Caramai: Mùa vui

Tagalau 10.

“Làm một trận thật đình đám đi! Mấy lần qua, bọn mình xìu quá! Phải tổ chức sao cho bài bản, thế mới ra mặt đàn anh cho mấy em theo sau nể nang và noi theo chứ!”. Đó cũng là lời tuyên bố lí do của “Hit”, người điều hành cuộc họp đêm nay.
Nói là cuộc họp cho to chuyện vậy chứ, thật ra là bạn bè tụ tập nhau nói chuyện trai gái, làm ăn tào lao, chuyện Tây Tàu thế sự, đàn hát so le sau một ngày làm việc mệt óc Continue reading

Lưu Mêlan: Thơ 01 – Sinh

Sinh 1

1.
Tiếng vọng kinh cầu đâm đêm phụt rỗng
Thượng đế chối từ mi, Jesus, Đức Phật
Chỉ còn thân xác rã rời mi
Quần la trong đêm tối
Mảnh hồn mi nhòa khan cát bụi
Gió phi trường Thành Sơn xa lạ mi
Núi Chà Bang xa lạ mi
Và cả biển
Réo gọi người
Khác Continue reading

Dư Thị Hoàn: nhất kiến Mỹ Sơn

Có ai nung hồn tôi trong gạch đỏ?
Trà Kiệu ơi
cho tôi ở lại cùng đổ nát
có ai trạm hồn tôi vào đá xám?
Chămpa ơi
cho tôi ở lại cùng tàn phai

*
kinh thành đâu
nay ngổn ngang phế tích
vuơng quốc đâu
giờ nham nhở đồi hoang

*
nhung nguời thấy đấy
nơi đây nhành cây ngọn cỏ
đuợc ngàn đời ban phát
niềm kiêu hãnh từ điạ ngục
nỗi oan khiên thiên đàng.

Đoàn Quỳnh Như: Thơ

Đoàn Quỳnh Như, cô gái Quảng Trị, vào Sài Gòn làm việc văn phòng tại Saigontourist, thỉnh thoảng nổi hứng đóng phim, và làm… thơ. Không dông dài kể lể, thơ Quỳnh Như phô bày “hành trình yêu” trắng, lồ lộ chỉ qua vài nét phác nguệch ngoạc nhưng không thể nói là không đắc. Nó không khiêu dâm, càng không khiêu khích ai mà, chỉ mong tỏ bày. Cho chính mình và để tìm vài chia sẻ. Chớ đồng hóa thơ với cuộc sống thực của người thơ. Mà ngộ nhận, tai hại và tệ hại.

Continue reading

Phạm Lưu Vũ: Bốn thằng

Làm trâu chỉ khổ lúc cày
Làm người đau cả những ngày… ba hoa
Một thằng đã thử làm ma
Một thằng cột điện, thằng qua phê bình
Một thằng bịa chuyện quê mình
Bốn thằng “tứ trụ triều đình”… bia hơi.

*
Chú thích:
– “Một thằng đã thử làm ma”: Đặng Thân có tập truyện ngắn: MA NÉT.
– “Một thằng cột điện “: nhà văn Lê Anh Hoài trình diễn “Tôi là cột điện” trong dự án nghệ thuật đường phố “Ra đường” của nghệ sĩ Ngô Lực ở Hà Nội, 6-2008.
– “thằng qua phê bình”: từ 2005, Inrasara hăng hái viết phê bình văn chương.
– “Một thằng bịa chuyện quê mình”: chính là Phạm Lưu Vũ.