRÂN
Chàng hoàng tử dại khờ dâng cho em đất nước của chàng, biết bao khăn trùm đầu goá phụ những ống chỉ xe không hết hàng ngàn đêm màu nhiệm. Đêm nào em cũng thức cầm cây đuốc rừng rực tàn lửa đứng nhìn trên nóc thành cao về nơi xứ sở mà không một màu sương nào hiện rõ. Tha thứ cho em, em đã làm như chẳng hề biết gì tóc trắng Siva, ngũ cung Phật Thệ và Ariya Cam vần sáu tám. Cả đất nước vang lên tiếng đục chạm những nghệ sĩ cố giũa thêm đường nét cuối bức phù điêu mềm mại để sớm mai kịp về khoác lên mình áo giáp. Ngựa hí tơi bời đồng cỏ Chăm. Tham vọng chồm lên những đền đài ngã ngựa, con sóng nuốt trọn thành quách về vực thẳm hư không. Hãy mang em đi với ngựa ô truy thẳng về cái chết, những thần dân hào hiệp đứng thẳng mình trong vầng lửa Gandharva buông đàn đứng hát.
Khép lại ngày cuối cùng của vương quốc bằng tình yêu. Tình ta như cát, gió khốc ruỗng trên nền sa thạch.
* Lời bình của Inrasara: Đây là bài thơ hay hiếm có về Chăm. Ý tưởng lạ và các liên tưởng lạ ngờ. Lạ hình ảnh và lạ cả ngôn từ: khăn trùm đầu, tóc trắng Shiva, vầng lửa Gandharva, đền đài ngã ngựa, sóng nuốt thành quách, gió khốc ruỗng nền sa thạch,…. Dù nhịp điệu thơ có hơi quen thuộc, nhưng chính những cái lạ kia đã đẩy bài thơ dịch chuyển bất ngờ, thú vị.
Đỗ Thượng Thế: Vầng trăng cổ tháp
Mang hơi thở và giấc mơ bùn đất
bước lên từng bậc đài thiêng
giữa vô cùng thập phương
đời hương hoá thạch
giang cánh phù sinh
thanh lọc phong trần Continue reading