Lê Thiên Minh Khoa: Ngẫu hứng viết tặng Inrasara

Nhà thơ phải biết sợ thơ(*)
Để nàng thơ khỏi bơ vơ một mình
Trước manh giấy mới trắng tinh
Sợ mấy câu chữ thân quen hiện về

Nhà thơ chẳng biết sợ thơ
Để nàng thơ phải ngẩn ngơ khóc thầm
Liều mình lấy tháng làm năm
Lấy say làm tỉnh ghép vần gởi nhau

Bà Rịa, 17-2-2010
____

(*) Câu của Inrasara

Lưu Mêlan: Thơ 07 – Ta & Mi…

Ta & …

sống vật vờ lằn ranh biên giới
sống lay lắt tuổi tên, định mệnh nghiêng
sống chôn đứng tim mình giãy giụa trần trong đêm
đông
đau rỉa dần
máu mi lan hình hài quỷ dữ
sống cực hình
đứa con lạc loài gió cát
sống chơi giữa thây ma, thiên đường địa ngục Continue reading

Kay Amưh: Nhuk ia, một nghi thức xác định tội phạm của người Chăm xưa

Khi có sự mâu thuẫn hoặc nghi kỵ nhau trong quan hệ sinh hoạt, người Chăm thường hay nhờ bà con chòm xóm láng giềng thân quen tham gia giải quyết, phân trần phải trái, đúng sai. Những người này thường lớn tuổi, có uy tín hoặc các vị tộc trưởng của các tộc họ có liên quan vụ việc. Họ rất ngại đưa nhau ra “làng” để xét xử. Việc kiện tụng nhau ra “toà” là một việc làm rất hạn hữu – tapai bbauk gauk mưta (Vuốt mặt chạm mắt) nhưng khi sự việc đã làm hết mọi lẽ mà nghi can không chịu thừa nhận, thì người Chăm còn có một nghi thức khác để xác định “tội phạm”. Đó là việc tổ chức cho hai bên (tạm gọi là nguyên đơn và bị đơn) cùng nhuk ia – cút nước Continue reading